Hành trình chinh phục bằng tiến sĩ ở Nhật của cô gái Việt
Vì sức khỏe yếu, khó khăn tài chính, Uyên Nhi từng phải gác lại việc học ở Nhật Bản, trở về Việt Nam trong sự bất an và sợ hãi.
Ngày nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Vật lý (ĐH Sokendai, Nhật Bản), Quách Mỹ Uyên Nhi nhớ lại quãng đường khó khăn mà mình đã đi qua.
Tài chính gia đình khó khăn, không có nhiều sự hỗ trợ về kinh tế, có lúc phải về nước, bỏ dở việc học, nhưng bằng quyết tâm, cô vẫn cố gắng đi hết hành trình để hoàn thành mục tiêu của mình.
Luôn nỗ lực
Năm 2010, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý tiên tiến, ĐH Sư phạm Huế, Uyên Nhi (sinh năm 1988) ấp ủ dự định đi du học. Cô thuyết phục cha mẹ để được ra Hà Nội ôn luyện tiếng Anh.
Không có gia đình hỗ trợ, lại vừa ra trường, Nhi gặp không ít khó khăn. Cô phải làm thêm rất nhiều công việc để có tiền trang trải sinh hoạt phí.
“Với tôi, mọi thứ xảy ra trong những ngày chân ướt chân ráo lên Hà Nội đều quá mới lạ và bỡ ngỡ. Do không có bạn bè, đôi lúc, tôi cảm thấy rất cô đơn và tủi thân. Để thuê được phòng trọ giá rẻ, nhiều tuần liền, từ sáng sớm tới đêm muộn, tôi đi gõ cửa, hỏi thăm từng nhà. Hay những tháng bị chậm tiền lương, 3-4 ngày liền, tôi ăn cơm với nước mắm, trong túi còn chưa đến 10 nghìn đồng”.
Từ nhỏ, Uyên Nhi đã luôn cố gắng, nỗ lực giành học bổng để hỗ trợ gia đình.
Thời điểm đó, dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, Nhi luôn kiên định với mục tiêu đi du học. Không có tiền theo các khóa luyện thi tiếng Anh bài bản, cô tham dự các buổi học miễn phí của đại sứ quán Mỹ, làm quen với các bạn sinh viên, lập các hội nhóm online để ôn thi TOEFL và GRE. Ngoài ra, cô tích cực tham gia các hoạt động liên quan đến chuyên ngành của mình.
May mắn trong một lần tham gia trại hè, Nhi được gặp gỡ và nói chuyện với một vị giáo sư người Nhật. Ấn tượng với sự thông minh của cô gái Việt Nam, người này đã mời và tài trợ miễn phí cho Nhi đến tham quan ĐH Sokendai, một trong những ngôi trường nghiên cứu về Vật lý nổi tiếng ở đất nước mặt trời mọc.
“Lúc nhận được email, tôi không tin đó là sự thật. Khi nói với gia đình, họ vẫn nửa tin nửa ngờ, xen lẫn lo lắng vì không biết lấy đâu ra 20 triệu cho con gái mua vé máy bay”.
Thế rồi, Nhi cũng đến được Nhật Bản. Sau 2 tuần tìm hiểu và tham quan ngôi trường nổi tiếng, Nhi quyết tâm phải quay trở lại đây.
Video đang HOT
Năm 2013, cô gái Thừa Thiên – Huế đỗ chương trình học thạc sĩ kết hợp tiến sĩ tại ngôi trường ao ước.
Thời gian đầu, mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ, sau 8 tháng học thạc sĩ, cô vinh dự được chọn đi báo cáo trong một hội nghị quốc tế ở Pháp. Tại đây, bài báo cáo của nữ du học sinh Việt Nam được các giáo sư đầu ngành đánh giá cao. Bên cạnh đó, tại trường học, trong các cuộc thi sinh viên, cô đều đoạt giải nhất.
Mọi khó khăn đến khi học bổng của cô dần cạn.
“Vì những thủ tục chồng chéo, rắc rối ở Nhật, suốt một thời gian dài, tôi không nhận được học bổng. Do áp lực tiền bạc, công việc, tôi bị bệnh nặng. Không có tiền trả học phí, cũng không thể chữa bệnh ở xứ người. Thời điểm đó, tôi quyết định bảo lưu chương trình học, tạm thời về Việt Nam”.
Trong lúc khó khăn nhất, Nhi đã tự mình cố gắng, quyết tâm thay đổi để chứng tỏ bản thân.
Kiên định, không từ bỏ mục tiêu
Chuyến về nước tràn đầy sự bất an và sợ hãi khiến Nhi cảm giác mình là kẻ thua cuộc. Từ nhỏ, cô luôn là niềm hy vọng, tự hào của cha mẹ. Vì thế, cô không thể về nhà trong hoàn cảnh bệnh tật, nợ nần, không có sự nghiệp.
“Lúc đó, tôi đã định thần lại và tự nhủ ‘thay đổi hay là chết’. Ở Việt Nam, tôi phải xoay xở với căn bệnh, kiếm tiền đủ để trang trải cuộc sống khi quay lại Nhật. Đồng thời, tôi muốn chứng tỏ cho giáo sư hướng dẫn là mình vẫn có năng lực để hoàn thành chương trình tiến sĩ”.
Sau hơn một năm nỗ lực làm việc, Nhi tích cóp được một khoản tiền và tìm được cách xin học bổng, quay trở lại Nhật Bản.
“Ở trường, tất cả nghiên cứu sinh chỉ làm duy nhất một việc, đó là nghiên cứu. Còn riêng tôi, thời gian cuối của chương trình tiến sĩ, tôi phải làm thêm nhiều công việc một lúc”.
Sau 7 năm học tập ở Nhật Bản. Uyên Nhi đã lấy được bằng tiến sĩ.
Ngày bảo vệ xong luận án, Nhi vỡ òa trong hạnh phúc khi được giáo sư hướng dẫn thông báo rằng “Chúc mừng tiến sĩ Quách, em đã nỗ lực rất nhiều. Em thật xứng đáng”.
Những tưởng mọi khó khăn đã qua, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời điểm chuẩn bị tốt nghiệp, Nhi vô cùng lo lắng, sợ bị kẹt lại, không thể về nước.
“Tôi nộp đơn lên đại sứ quán, chờ đợi trong sự lo lắng, thấp thỏm. Cuối cùng, tôi cũng may mắn được trở về nước. Khi chia tay, các giáo sư đều chúc mừng và nhắn gửi những lời động viên. Ai cũng tâm sự thật rằng không ngờ tôi có thể quay trở lại, tiếp tục đi hết chặng đường. Họ rất tự hào về tôi”.
Quá trình 7 năm sống, học và làm việc tại Nhật đã giúp Uyên Nhi từ cô du học sinh nhút nhát trở thành người phụ nữ trưởng thành độc lập, mạnh mẽ. Giờ đây, khi về nước, cô đã có kế hoạch phát triển công việc của mình.
“Năm đó bắt đầu đi du học, người nhỏ xíu, nhát người. Hiện tại tôi vẫn nhỏ xíu, nhưng đã dũng cảm, tự tin hơn. Xin cảm ơn chính mình vì đã không từ bỏ, luôn suy nghĩ tích cực và cố gắng hết mình”, Uyên Nhi tâm sự.
Trường ĐH Cần Thơ nỗ lực trở thành trung tâm đào tạo, NCKH phía Nam và cả nước
Sáng 31/3, Trường ĐH Cần Thơ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường và công bố quyết định công nhận Hiệu trưởng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại các Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công nhận GS Hà Thanh Toàn giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đến dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc; lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL; đại diện các viện, trường ĐH khu vực phía Nam và ĐBSCL.
Phát biểu tại buổi lễ, GS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Cách đây 55 năm, vào ngày 31/3/1966, Viện Đại học Cần Thơ đã ra đời trên mảnh đất đồng bằng vốn rất trù phú về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại hạn hẹp về nguồn nhân lực.
GS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ phát biểu tại buổi lễ.
Sau ngày 30/4/1975 thống nhất đất nước, Viện Đại học Cần Thơ được đổi tên thành Trường Đại học Cần Thơ. Sau 55 năm không ngừng phát triển, đến nay trường đã có 99 ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, 52 ngành/chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 19 ngành trình độ tiến sĩ với tổng số gần 48.000 sinh viên và học viên.
Trường ĐH Cần Thơ đã đào tạo cho vùng ĐBSCL và cả nước 207 tiến sĩ, 11.550 thạc sĩ, 198.663 giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, cử nhân trình độ đại học và 1.220 cử nhân trình độ cao đẳng thuộc nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, nhiều cựu sinh viên và học viên của trường đã và đang giữ nhiều trọng trách ở các địa phương và lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Hiện nay trường có 1.815 viên chức, người lao động, trong đó có 15 Giáo sư, 141 Phó Giáo sư, 508 Tiến sĩ, 720 Thạc sĩ với năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cao, đã tạo nên sức mạnh đáng kể đảm bảo thực hiện tốt nhất nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...
GS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ trao Quyết định của Hội đồng trường bổ nhiệm lại và bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tại buổi lễ, Trường đã tổ chức công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công nhận GS Hà Thanh Toàn giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ nhiệm kỳ 2020 - 2025. Hội đồng trường bổ nhiệm lại và bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho PGS.TS Trần Trung Tính; GS.TS Trần Ngọc Hải và PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung.
Với những nỗ lực và đóng góp cho sự phát triển vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập, Trường ĐH Cần Thơ có 2 tập thể và 2 cá nhân vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 7 tập thể và 15 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và nhiều khen thưởng cao quý khác.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc ghi nhận những đóng góp và sự phát triển của nhà trường. Trường ĐH Cần Thơ đã thực sự trưởng thành, đạt được những thành tựu quan trọng, xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học của vùng ĐBSCL và cả nước.
Với điều kiện về đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; thế mạnh về nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế..., Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị Trường ĐH Cần Thơ tiếp tục rà soát chiến lược phát triển của trường. Đặc biệt là vấn đề tự chủ, đổi mới mạnh mẽ theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương.
Trường nhanh chóng triển khai và thực hiện tốt chủ trương tự chủ đã được Bộ GD&ĐT giao, lấy chất lượng làm nền tảng, nâng cao chất lượng giải trình,sớm hoàn thiện Dự án ODA do Chính phủ Nhật tài trợ. Trường cần tập trung cao độ, hoàn thành sớm dự án, sớm đưa vào sử dụng hiệu quả.
Về đào tạo, cần rà soát, phát triển chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho vùng ĐBSCL, khu vực phía Nam. Nhà trường cần tiếp tục nỗ lực hơn, để đi đầu trong nghiên cứu khoa học, góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển bền vững ĐBSCL cùng các mô hình kinh tế hiệu quả. Cần lưu ý nghiên cứu khoa học ứng dụng hiệu quả vào thực tế sản xuất, đời sống xã hội, góp phần tăng nguồn thu nhà trường...
Trường tiếp tục phát huy thế mạnh hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo, nghiên cứu; Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương ở ĐBSCL, các doanh nghiệp, trường, viện trên tinh thần cầu thị để cùng địa phương, doanh nghiệp, trường cùng giải quyết các vấn đề cho vùng...
Với những thành tựu đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tin tưởng ĐH Cần Thơ bước vào giai đoạn phát triển mới, thành công hơn, phát triển xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của ĐBSCL, khu vực phía Nam và cả nước...
Cô gái khiếm thính trở thành tiến sĩ ngôn ngữ Bị suy giảm khả năng nghe năm 2 tuổi, Zheng Xuan đã nỗ lực vào đại học và trở thành tiến sĩ khiếm thính đầu tiên của Trung Quốc. Giống như nhiều người gặp vấn đề về nghe khác, Zheng, quê Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, từ nhỏ đã phải nỗ lực rất nhiều để trở nên "bình thường" trong mắt...