Hành trình 6 năm tìm lại chiếc quách đá nặng 26 tấn “độc nhất vô nhị” bị giới đạo mộ đánh cắp
Cuộc giải cứu đầy gian nan và những cuộc truy đuổi xuyên quốc gia vô cùng thú vị xung quanh chiếc quách đá trong ngôi mộ của hoàng hậu Trinh Thuận ở Tây An bị đánh cắp đã gây sức hút lớn.
Vừa qua, bộ phim tài liệu “ Con đường Trường An” về vụ trộm quách đá trong ngôi mộ của hoàng hậu Trinh Thuận ở Tây An đã gây sức hút lớn ở Trung Quốc. Trinh Thuận hoàng hậu, hay còn gọi là Võ Huệ Phi, là một sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9 của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.
Bộ phim đã kể về hành trình lưu lạc sau khi bị đánh cắp của chiếc quách đá, trải qua những cuộc giải cứu đầy gian nan và những cuộc truy đuổi xuyên quốc vô cùng thú vị. Vụ án này cũng là vụ án thành công đầu tiên của Trung Quốc trong việc giải cứu cổ vật lưu lạc ở nước ngoài thông qua các kênh hợp pháp, mở ra con đường mới cho tất cả những trường hợp “ quốc bảo hồi quy” sau này.
Ngôi mộ nằm lạc lõng ở thôn Bàng Lưu, phía nam Tây An. Đây là lăng mộ của Võ Huệ Phi, cháu gái của Võ Tắc Thiên và là mẹ chồng của Dương Quý Phi. Trên thực tế, trước khi được xác định là lăng mộ của Võ Huệ Phi, ngôi mộ này đã được gọi là “ngôi mộ vô danh”. Ngay cả các chuyên gia di tích văn hóa trước đây cũng thiếu sót các nghiên cứu liên quan về ngôi mộ này. Dân làng địa phương luôn tưởng tượng đây lăng mộ của một hoàng hậu nào đó của thời nhà Hán.
Cho đến ngày 13/2/2006, cảnh sát Tây An đã phá vỡ một đường dây trộm cắp và buôn lậu cổ vật quy mô lớn do Dương Bân cầm đầu, và tìm thấy một số lượng lớn các bức ảnh về ngôi mộ cổ bị cướp và một số bức tranh tường quý giá trên ổ cứng máy tính được nghi phạm lưu lại. Trong đó có một bức ảnh chụp một “ngôi nhà đá” nặng 26 tấn đã bị nghi phạm chia thành 31 phiến đá và bán sang Mỹ với giá 1 triệu USD. Cảnh sát cho biết từ tháng 5/2004 đến tháng 6/2005, Dương Bân và hơn 20 người đã thực hiện sáu lần đạo mộ.
Nhằm xác định cấp độ cổ vật để định tội nghi phạm, cảnh sát đã nhờ các chuyên gia di tích văn hóa giúp đỡ. “Lúc đó họ vẫn chưa biết đó là ngôi mộ của ai, chỉ đưa ra phán đoán sơ bộ là ngôi mộ đẳng cấp cao thời nhà Đường.” Sư Tiểu Quần, khi đó là giám đốc Văn phòng Di tích Văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây, vẫn còn nhớ ấn tượng đầu tiền khi nhìn thấy “ngôi nhà đá”. ” Nó không hề đơn giản là một khối đá thông thường, nó có độ lồi lõm, có hiệu ứng ba chiều và rất đẹp. Chúng tôi gọi là nhà đá vì hình dáng rất giống một ngôi nhà, nhưng thực tế nó là một cái quách, một món đồ quan trọng trong các ngôi mộ hoàng gia và quý tộc, đóng vai trò trong việc làm chậm sự phân rã gỗ.
Cuộc đời của Võ Huệ Phi đã kết nối hai người phụ nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Đường, một người là Võ Tắc Thiên và người kia là Dương Ngọc Hoàn. Trong con mắt của các học giả, so với Dương Ngọc Hoàn, Võ Huệ Phi có nhiều giá trị nghiên cứu hơn. Nhiều chuyên gia thẩm định di tích văn hóa, bao gồm cả Sư Tiểu Quần xác định rằng chiếc quách đã này cùng đẳng cấp với những chiếc quách đá của Thái tử Đường Ý Đức (Lý Trọng Chiếu, cháu nội Võ Tắc Thiên), công chúa Vĩnh Đài và hoàng đế Lý Hiển.
Vào tháng 9/2008, Sư Tiểu Quần từng là người lãnh đạo nhóm khảo cổ thực hiện một cuộc khai quật giải cứu ngôi mộ. Cuộc khai quật giải cứu kết thúc vào tháng 5/2009. Thu hoạch của Sư Tiểu Quần và nhóm khảo cổ của ông gồm: một mảnh vỡ còn sót lại của chiếc quách đá, 9 mảnh sử ký tàn và một trong số đó có hai từ “Trinh Thuận”. Người ta xác nhận rằng ngôi mộ là lăng mộ của Hoàng hậu Đường Trinh Thuận.
Bức tranh tường cũng là một di tích văn hóa quan trọng khác ngoài quách đá trong lăng mộ này. Tổng diện tích tranh tường khoảng 68 mét vuông, nội dung bao gồm các nghi lễ, nhân vật, phong cảnh, các hoạt động tạp kỹ, cây cối trong hoa viên, hoa và chim, v.v.
Vậy làm thế nào một chiếc quách đá khổng lồ như vậy được tách ra và đóng gói, vận chuyển lậu ra nước ngoài? Cảnh sát và nhóm của Sư Tiểu Quần đã không từ bỏ việc tìm ra câu trả lời. Họ đã gửi tin nhắn cho những người thân ở nước ngoài và luôn quan tâm đến các thị trường đấu giá nước ngoài để tìm ra tung tích quách đá. Nghi phạm khai sau khi đột nhập vào mộ, họ đã chụp ảnh chiếc quách đá và rao lên mạng tìm người mua. Sau đó, họ sử dụng 7-8 loại xe khác nhau đưa chiếc quách đá nặng gần 27 tấn lên độ cao mặt đất 12 mét, sau đó gỡ 5 bức tranh tường không bị hư hại mang đi. Tất cả diễn ra chỉ trong 2-3 đêm.
Cảnh sát sau đó đã xác nhận rằng quách đá sau khi ra khỏi lăng mộ đã được gửi đến Quảng Đông vào chiều hôm đó, và sau đó được chuyển đến Mỹ từ Hồng Kông. Chiếc quách đá lập kỷ lục cho tới nay là cổ vật lớn nhất và nặng nhất được buôn lậu ra khỏi đất nước.
Vào cuối năm, qua nhiều lần liên lạc, nhà buôn đồ cổ người Mỹ, người đã mua chiếc quách đá của Dương bân đã đồng ý cử người qua Trung Quốc đàm phán. “Truy hồi các di tích văn hóa không phải là vấn đề đơn giản. Nó cũng có rất nhiều khó khăn bất ngờ. Trong thời gian đó, chúng tôi đã làm rất nhiều việc, hiểu đầy đủ tình hình của bên kia, chuẩn bị đầy đủ bằng chứng và liên lạc với Interpol nhiều lần. Nghiêm túc và thận trọng. Khi bắt đầu đàm phán, thái độ của cảnh sát là kiên quyết. Đây là truy hồi, không có chỗ cho đàm phán. “
Không lâu sau cuộc đàm phán đầu tiên, nhà buôn đồ cổ người Mỹ đã đến Tây An. “Chúng tôi đưa anh ta đến thăm cánh đồng nơi có lăng mộ Võ Huệ Phi.” Ông đồng ý hoàn trả cô vật nhưng lại đưa ra môt yêu cầu khác. Ông cho rằng đây là quyên tặng, không phải hoàn trả. Hai bên bế tắc sau đó Sư Tiểu Quần đề xuất đổi thành hai từ “hồi quy” (trở lại). “Nếu quách đá được đặt ở Mỹ, thì đó là cổ vật Nghệ thuật cổ đại Trung Quốc, nếu được đặt ở Trung Quốc, đó là một phần của lịch sử.”
Vào lúc 7 giờ tối ngày 29/4/2010, sau khi hoàn thành vận chuyển, các thủ tục hải quan và kiểm dịch nhập cảnh, chiếc quách đá bị lưu lạc 6 năm trong lăng mộ của Đường Trinh Thuận hoàng hậu chính thức trở về Tây An
Trong hơn một tháng lắp ráp, chiếc quách đá to lớn đẹp đẽ trình làng. Quách cao 2,45 mét, dài 3,99 mét và rộng 2,58 mét. Nó bao gồm 31 mảnh đá xanh có hình dạng khác nhau. Bên ngoài được trang trí bằng hoa và các con thú khác. Trong số đó có tổng cộng 10 tấm đá được trang trí với các hình chạm khắc nông và hình vẽ 21 thị nữ, một số đang đang ngồi chải tóc, một số đang chơi dưới gốc cây hoa…
Sư Tiểu Quần nói rằng các di tích văn hóa là cổ vật mang tính lịch sử và văn hóa. Một khi chúng rời khỏi cơ quan văn hóa sản sinh ra chúng, giá trị của chúng sẽ bị mất đi rất nhiều. Sự trở lại của quách đá sẽ làm phong phú thêm dữ liệu khảo cổ của nhà Đường.
S.S (Theo NewQQ)
Theo danviet.vn
Học sinh 10 tuổi chặn taxi, yêu cầu được chở đến cô nhi viện vì không chịu nổi áp lực bài vở
Cảnh sát kiên nhẫn hỏi han sự việc thì được biết, cuối tuần cô bé chưa làm xong bài tập, sợ đến trường bị giáo viên và bố mẹ trách mắng.
Cuối năm là giai đoạn áp lực thi cử cận kề. Đối với những em học sinh không thể hoàn thành bài vở trước kỳ kiểm tra đều cảm thấy lo lắng. Mới đây, một trường hợp học sinh tiểu học tại Tây An, Trung Quốc đã quyết định chạy trốn khỏi nhà do áp lực bài vở.
9 giờ sáng, ngày 23/12, tài xế Hộ đang lái xe thì bất ngờ bị một bé gái tiểu học chặn taxi. Sau khi lên xe, cô bé yêu cầu được chở đến cô nhi viện gần nhất khiến tài xế Hộ 'giật mình'.
Tài xế Hộ chia sẻ: 'Khi nghe cô bé nói muốn đến cô nhi viện, tôi cảm thấy rất kinh ngạc. Tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra? Nhà cô bé ở đâu? Cô bé học trường nào? Nhưng cô bé không nói và khóc nức nở'.
Tài xế Hộ không biết điều gì đã xảy ra với cô bé, càng lo lắng cô bé gặp chuyện chẳng lành. Thế là, tài xế Hộ gọi điện báo cảnh sát và chở cô bé đến đồn cảnh sát.
Cảnh sát kiên nhẫn hỏi han sự việc thì được biết, cuối tuần cô bé chưa làm xong bài tập, sợ đến trường bị giáo viên và bố mẹ trách mắng. Trong lúc sợ hãi, cô bé đã nghĩ cách trốn chạy khỏi nhà. Khi biết đầu đuôi sự việc, cảnh sát nhanh chóng liên hệ với phụ huynh của học sinh 10 tuổi.
Phụ huynh cho biết: 'Lúc 7 giờ 50 phút, ngày thứ hai, tôi chở con đến cổng trường. Giáo viên xem camera phát hiện con bé không vào trường. Khoảng 8 giờ, giáo viên gọi điện thông báo con tôi không đến trường. Nguyên nhân là do ngày chủ nhật, con bé ham chơi, chưa làm xong bài tập, sợ giáo viên và phụ huynh trách mắng nên mới có hành động trốn chạy khỏi nhà'.
Cô bé đã được phụ huynh đón về, đồng thời khuyên nhủ không nên làm ra hành động dại dột khiến cha mẹ lo lắng. Cô bé đã nhận lỗi và hứa với cha mẹ sẽ chăm lo học hành. Hiện tại, áp lực bài vở khiến các em học sinh ngày càng căng thẳng, các bậc cha mẹ nên tìm cách trò chuyện và giải tỏa áp lực cho các em.
Tú Uyên
Theo baodatviet
"Đất chết" Gò Nổi hồi sinh, người dân no đủ Bước ra từ đổ nát của chiến tranh, bằng sự khát khao xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của những con người quật cường, Gò Nổi từ "vùng đất chết" đã hồi sinh thành miền nông thôn trù phú của thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Vùng Gò Nổi gồm 3 xã Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang thuộc thị...