“Đất chết” Gò Nổi hồi sinh, người dân no đủ
Bước ra từ đổ nát của chiến tranh, bằng sự khát khao xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của những con người quật cường, Gò Nổi từ “vùng đất chết” đã hồi sinh thành miền nông thôn trù phú của thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam).
Vùng Gò Nổi gồm 3 xã Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang thuộc thị xã Điện Bàn, trong đó xã Điện Phong có thể nói là vùng đất khó khăn nhất của Gò Nổi. Ngoài những tàn phá do chiến tranh để lại, Điện Phong còn là xã có vị trí địa lý vô cùng phức tạp do bị sông ngòi chia cắt, đất ít, dân đông, đất đai sản xuất phân tán, nhỏ lẻ ở nhiều cánh đồng, gò bãi, cách trở sông đò.
Ông Lê Lai – Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Điện Phong cho biết, xã Điện Phong có 8 thôn, trong đó thôn Tây An có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất. 176 hộ dân Tây An nằm cách xa trung tâm xã, tách biệt với các thôn khác một con sông. Trước đây, đời sống sản xuất của bà con phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết. Nhưng đến nay, mạng lưới thủy lợi hóa đất màu đã phủ rộng trên 95% diện tích, nhờ đó bà con nhân dân sản xuất thuận lợi, thu nhập tăng dần.
Người dân Gò Nổi làm thủ tục vay vốn tại Quỹ Tín dụng nhân dân Gò Nổi. Ảnh: Hậu Nghĩa
Nói về sự phát triển của Gò Nổi hôm nay, ông Lai cho biết thêm, nếu như 40 năm trước, mảnh đất này được biết đến là nơi hứng chịu hàng vạn tấn bom khiến nhà đổ, ruộng vườn tan hoang, thì ngày nay, nối tiếp truyền thống cách mạng, bà con luôn tự hào và càng đặt quyết tâm xây dựng quê hương mình ngày càng phát triển, đoàn kết thoát nghèo, đi lên bằng chính nội lực của mình.
Đặc biệt, Quỹ Tín dụng nhân dân Gò Nổi hoạt động ngày càng phát triển mạnh đã giải quyết kịp thời vốn vay cho nông dân sản xuất, kinh doanh, đồng thời làm tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân trên địa bàn 3 xã Gò Nổi.
Ông Đỗ Phú Thông – Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân Gò Nổi cho biết, là một mô hình kinh tế hợp tác xã hoạt động trên lĩnh vực tín dụng ngân hàng, thành lập từ năm 2009. Quỹ thực hiện với mục tiêu chủ yếu là tương trợ cộng đồng giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, huy động vốn nhàn rỗi trong dân đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn, thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.
Từ nguồn vốn này, hàng trăm thành viên của 3 xã Gò Nổi đã có vốn để phát triển kinh tế gia đình, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, mua máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đầu tư mua bán nông sản, xây mới, sửa sang nhà cửa, mua sắm phương tiện đi lại, đầu tư cho con cái học hành đầy đủ. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến các hộ ông Nguyễn Đình Bình, Đỗ Thế Rô, Lê Tấn…
Ông Lê Tấn, 62 tuổi (ở thôn Phú Đông, xã Điện Quang) cho biết, trước đây, vợ chồng ông không có công ăn việc làm ổn định, ai thuê gì làm đó, thu nhập gia đình bấp bênh trong khi các con đang tuổi ăn, tuổi học, khiến vợ chồng ông phải xoay đủ cách, có lúc còn phải đi vay mượn. Năm 2010, được Quỹ Tín dụng nhân dân Gò Nổi cho vay 10 triệu đồng để chăn nuôi bò, kinh tế của gia đình ông cứ thế phát triển dần, hiện dư nợ của gia đình ông Tấn là 150 triệu đồng.
Đến nay, cơ ngơi của gia đình ông Tấn gồm đàn bò 20 con, đàn gà ta thả vườn, gia đình ông còn trồng thêm cây cảnh. Mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu lãi từ 120 – 150 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
“Gia đình tôi có được cơ ngơi như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, nhất là Quỹ Tín dụng nhân dân Gò Nổi đã tạo điều kiện cho gia đình tôi vay vốn, chăn nuôi bò hiệu quả, từ đó có nguồn thu nhập ổn định, nuôi con ăn học, vươn lên thoát nghèo. Giờ đây gia đình tôi khá giả hơn trước rất nhiều”- ông Tấn phấn khởi.
Cũng nhờ được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Tín dụng nhân dân Gò Nổi, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã đầu tư phát triển mạnh đàn bò. Tính đến đầu tháng 10/2019, tổng đoàn bò của 3 xã vùng Gò Nổi ước đạt khoảng 8.000 con. Trong đó, xã Điện Quang có số lượng nhiều nhất với gần 4.300 con, đa phần là bò lai.
Còn ông Phan Thanh Cảnh, Trưởng thôn Đông Lãnh (xã Điện Trung) cũng tự hào cho biết, năm 1968, vùng đất Gò Nổi này từng bị rải bom B52 thí điểm trước khi rải bom ở miền Bắc, cho nên Gò Nổi là nơi bị tàn phá khốc liệt nhất. Vậy mà với tinh thần bám đất giữ làng, đồng bào ta đã gây dựng lại sự nghiệp trên chính quê hương mình.
Xã Điện Trung chọn nông nghiệp là hướng đi chính, năm 2014 giá trị sản xuất nông nghiệp của xã chỉ đạt 17,86 tỷ đồng, bà con chủ yếu trồng cây lúa, cây ngô, cây công nghiệp ngắn ngày,… Nhưng với sự cần cù chịu khó, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước với các dự án, chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay 11 thôn của xã Điện Trung đã đổi khác.
“Thôn Đông Lãnh của chúng tôi đã 5 năm liền đạt thôn văn hóa cấp huyện, những thành công trong hôm nay chính là nhờ vào sự đoàn kết của Đảng bộ và nhân dân và bởi lòng tự hào là quê hương anh hùng. Phải phấn đấu làm sao cho xứng đáng với mảnh đất giàu truyền thống cách mạng chính là mục tiêu của nhân dân thôn Đông Lãnh, cũng như người dân Gò Nổi” – ông Cảnh nói.
Ông Đỗ Phú Thông – Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân Gò Nổi cho biết, cách đây hơn 10 năm, khi mới thành lập, Quỹ Tín dụng nhân dân Gò Nổi chỉ có 32 thành viên với số vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Thế nhưng nhờ hoạt động hiệu quả, đến nay tổng số vốn của quỹ đã lên đến gần 70 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ 2,5 tỷ đồng, vốn huy động được hơn 66 tỷ đồng, dư nợ cho vay 40 tỷ đồng. Hàng năm có trên 500 lượt thành viên vay vốn làm ăn, phát triển kinh tế.
“Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”
Theo Danviet
Yên tâm chữa bệnh nhờ có BHYT
Nhờ có bảo hiểm y tế (BHYT), nhiều người dân đã không rơi vào cảnh khó khăn về kinh tế khi không may may mắc bệnh.
"Nếu không có bảo hiểm y tế thì chi phí khám chữa bệnh cho mẹ tôi có thể lên đến cả trăm triệu đồng", đó làm tâm sự của người nhà của bệnh nhân Trần Thị H. điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam.
Nhờ có BHYT, nhiều người dân đã không rơi vào cảnh khó khăn về kinh tế khi không may mắc bệnh.
Giảm gánh nặng về tài chính
Trao đổi cùng chúng tôi ngay tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, người nhà bệnh nhân Trần Thị H. (ở xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn) cho biết, cụ H (sinh năm 1927) nhập viện do bị tràn dịch màng phổi và bệnh tim. Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được các bác sĩ cứu chữa tận tình chu đáo và qua khỏi cơn nguy hiểm. Do bệnh nhân được BHYT chi trả 100% nên gia đình không phải lo lắng về chi phí khám chữa bệnh.
"BHYT rất là có lợi cho bệnh nhân. Nếu không có BHYT thì chi phí ở đây cả tiền phòng, tiền thuốc có thể lên đến cả trăm triệu đồng. Nếu bệnh nhân nghèo lấy tiền đâu chi trả", người nhà cụ H. nói.
BHYT đã giúp cho nhiều người không rơi vào cảnh khó khăn khi ốm đau, bệnh tật. Ảnh: Lan Trần.
Cũng đang chăm người thân tại bệnh viện, ông Hiền Văn Mước (45 tuổi, dân tộc Cơ Tu, ở Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết vợ ông, bà Un Thị N. bị chẩn đoán tai biến và phải điều trị dài ngày. Nỗi lo lắng về chi phí khám chữa bệnh khiên ông Mước thực sự lo lắng, thậm chí còn tính đến việc xin bác sĩ cho vợ về gì không có tài sản gì trong tay nên sợ không có tiền trả bệnh viện.
"Chỉ đến khi tôi biết vợ tôi sẽ được BHYT chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, tôi mới dám đồng ý cho vợ ở lại bệnh viện", ông Hiền Văn Mước cho hay.
Với trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Hoàng N. (xã Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam) bị u bả cánh tay với chi phí điều trị là hơn 5,8 triệu đồng. Do tham gia BHYT học sinh, sinh viên, N đã được BHYT chi trả 80% với số tiền tương đương gần 4,7 triệu đồng.
"Năm nào tôi cũng tham gia BHYT. Tôi làm nông ở nhà thôi nhưng sức khỏe mình đâu biết được nên tôi tham gia BHYT hộ gia đình được 6,7 năm nay rồi. Tôi biết BHYT mang lại quyền lợi lớn. Nhờ BHYT gia đình tôi rất yên tâm vì khi có chuyện gì thì có BHYT lo cho tôi rồi", mẹ của bệnh nhân Nguyễn Thị Hoàng N. chia sẻ.
"Không mua BHYT là sai lầm"
Không được may mắn có BHYT chi trả như những bệnh nhân nói trên, bệnh nhân Đinh Văn Y (Duy Xuyên, Quảng Nam), 31 tuổi nhập viện do bị tai nạn. Ngay khi nhập viện, anh Y. đã phải đóng 4,5 triệu đồng và chưa biết sắp tới còn phải đóng bao nhiêu nữa mới đủ.
"Tôi cứ nghĩ tôi khỏe nên tham gia BHYT làm chi", anh Y buồn rầu nói và thừa nhận việc quyết định không tham gia BHYT là "tầm bậy". Chính vì suy nghĩ không đúng đó mà mẹ anh Y. đã phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền khi anh vào viện.
Theo các bác sĩ của Khoa Hồi sức cấp cứu, trường hợp bệnh nhân Đinh Văn Y., hiện đang trong quá trình theo dõi, nếu đứt dây chằng, kinh phí chữa trị có thể phải lên đến gần 50 triệu đồng. Con số ấy làm làm gương mặt bà mẹ anh Y thêm bội phần lo lắng bởi chưa biết phải vay đâu ra số tiền lớn đó.
Nhận thức được quyết định sai lầm của mình, anh Y. cho hay ngay sau khi ra viện sẽ tiết kiệm tiền để mua BHYT.
Rõ ràng việc không có BHYT đã khiến cho những người như anh Y. rơi vào khó khăn khi ốm đau, bệnh tật. Bản chất của bảo hiểm y tế (BHYT) là chia sẻ rủi ro, giảm gánh nặng chi trả từ tiền túi của người bệnh và tạo nguồn lực quan trọng để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhiều người nhờ vào BHYT mà vượt qua được giai đoạn khó khăn khi điều trị bệnh.
Theo quy định hiện hành, người tham gia BHYT có nhiều quyền lợi. Thứ nhất là về đối tượng được cấp thẻ và hỗ trợ đóng phí mua thẻ BHYT. Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí; những người trong diện hộ nghèo được cấp thẻ BHYT; Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng phí BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo, những người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; Nhà nước hỗ trợ 70% phí BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo; UBND tỉnh/thành phố có thể hỗ trợ mức đóng phí BHYT cho người cận nghèo của địa phương từ 10 - 30%...
Thứ hai, người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh được Quỹ BHYT trả toàn bộ hoặc một phần tiền khám, chữa bệnh (tỷ lệ chi trả phụ thuộc vào việc chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến); được cán bộ có chuyên môn y tế khám bệnh, chữa bệnh; được chuyển đến bệnh viện tuyến trên khi bệnh nặng.
Các dịch vụ và chi phí y tế được Quỹ BHYT chi trả gồm có khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; khám thai định kỳ; sinh con; thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế trong danh mục của Bộ Y tế.
Thứ ba, trường hợp người có thẻ đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh nhưng thẻ BHYT hết hạn thì Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo chế độ quy định cho đến khi ra viện hoặc hết đợt điều trị ngoại trú.
Thứ tư, theo Thông tư 39/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu khám chữa bệnh đúng tuyến và số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì người bệnh tập hợp chứng từ đồng chi trả gửi cơ quan BHXH để được cấp giấy miễn đồng chi trả cho những lần sau trong năm.
Lan Trần
Theo Congly
Thái Nguyên: Vay 3 triệu đồng, sau 1 năm đã thoát nghèo Từng là hộ nghèo nhưng nhờ được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm, nhiều nông dân ở tỉnh Thái Nguyên đã vươn lên đầu tư phát triển kinh tế. Người nghèo thành... triệu phú Ông Vũ Trí Long, 51 tuổi, ở xóm 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) từng là hộ nghèo. Hơn 10 năm sống cảnh...