Giải mã hiện tượng mặt đất trồi lên 5 mét sau thảm họa ở Nhật Bản
Sức nâng mặt đất chưa từng có xảy ra tại bán đảo Noto , Nhật Bản , phản ánh các chuỗi đứt gãy phức tạp.
Tác động của các đứt gãy phức tạp
Trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra ở bán đảo Noto, Nhật Bản khiến giới khoa học đau đầu do hình dạng phức tạp của các đường đứt gãy dịch chuyển (Ảnh minh họa: SciTechDaily).
Vào ngày 1/1/2024, một trận động đất mạnh 7,5 độ đã xảy ra tại bán đảo Noto, miền Trung Bắc Nhật Bản, gây chấn động dữ dội không chỉ về mặt địa chất mà còn trong giới khoa học.
Hiện tượng đáng chú ý nhất là mức nâng mặt đất cực lớn, lên tới 5 mét ở một số khu vực. Con số này cao hơn nhiều so với mức thông thường trong các trận động đất tương tự.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo mới đây đã công bố một nghiên cứu giải mã hiện tượng này thông qua mô phỏng ba chiều tiên tiến, dựa trên dữ liệu thực tế từ các đứt gãy ngầm.
Video đang HOT
Theo PGS Ryosuke Ando, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu đến từ hình học không đều và phân đoạn phức tạp của các đứt gãy kiến tạo. Đây cũng là yếu tố chi phối toàn bộ động lực của trận động đất.
Khác với hiện tượng nâng đồng đều phổ biến ở những động đất khác, trận động đất tại Noto lại thể hiện sự phân bố nâng mặt đất rất không đồng đều, khi dao động 1-2 mét ở nhiều nơi, nhưng lại tăng vọt lên 4-5 mét tại một số khu vực cụ thể.
Giải mã bí ẩn bằng mô phỏng địa chấn 3D
Mô phỏng của siêu máy tính giải mã cơ chế của các đứt gãy động đất không đều (Ảnh: Đại học Tokyo).
Thông qua mô phỏng địa chấn bằng siêu máy tính, các nhà khoa học đã xây dựng một mô hình ba chiều chi tiết tái hiện quá trình dịch chuyển của đứt gãy dựa trên dữ liệu vệ tinh, hồ sơ địa chấn và khảo sát thực địa.
Mô hình này cho thấy trận động đất liên quan đến 3 đường đứt gãy chính. Các đứt gãy này không chỉ có phương trượt khác nhau, mà còn nghiêng về các hướng đối lập, gây ra biến động lớn trong lực trượt và lực nâng tại từng vị trí.
Tại các khu vực mà đứt gãy có phương vuông góc với hướng nén chính từ mảng kiến tạo, sự trượt xảy ra hiệu quả nhất và kéo theo lực nâng mặt đất mạnh hơn.
Điều này lý giải tại sao cùng một trận động đất nhưng một số nơi bị nâng hàng mét, trong khi nơi khác chỉ nhô nhẹ hoặc gần như không thay đổi. Đáng chú ý, sự nhất quán giữa kết quả mô phỏng và dữ liệu đo thực tế từ vệ tinh càng củng cố độ tin cậy của nghiên cứu.
Đây được đánh giá là một bước tiến lớn trong việc hiểu rõ cơ chế vật lý điều khiển động đất và tác động cục bộ của hình dạng đứt gãy – yếu tố lâu nay bị đánh giá thấp trong mô hình dự báo thiên tai.
Hướng đến tương lai, nhóm nghiên cứu cho rằng mô hình này có thể được áp dụng để xây dựng các kịch bản động đất chính xác hơn, đặc biệt là tại các khu vực có hoạt động địa chất phức tạp như Nhật Bản.
“Chúng tôi hy vọng mô hình mô phỏng đứt gãy 3D sẽ trở thành công cụ chủ lực trong đánh giá nguy cơ động đất lớn và giảm thiểu rủi ro thiên tai”, PGS Ando chia sẻ.
Lần đầu tiên 'cân' được quầng vật chất tối thuộc về các thiên hà cổ xưa
Một đội ngũ các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên đo được các quầng vật chất tối đang bao bọc những siêu hố đen, còn gọi là 'quả tim' nằm ở trung tâm các thiên hà cổ xưa.
Mô phỏng quầng vật chất xung quanh siêu hố đen . Ảnh BERKELEY LAB
Các "quả tim" của thiên hà cổ xưa, vốn được tiếp năng lượng từ siêu hố đen, thường phóng thích ánh sáng chói lóa vượt xa lượng ánh sáng gộp lại từ các ngôi sao của những thiên hà xung quanh.
Những "quả tim" này thường phát sáng mỗi khi các siêu hố đen "ngốn ngấu" vật chất xung quanh.
Theo báo cáo mới đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal , đội ngũ các nhà khoa học của Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho rằng các quầng vật chất tối bao quanh những thiên hà cổ xưa đóng vai trò "bơm" vật chất cho các siêu hố đen.
Điều này cho thấy cơ chế tiếp tế năng lượng cho các siêu hố đen đã tồn tại từ lâu, dựa trên kết quả nghiên cứu của hàng trăm đối tượng thiên hà.
"Lần đầu tiên chúng tôi đo được trọng lượng tiêu chuẩn của quầng vật chất tối đang bao bọc một siêu hố đen bên trong thiên hà cách đây khoảng 13 tỉ năm", Space.com dẫn lời trưởng nhóm Nobunari Kashikawa, giáo sư của Đại học Tokyo.
Kết quả cho thấy quầng vật chất tối có trọng lượng nặng gấp khoảng 10 nghìn tỉ lần trọng lượng của mặt trời chúng ta.
Phát hiện mới được đánh giá sẽ tạo nên ảnh hưởng đáng kể cho nỗ lực của giới khoa học nhằm tìm hiểu cách thức các thiên hà phát triển trong giai đoạn vũ trụ sơ khai, cũng như chiều hướng tiến hóa của vũ trụ.
Chuột đu đưa theo nhịp điệu, mê nhạc Lady Gaga? Nghiên cứu mới chỉ ra rằng chuột đu đưa đầu theo nhịp điệu mỗi khi nghe nhạc, phản ứng mạnh với bài hát của Lady Gaga. Các nhà nghiên cứu của Đại học Tokyo đã tiến hành theo dõi chuyển động đầu của chuột khi cho chúng nghe nhạc. Kết quả cho thấy chuột có thể đu đưa theo đúng nhịp bài hát,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trộm rau nấu ăn khiến cháu nhập viện, bà lão đòi chủ vườn 36 triệu đồng

1001 cách giải thích nguồn gốc của vũ trụ và loài người

Phát hiện loài cây khổng lồ kỳ lạ mọc nơi khí hậu khắc nghiệt

Vòng khói dưới đại dương hé lộ bí ẩn trí tuệ phi nhân loại

Thiết bị lấy nước uống từ không khí mà không cần điện

Phát hiện 'kho báu' quý giá dưới móng của tòa nhà

Người đàn ông mất tích không rõ lý do, 1 tuần sau được tìm thấy trong tình trạng không thể ngờ

Việc nhẹ lương cao: Kiếm gần 2 triệu/ngày, gần 4.000 người tranh suất

Bất chấp nắng nóng 62C, du khách đổ đến 'chảo lửa' Hỏa Diệm Sơn

Chiếc iPhone lớn nhất thế giới, đèn pin đủ làm mờ đèn pha ô tô

Những hiện tượng kỳ bí khiến khoa học đau đầu tìm lời giải

Vừa cưới được 1 tuần vợ đã bỏ đi, người chồng ngã ngửa khi biết lý do
Có thể bạn quan tâm

"Lễ hội" đón G-Dragon chưa từng có tại Nội Bài: Biển fan Việt tập hợp, nín thở tái ngộ thần tượng sau 12 năm!
Sao châu á
20:33:35 20/06/2025
Mang lại nét ngọt ngào, nữ tính cho nàng với chân váy cupcake
Thời trang
20:27:00 20/06/2025
Từ trại giam, bà Trương Mỹ Lan đưa thêm phương án khắc phục hậu quả
Pháp luật
20:12:01 20/06/2025
Có gì ở đám cưới lần thứ 2 của tỷ phú Jeff Bezos?
Netizen
20:06:18 20/06/2025
Vụ nghìn chai nước mắm bị vứt trong bụi rậm: Triệu tập 2 người lên làm việc
Tin nổi bật
19:59:41 20/06/2025
Cấp báo: Rất có thể hàng chục nghìn người sẽ cùng tắm mưa với G-Dragon tại SVĐ Mỹ Đình!
Nhạc quốc tế
19:59:16 20/06/2025
Nghiên cứu gây bất ngờ: Đồ uống trong chai thủy tinh chứa nhiều vi nhựa hơn chai nhựa
Thế giới
19:57:56 20/06/2025
Robot hình người đầu tiên trên thế giới có khả năng bay chính thức cất cánh
Thế giới số
18:24:05 20/06/2025
Loại rau gia vị có hương thơm dịu mát, tác dụng mạnh mẽ với người bị stress và mất ngủ
Sức khỏe
18:01:39 20/06/2025
Cách nướng ốc hương bằng nồi chiên không dầu thơm ngon, càng ăn càng ghiền
Ẩm thực
17:58:02 20/06/2025