Hạnh phúc khi chứng kiến sự tiến bộ của học trò
Đó là chia sẻ của thầy Bùi Công Nguyên – Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Xéo Dì Hồ (Mù Cang Chải, Yên Bái), người đã có hơn 20 năm gắn bó với những học sinh dân tộc vùng cao.
ảnh minh họa
Sinh ra và lớn lên ở thị xã Nghĩa Lộ nhưng tình yêu đối với các học trò miền núi như một mối cơ duyên kéo thầy Nguyên lên Lao Chải, một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Mù Căng Chải vào năm 1998.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề, thầy Nguyên đã dạy học ở hầu khắp các bản gần, bản xa của xã Lao Chải, của thôn Xéo Dì Hồ, quen thuộc đến từng nóc nhà của đồng bào dân tộc.
Thầy Nguyên cho biết: Trước đây, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Xéo Dì Hồ là điểm trường lẻ của Trường Phổ thông cơ sở Lao Chải và đến tháng 8 năm 2008 được tách ra như hiện nay.
Ở Lao Chải, có tới 80% người dân trong xã thuộc hộ nghèo, nhà các em học sinh cách điểm trường xa nhất là 18km. Bữa ăn của các em chỉ có ăn ngô khoai, hôm nào khá thì có cơm trắng chan nước. Mùa mưa cũng như mùa khô, nóng cũng như lạnh chỉ có đôi chân trần, manh áo cộc.
Do điều kiện kinh tế khó khăn nên không ai có chăm lo cho con cái, học sinh cũng không có ý thức được đi học. Do vậy, các thầy cô giáo phải đến từng nhà, từng thôn bản để vận động các em đi học.
Thầy Nguyên : Phải có cái chữ, bà con dân bản mới mong thoát nghèo, mới xóa bỏ tập tục lạc hậu. Ở đây, tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng được sống giữa tình thương yêu của bà con dân bản, được tận mắt thấy sự tiến bộ của học trò, tôi thấy thật hạnh phúc.
Trên cương vị là hiệu trưởng, thầy Nguyên đã cùng với tập thể giáo viên nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiều năm học. Ngoài ra, thầy còn tâm huyết, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương huy động xã hội hóa xây dựng cở vật chất, làm 27 phòng học tại điểm trường Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải với kinh phí ước tính hơn 950 triệu đồng.
Thầy Nguyên cùng tập thể nhà trường đã duy trì số lượng học sinh tại trường Tiểu học Xéo Dì Hồ. Năm học 2016-2017, tất cả 1064 học sinh tại Xéo Dì Hồ đều đi học với tỉ lệ thường xuyên chuyên cần đạt 98 %. Nhờ đó, thầy được tập thể nhà trường và chính quyền địa phương tín nhiệm.
Những sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học đã được Hội đồng sáng kiến Cấp cơ sở huyện Mù Cang Chải nghiệm thu, đánh giá xếp loại Khá, đặc biệt là sáng kiên “Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn”.
Thầy Nguyên đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của tỉnh, của ngành GD-ĐT Yên Bái, đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở năm học 2016-2017.
Vừa qua, thầy Nguyên là giáo viên đại diện cho tỉnh Yên Bái vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại Lễ tuyên dương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016-2017
Theo Giaoducthoidai.vn
Video đang HOT
Chuyện của những thầy cô mầm non nhiều "sĩ" nhất đại ngàn
Nghề giáo viên cắm bản là nghề được đánh giá "nhiều sĩ" nhất trong các nghề. Từ bác sĩ, họa sĩ, ca sĩ... các thầy mầm non đều làm tốt hơn cả
Vẫn trong hành trình của Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đến với lớp học có nhiều Tiếng hát véo von giữa cao nguyên trắng của thầy Giàng Sep Phềnh.
Dường như, lạnh giá, hoang vu của đại ngàn luôn có những trái tim ấm nóng, yêu nghề của các thầy cô giáo mầm non
Sắc mầu cao nguyên luôn mới lạ với những ai mới đến và sắc mầu cao nguyên ấy như càng thi vị với lớp học của những thầy cô giáo tự phong mình là những người "nhiều sĩ" nhất trong các nghề.
Trước khi vào lớp học, thầy Phềnh dặn chúng tôi ở lại trường chơi, thầy đi có chút việc, gặng hỏi thầy đi có việc gì, thầy chỉ cười, em đi sửa ống nước.
Mấy ngày mưa, trâu đi đạp hỏng ống nước giờ trường không có nước nấu nướng cho các con.
Không đồng ý ở lại, chúng tôi theo thầy Phềnh đến con nước sau khe để sửa nước, rất may có vị phụ huynh khác đã sửa hộ. Thầy Phềnh cũng đỡ bao nhiêu.
Các cô ở điểm trường cho biết, mọi việc nặng nhọc ở trường được giải quyết nhanh chóng nhờ có bàn tay người đàn ông như thầy Phềnh. Trăm việc nặng đều qua tay thầy. Ấy vậy mà thầy vẫn múa dẻo đâu kém các cô.
Nhưng có lẽ ấn tượng hơn cả với chúng tôi đó chính là là sự khéo tay như những nghệ sĩ thực thụ.
Không chỉ là múa hát, từng bữa cơm, giấc ngủ cho các con, thầy giáo mầm non cũng làm tốt chẳng kém các cô (Ảnh: Lại Cường)
Tại các điểm trường, các đồ chơi, đồ dùng học tập cho các trẻ vô cùng thiếu thốn. Các thầy đã làm ra những thiết bị học tập vô cùng sáng tạo. Nhìn những công trình vừa ngộ nghĩnh vừa sáng tạo của những bàn tay không chuyên của các thầy khiến chúng tôi vừa bật cười vừa cảm phục.
Những bồn hoa được làm từ lốp ô tô, những vòng chèo cho các con rèn thể lực được làm từ lốp xe máy, tuy chưa được hoàn hảo nhưng đó là sự kỳ công và trong đó là cả một tấm lòng vì con trẻ.
Để có được những tác phẩm này, các thầy đã phải "đặt hàng" trước từ những cửa hàng sửa chữa cơ khí hàng tháng trời.
Nghe chuyện thầy cô hào hứng trong việc trao đổi về "thiết kế" mẫu mới, nuối tiếc vì vườn cây cảnh bị dê ăn mất, bàn nhau tự đi học tập những cách trồng hoa mà chúng tôi vừa buồn cười vừa cảm phục.
Ở trường Thải Giàng Phố, những người thầy như thầy Giàng Seo Phềnh, Giàng Seo Lú không chỉ là những người thầy tay phấn, tay múa, ca sĩ nữa mà còn kiêm luôn là thợ mộc, thợ cắt kính, thợ trồng hoa và kiêm luôn y sĩ.
Những lớp học bên bếp lửa vẫn là những cảnh thường thấy của những điểm trường trên "cao nguyên trắng" này.
Trong lúc đến các điểm trường, một đồng nghiệp của chúng tôi bị cảm lạnh, thầy Phềnh sẵn tiện "khoe" luôn "tủ thuốc" thường trực trong cốp xe. Tủ thuốc của thầy là những dầu gió, thuốc cảm cúm, garo...
Theo thầy dưới cái lạnh heo hút trong thung lũng, đường xa, những đứa trẻ, học sinh của thầy có thể bị ngã chảy máu đầu trên đường đến trường hoặc cảm sốt ngay giữa lớp bất kỳ lúc nào.
Nhìn các thầy chăm sóc trẻ trong điểm trường sâu này mới thấy nam giới đi dạy mầm non hầu hết biết những gì thuộc về "thiên chức của các cô".
Từ khâu vá, cắt móng tay, móng chân, cầm kéo cắt tóc cho bọn nhỏ thì thầy giáo nào ở đây cũng làm được.
Lời thầy như tiếng hát, giọng thầy như bài thơ vẫn vang vọng mãi giữa đại ngàn (Ảnh: Lại Cường)
"Đã làm cái nghề này thì mình phải học cái "thiên chức" của các cô. Tuy hơi khó nhưng mà học được, làm được...
Việc may vá lúc đầu khó làm nhưng dần dần quen rồi đâu lại vào đấy. Nhiều em đến trường phải đi từ sớm bị ngã, rách hết cả áo, mùa này lại lạnh, mình không khâu thì ai khâu cho..." Thầy Phềnh ngượng ngùng chia sẻ.
Giữa cao nguyên, thầy Phềnh giang tay hô to: "Nào các con, chúng mình cùng giang tay biến thành những con chim tung bay nào". Lũ trẻ mầm non lại ríu tít chạy theo con chim đầu đàn.
Đồng bào dân tộc thiểu số còn giữ nhiều hủ tục lạc hậu, thi thoảng lại có một ngày phải kiêng, không được ra đường, con em trong các xã không được đi học, những lúc đó thầy cô ở các điểm trường đến lại vận động người dân.
Không những thế việc giữ được sĩ số ở các lớp mầm non này nhiều lúc còn khó hơn tiểu học.
Nhiều phụ huynh đi lao động, di chuyển, nên nhiều lúc rất khó vận động con em họ đến trường.
Muốn vận động người dân phải đến từng nhà và tất nhiên với người Mông không có rượu bất thành chuyện: "Tôi không uống được rượu, đến gặp phụ huynh, người ta không mời nước, chỉ mời rượu thôi.
Nhiều khi cứ chực nôn ra mà lại cố nhịn, vì dù sao đây cũng là sự hiếu khách theo phong tục người Mông.
Mình không uống vẫn phải nhắm mắt mà uống, uống xong phải vận động người ta cho con đến trường", thầy Phềnh nói về cái khó trong việc vận động trẻ đi học.
Có lẽ chứng kiến từng cử chỉ ân cần âu yếm khi trẻ khóc, dù từng cử chỉ ân cần, âu yếm khi trẻ khóc, từng động tác múa khi dạy hát, hay bón từng thìa cơm, ngụm nước cho trẻ thơ ở đây vẫn còn đôi chút gượng gạo.
Và nhất là múa chưa được đẹp, hát chưa hay như cô giáo, song nó lại thể hiện được sự cố gắng, quyết tâm và có như thế mới thầm cảm phục cái tài "không thua ai" của các thầy giáo cắm bản nuôi dạy trẻ mầm non nơi những điểm trường vùng cao.
Không chỉ múa hay, hát giỏi, các cô bé, cậu bé được giảng dạy bởi các thầy cô ở điểm trường Nậm Thố, lại có tính độc lập rất cao.
Thời gian múa hát say sưa của các con cũng trôi rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến giờ cơm.
"Các con, lấy bàn ghế ra ăn cơm nào", ngay lập tức, mỗi cô, mỗi cậu đội lên đầu mình chiếc ghế, xếp hàng ngăn lắp ngay cửa lớp học ngồi ăn cơm.
Các anh chị lớn 4 - 5 tuổi có nhiệm vụ bê cơm cho các em nhỏ 2 tuổi. Trong lớp học, như một gia đình thân thương.
"Lúc mới đi học, các con còn phải bắt các thầy cô xúc cho ăn. Sau theo chúng bạn, tất cả đều rất độc lập. Từ ăn uống đến giờ đi vệ sinh đều rất tự lập". Các thầy cô hào hứng chia sẻ.
Nhìn sự ngăn lắp của trẻ nhỏ dù chỉ mới 2 - 3 tuổi mới thầy sự chăm sóc, rèn luyện của các thầy cô với các con lớn như thế nào.
Dù 20/11 không hoa, không quà, không lời tri ân từ học trò nhưng những nụ cười của con trẻ là sự động viên lớn nhất đối với các thầy, các cô cắm bản (Ảnh: Lại Cường)
Giữa khó khăn thiếu thốn trăm bề nhưng các con vẫn được ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, được hát véo von, được cùng chúng bạn lên lớp hàng ngày, hạnh phúc của các thầy mầm non cũng chỉ cần có như thế.
Chúng tôi hỏi vui thầy, từ ngày đi dạy, các thầy cô có nhận được nhiều "quà" của học sinh không, cả 4 thầy cô đều ngượng nghịu thú thực: "Kể từ ngày đi dạy chúng em chưa từng nhận được bông hoa nào từ phía phụ huynh hay học trò của mình cả. Nghĩ cũng tủi, nhưng mà không sao, các con cứ khỏe mạnh, lên lớp đều là chúng em thấy vui rồi".
Chia sẻ về các thầy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thải Giàng Phố, chị Nguyễn Thị Duyên cho biết: "Từ trước đến giờ, nếu mà nam giới chọn ngành học mầm non để theo đuổi nghề nghiệp cho mình thì sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều.
Tuy nhiên, với các thầy ở Thải Giàng Phố lại khác, các thầy có đam mê, có nhiệt huyết, nhiều cô giáo phải phát "ghen" với các thầy vì được học sinh yêu quý.
Các thầy không chỉ sống vì cái nghề, mà còn sống với sự đam mê, nhiệt huyết của mình đối với nghề nghiệp.
Dù bạn là ai hay làm bất cứ việc gì, nếu không có sự đam mê thì sẽ khó có được sự thành công."
Theo GDVN
Lớp học tình thương của cô giáo về hưu Từ đầu 2015 đến nay, cứ đều đặn mỗi tuần 3 buổi chiều, lớp học tình thương của cô giáo Trương Thị Thu Cúc (64 tuổi, ngụ xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) lại rộn ràng tiếng trẻ em đánh vần và làm toán. Học trò của lớp học tình thương này là những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt,...