Hàng xóm chỉ điểm người ăn cắp bục phát biểu tại quốc hội Mỹ
Cư dân ở Parrish, Florida, nhận ra Adam Christian Johnson là “nhân vật chính” trong bức ảnh người ăn cắp bục phát biểu tại quốc hội Mỹ trong bạo loạn.
Bức ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy một người đàn ông tươi cười và vẫy tay, trong khi ôm bục phát biểu của Hạ viện và rời đi giữa lúc bạo loạn diễn ra bên trong tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1, thời điểm các nghị sĩ họp để kiểm phiếu đại cử tri, xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sau đó kêu gọi công chúng giúp đỡ để nhận diện những kẻ bạo loạn. Adam Christian Johnson, 36 tuổi, được các hàng xóm sống tại Parrish, cách thành phố Tampa, bang Florida, gần 65 km về phía nam, xác định là người đàn ông trong bức ảnh.
Người đàn ông ôm bục phát biểu của Hạ viện rời tòa nhà quốc hội Mỹ ở Washington hôm 6/1. Ảnh: Win McNamee.
Tờ Bradenton Herald cho biết một người quen của Johnson đã liên hệ với phóng viên của họ và xác nhận danh tính người đàn ông này. Trong khi đó, người dùng mạng xã hội đăng ảnh chụp màn hình tài khoản được cho là thuộc về Johnson, cho thấy anh ta từng xuất hiện tại các cuộc biểu tình ở thủ đô Washington.
Video đang HOT
Giới chức vẫn chưa chính thức công bố danh tính người đàn ông trong ảnh, hoặc đề cập tới tên Johnson như một người liên quan trong sự việc. FBI chưa phản hồi câu hỏi liệu Johnson có phải người đàn ông ôm bục phát biểu trong bức ảnh hay không.
Vụ bạo loạn do những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump gây ra tại Đồi Capitol hôm 6/1 khiến 5 người chết, bao gồm một cảnh sát, và ít nhất 70 người bị bắt trong tối đó. Hơn 50 cảnh sát bị thương trong lúc làm nhiệm vụ. Gần 1.500 vệ binh quốc gia đã được triển khai để hỗ trợ cảnh sát dẹp loạn.
“Vụ bạo lực và hủy hoại tài sản tại tòa nhà quốc hội Mỹ cho thấy sự coi thường trắng trợn và đáng kinh hoàng đối với các thể chế của chính quyền, cũng như sự quản lý theo trật tự của quá trình dân chủ”, Giám đốc FBI Chris Wray cho biết trong một tuyên bố.
Bất chấp nỗ lực gây rối của đám đông biểu tình, phiên họp kiểm phiếu đại cử tri cuối cùng vẫn hoàn thành vào 4h sáng 7/1, khi Phó tổng thống Mike Pence, với tư cách Chủ tịch Thượng viện, xác nhận Biden đắc cử tổng thống với 306 phiếu đại cử tri, bỏ xa 232 phiếu của Trump.
Thực hư thông tin cảnh sát dẹp loạn bạo động ở đồi Capitol thiệt mạng
Giám đốc truyền thông của Cảnh sát đồi Capitol bác thông tin nói một cảnh sát thiệt mạng sau khi tham gia bảo vệ tòa nhà Quốc hội Mỹ trong cuộc bạo loạn hôm 6/1.
"Các báo cáo của phương tiện truyền thông liên quan tới cái chết của một sỹ quan thuộc lực lượng Cảnh sát đồi Capitol là không chính xác. Mặc dù có một số trường hợp bị thương và nhập viện hôm 6/1, không có sỹ quan nào thiệt mạng" , bà Malecki khẳng định.
Trước đó, hàng loạt trang tin Mỹ như CNN, The Hill loan tin một sỹ quan đồi Capitol thiệt mạng sau vụ bạo loạn hôm 6/1.
Dân biểu đảng Dân chủ bang Texas Lloyd Doggett chia sẻ thông tin này và kêu gọi: "Chúng ta phải có trách nhiệm giải trình".
Cảnh sát Mỹ đối đầu với đám đông biểu tình hôm 6/1. (Ảnh: AP)
Hơn 50 cảnh sát bị thương và 15 người phải nhập viện sau khi những người ủng hộ Tổng thống Trump họ tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Cảnh sát cho biết cả cơ quan thực thi pháp luật và đám đông biểu tình đã sử dụng hơi cay suốt trong nhiều giờ đồng hồ trước khi an ninh được thiết lập lại trong tòa nhà.
Lãnh đạo Cảnh sát thủ đô Washington DC cáo buộc một số kẻ quá khích dùng "hóa chất kích thích" để tấn công cảnh sát trong lúc tràn vào đồi Capitol.
Hơn 50 người bị bắt giữ sau vụ tấn công, trong đó có bốn người bị bắt vì mang súng không có giấy phép, một người bị bắt vì sở hữu vũ khí cấm. Các trường hợp còn lại bị bắt vì vi phạm lệnh giới nghiêm của thành phố và xâm nhập trái phép.
Bốn người biểu tình thiệt mạng trong vụ bạo loạn, bao gồm một phụ nữ bị bắn khi đang cố xâm nhập vào văn phòng Hạ viện và ba người chết trong "trường hợp cấp cứu y tế".
Trong tuyên bố đưa ra hôm 7/1, Cảnh sát Đồi Capitol cho biết đã đình chỉ công việc và quyền lợi của sỹ quan nổ súng khiến người biểu tình thiệt mạng.
"Giới chức đang mở cuộc đánh giá toàn diện về vụ xâm nhập, bao gồm cả việc lên kế hoạch, chính sách và quy trình an ninh" , Cảnh sát trưởng Capitol Steven Sund cho hay.
Không lâu sau tuyên bố này, ông Sund tuyên bố từ chức trước hàng loạt chỉ trích về việc thiếu chuẩn bị để đối phó với biểu tình tại đồi Capitol dù đã nhận loạt cảnh báo trước đó.
Theo AP , ba ngày trước cuộc bạo loạn, Lầu Năm Góc đã đề xuất với Cảnh sát Capitol về việc điều động thêm nhân lực từ Vệ binh Quốc gia. Khi đám đông người biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1, các nhà lãnh đạo Bộ Tư pháp đề nghị điều thêm nhân lực trấn áp. Cảnh sát Capitol đã từ chối cả hai lời đề nghị này.
Thư nước Mỹ: Đến lúc 'tự do kiểu Mỹ' phải thay bằng tự do trong khuôn khổ Từ Seattle, TS Vũ Thành Long - nhà khoa học năng lượng gửi cho VTC News suy nghĩ của anh về 'tự do kiểu Mỹ' đã đến lúc cần phải thay đổi. Ngày hôm qua, 6/1/2021, là một ngày đen tối của nước Mỹ. Khi Quốc hội Mỹ đang tổ chức phiên họp xác nhận kết quả bầu cử, hàng trăm người ủng...