Hàng triệu học sinh náo nức trở lại trường
Đầu tuần qua, hàng triệu học sinh mầm non, tiểu học, lớp 6 của nhiều địa phương trong cả nước trở lại trường sau nhiều tháng liền học ở nhà vì dịch COVID-19.
Cùng với đó, tại Hà Nội, sinh viên nhiều trường đại học cũng trở lại giảng đường, kể từ đợt dịch thứ 4 bùng phát.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn kiểm tra đi thị sát mở cửa trường học tại Thanh Hóa.
Không thể chậm trễ hơn
Sau nhiều tháng ngày mong mỏi, tiếng trống trường rộn rã lại vang lên ở khắp mọi địa phương trên cả nước để chào đón học sinh và thầy cô trở lại giảng đường sau thời gian dài phải học trực tuyến. Việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 đã dần đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, trong đó có mở cửa trường học an toàn.
Ngày đầu học sinh đi học trực tiếp, nhiều phụ huynh và học sinh đều hồi hộp như những lần đầu đưa con tới lớp mẫu giáo. Nếu như trước đây, trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, không ít phụ huynh đều cho rằng: “Học là việc cả đời, con đúp một năm không sao cả” thì nay họ đã đều ủng hộ việc đưa con tới trường như ngày “giải phóng phụ huynh”. “Việc xuất hiện F0 trong trường là điều có thể xảy ra, dù không mong muốn chút nào. Đến thời điểm này, các con cần được đến trường học tập, cần được vui chơi và phát triển. Cứ e dè dịch bệnh, bắt con ở nhà dán mắt vào điện thoại, tivi thì còn nguy hiểm hơn”, một phụ huynh chia sẻ.
Được biết, có đến hơn 80% phụ huynh học sinh ở bậc tiểu học và gần 70% phụ huynh ở bậc mầm non (từ 3 đến 6 tuổi) đồng thuận việc cho học sinh đi học trong đợt này. Tại TP HCM, việc cho con đi học trực tiếp hay không trong đợt này hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh.
Trước đó, theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng đến toàn ngành Giáo dục. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi, gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.
Đến nay, học kỳ 1 năm học 2021-2022 đã kết thúc trong điều kiện đa số các địa phương dạy học trực tuyến hoàn toàn. Mặc dù các thầy, cô giáo trên cả nước đã và đang cố gắng khắc phục khó khăn để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn nhưng chất lượng giáo dục vẫn là điều đáng bàn.
Đánh giá về việc triển khai học trực tuyến thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Không chỉ trong học kỳ 1 năm học 2021-2022 mà trong suốt 2 năm qua, hoạt động dạy học trực tuyến đã được ngành Giáo dục triển khai trên diện rộng bởi yêu cầu ứng phó bắt buộc với dịch bệnh.
Video đang HOT
Cũng vì ứng phó bắt buộc nên việc triển khai nhìn chung còn bị động, thiếu đồng bộ và thiếu nhiều điều kiện cần thiết. Sự khác nhau về hạ tầng truyền thông, điều kiện kinh tế giữa các vùng, miền đã tạo nên khoảng cách lớn trong tiếp cận giáo dục. Trong đó, đặc biệt ở các cấp học mầm non, tiểu học thuộc các khu vực khó khăn, miền núi, hải đảo… phải chịu thiệt thòi hơn cả.
Rất nhiều giải pháp từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục đã được đưa ra; rất nhiều sự nỗ lực từ cán bộ quản lý, giáo viên đến học sinh, phụ huynh đã được thể hiện. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, các bộ, ngành triển khai thực hiện, các địa phương hưởng ứng, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đồng hành… để cùng góp thiết bị học tập, góp sóng Internet cho dạy và học là một ví dụ. Đến thời điểm này, đã có hàng chục nghìn máy tính, điện thoại được gửi tới học sinh.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, dạy học trực tuyến, nhất là ở bậc phổ thông không thể có chất lượng như dạy học trực tiếp. Ngay cả đối với nhiều nước có điều kiện tốt hơn Việt Nam, cũng cùng chung chia sẻ này.
Cùng với đó, nếu kéo dài hơn việc dạy học gián tiếp với các hình thức qua Internet, trên truyền hình thì tác động tiêu cực sẽ lớn dần, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần của cả người dạy, người học và các đối tượng liên quan.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Trở lại trường học, việc bù đắp kiến thức được ngành Giáo dục xác định không chỉ thực hiện trong một năm mà còn kéo dài trong nhiều năm. Bên cạnh việc bù đắp kiến thức, nhà trường cũng cần nhận diện được những vấn đề tâm lý của học sinh, để có tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em trong đại dịch COVID-19 và sau khi đến trường.
Học sinh tiểu học ở Hải Phòng ngày đầu trở lại trường.
Không chỉ là chuyện mở cửa trường
Cũng từ đầu tuần qua, tại Hà Nội, nhiều trường học đón sinh viên trở lại trường như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Công nghiệp Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Văn hóa, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải…
Trong ngày 14/2, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đến kiểm tra công tác dạy học trực tiếp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đồng thời chúc Tết thầy và trò nhà trường nhân dịp đầu năm mới.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, việc học trực tiếp là vô cùng cần thiết, không chỉ giúp sinh viên thuận lợi hơn trong tiếp nhận kiến thức mà còn là cơ hội để sinh viên được gặp gỡ thầy cô, bạn bè, giao lưu, phát triển năng lực bản thân, ý thức cộng đồng.
Nhắc lại khuyến cáo của UNICEF và UNESCO: “Trong đại dịch, nơi đóng cửa muộn nhất là trường học và nơi mở cửa sớm nhất cũng là trường học”, Thứ trưởng cho rằng, trong bối cảnh mới, chúng ta vừa phải sống chung với dịch bệnh, vừa phải làm tốt những công tác khác. Trong đó, giáo dục và đào tạo mang một sứ mạng to lớn là: Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho đất nước.
Thứ trưởng đề nghị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh. Quyết tâm cao hơn nữa trong việc đón sinh viên trở lại trường học tập trung. Điều này phải được thể hiện bằng hành động và ý chí, trách nhiệm.
Thực tế, với hơn 22,6 triệu học sinh, sinh viên các cấp, bậc học trên cả nước đi học trực tiếp trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp cũng đặt ra nhiều vấn đề không chỉ cho thầy, cô giáo, ngành Giáo dục mà còn cho cả các cấp, các ngành và cha mẹ học sinh. Những ngày qua, việc có nên để học sinh trở lại trường học trực tiếp hay không đã dẫn tới những luồng ý kiến trái chiều.
Có không ít ý kiến băn khoăn, lo ngại việc để học sinh THCS, THPT trở lại trường có thể tiềm ẩn những nguy cơ nhiễm và lây lan dịch bệnh. Những lo lắng này không phải không có cơ sở khi mà những ngày qua số ca mắc mới ở nước ta còn khá cao, với trên 10 nghìn, thậm chí 14 -15 nghìn trường hợp mỗi ngày. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của biến thể Omicron có tốc độ lây lan gấp 7 lần biến thể Delta. Trong khi đó, tuổi học trò hiếu động, ý thức chưa sâu sắc nên khó có thể đảm bảo tuân thủ nghiêm các nguyên tắc phòng chống dịch, nhất là “5K”.
Thế nhưng, nhiều ý kiến ủng hộ việc sớm đón học sinh tới trường học trực tiếp. Bởi dù dịch bệnh ở nước ta còn phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, đặc biệt tỷ lệ số ca nặng phải nhập viện và tỷ lệ số trường hợp tử vong do COVID-19 đang giảm sâu. Cùng với tỷ lệ tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 cho giáo viên và học sinh từ lớp 7-12 ở mức khá cao. Chúng ta có đầy đủ căn cứ, kinh nghiệm, điều kiện để quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc đưa học sinh quay trở lại trường học. Đây không chỉ là chuyện mở cửa trường học mà còn là củng cố, tái thiết giáo dục sau dịch bệnh.
Để sớm mở cửa trường học an toàn, Bộ GD&ĐT thời gian qua đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tham vấn ý kiến với các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, y tế về phương án đưa trẻ trở lại trường và nhận được các ý kiến đồng thuận. Tất nhiên, việc học sinh, sinh viên trở lại trường có thể phát sinh những sự cố ngoài mong muốn như có các trường hợp lây nhiễm… Vì thế, nhiều địa phương cùng ngành Giáo dục đã tổ chức diễn tập đón học sinh trở lại trường, trong đó đặt ra những tình huống cần xử lý phòng, chống COVID-19.
Có thể nói, với ngành Giáo dục, việc chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, dần mở cửa trường học là nhiệm vụ rất quan trọng để các hoạt động giáo dục sớm quay trở lại trạng thái bình thường. Vì thế, trở lại trường, chuyện tưởng rất bình thường đối với học sinh. Thế nhưng, trong thời điểm này là kết quả của một quá trình chiến đấu kiên cường của toàn xã hội, trong chiến lược tổng thể của quốc gia ứng phó với COVID-19 khó lường, nguy hiểm và nay đã thành công bước đầu.
Học sinh trở lại trường học, người lớn đi làm, cuộc sống bình thường mới đang dần trở lại. Dường như chẳng có thanh âm nào yên bình hơn thế, như chồi non lộc biếc sau những ngày đông ảm đạm…
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đã gửi gắm trong thông điệp đầu năm mới, ông đưa lên trang cá nhân của mình: “Với ngành Giáo dục, quãng thời gian đóng cửa trường học dài đằng đẵng vừa qua như một mùa đông u ám. Xuân đã sang, có một thứ cần khai mở, dứt khoát cần khai mở, đó là cổng trường học, để thầy cô đón học sinh tới trường học trực tiếp. Mong mọi điều tốt lành sẽ tới trong xuân này, mong xuân bình an, xuân tốt lành. Tất cả mọi người cùng chung tay cho một sự khai mở vô cùng cần thiết này của mùa xuân”
Giáo viên vùng cao trở lại trường sau tết
Trong tiết trời giá rét, nhiệt độ khoảng 18 độ C, nhưng những thầy cô giáo ở huyện vùng cao Mường Lát, Quan Hóa vẫn phải chuẩn bị tư trang đầy đủ để trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Giáo viên ở Trường Tiểu học Thành Sơn (Quan Hóa) kiểm tra thân nhiệt học sinh trước khi vào lớp học.
Giáo viên vượt đường trở lại trường sau tết
Sáng 7-2, theo lịch của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tất cả các học sinh trên địa bàn toàn tỉnh bắt đầu ngày đầu tiên đến lớp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Tuy nhiên, với những giáo viên dạy học ở các huyện vùng cao: Mường Lát, Quan Hóa... hầu hết đã phải đến trường từ trước đó.
Vượt 120 km từ xã Xuân Lộc (Thường Xuân) lên Trường Tiểu học Trung Lý 2 (Mường Lát), thầy giáo Cầm Bá Can khệ nệ mang đủ thứ từ rau, củ, quả đến đồ ăn thức uống để tiếp tục bám bản, bám lớp. Từ năm 2013, thầy Can đã dạy ở Trường Tiểu học Tây Tiến, xã Mường Lý (Mường Lát) và mới chuyển về điểm trường khu Lìn, Trường Tiểu học Trung Lý 2 được 4 năm. Cung đường từ điểm trường chính ở khu Cò Cài sang khu Lìn tới 10 km, hoàn toàn là đường đất, trơn trượt. Thầy Can chia sẻ: "2 ngày vừa rồi mưa rả rích nên đường trơn trượt tạo thành rãnh xói mòn. Hai vợ chồng đèo nhau, thỉnh thoảng vợ tôi (hiện đang dạy mầm non tại khu Pá Búa cùng ở xã Trung Lý) phải xuống đẩy xe. Vất vả quen rồi. Dù cách điểm trường chính chỉ 10 km nhưng nếu mưa nặng hạt thì có khi phải mất gần 2 giờ đồng hồ mới tới khu Lìn".
Quãng đường từ thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) lên Trường Tiểu học Thành Sơn (Quan Hóa) dài hơn 180 km, buộc thầy giáo Phạm Văn Loan từ sáng sớm ngày 6-2 (tức mùng 6 tết) phải lên trường. Thầy Loan cho biết: Trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, Sở GD&ĐT đã có công văn yêu cầu các trường phải tổ chức test nhanh COVID-19 cho cán bộ, giáo viên trước khi tổ chức dạy học trở lại. Vì thế, ngay khi lên trường việc đầu tiên của tôi là đi xét nghiệm COVID-19 để đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng nghiệp và học sinh.
Không riêng gì thầy Can, thầy Loan... sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhiều giáo viên vùng cao lại phải vượt đường, vượt cả dịch bệnh trở lại trường học, tiếp tục sự nghiệp gieo chữ.
Nỗ lực đưa học sinh trở lại lớp
Đến hẹn lại lên, cứ sau Tết Nguyên đán, nhiều giáo viên ở huyện vùng cao Mường Lát lại chuẩn bị tư thế để đi "đón" học sinh. Trường Tiểu học Tây Tiến có 436 học sinh, trong đó số học sinh người dân tộc Mông chiếm gần 90%, số còn lại là dân tộc Thái, ở 6 điểm trường: Trung Thắng, Sài Khao, Suối Ún, Xì Lồ, Chiềng Nưa, Chà Lan... với 26 cán bộ, giáo viên.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Tiến, cho biết: "Thực hiện Công văn khẩn số 223 ngày 6-2-2022 của Sở GD&ĐT và Công văn số 31 ngày 7-2-2022 của Phòng GD&ĐT huyện Mường Lát, ngay ngày học đầu tiên, nhà trường đã thực hiện việc tổng vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp để đón học sinh trở lại trường, chủ động nắm bắt tình hình học sinh trở lại trường sau Tết Nguyên đán, nhất là học sinh vùng nguy cơ cao. Ngày học đầu tiên ở Trường Tiểu học Tây Tiến, số học sinh đến lớp chỉ đạt khoảng 40-45%. Vì thế, chúng tôi đã cho giáo viên chủ động đến nhà học sinh để tìm hiểu nguyên nhân, vận động phụ huynh cho các em đến lớp".
Tại khu Sài Khao, Trường Tiểu học Tây Tiến, dù là ngày đi học thứ 2 sau 9 ngày nghỉ tết nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa đến lớp. Thầy Hơ Pó Sung chia sẻ: "Sau Tết Nguyên đán, việc vận động học sinh đến lớp năm nào cũng gặp nhiều khó khăn vì các em còn phụ giúp việc nương rẫy cho gia đình. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng cố gắng hết sức để vận động các em tới lớp. Phụ huynh nào chưa hiểu thì chúng tôi đến nhà nhiều lần, vận động nhiều lần. Đa phần phụ huynh vì thương giáo viên đi lại vất vả nên cũng tự nguyện sắp xếp cho con đến lớp". Thầy Sung còn cho biết thêm kinh nghiệm: "Là giáo viên ở điểm trường lẻ chúng tôi luôn lo lắng việc học sinh không đến lớp đầy đủ sau các kỳ nghỉ đặc biệt là nghỉ Tết Nguyên đán. Nên trước khi nghỉ chúng tôi đã phải động viên, giải thích cho học sinh hiểu về vai trò của việc đến lớp. Nếu nghỉ học, các em sẽ quên mất cái chữ, rồi biết khi nào mới biết đọc, biết viết".
Niềm vui với các giáo viên ở Trường Tiểu học Thành Sơn (Quan Hóa) là ngay ngày đầu tiên đến lớp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là nhà trường chỉ vắng 4 trong tổng số 264 em học sinh toàn trường. Nói về điều này, thầy giáo Phạm Văn Loan, cho biết: So với nhiều xã trong huyện, Thành Sơn vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với hệ thống đường giao thông được nhựa hóa và bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại; ngoài ra nhà trường còn làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh và học sinh cách phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm khuyến cáo "5K",... vì thế phụ huynh phối hợp tốt với nhà trường và thầy cô giáo cho các em trở lại trường.
Trong ngày đến trường đầu tiên sau kỳ nghỉ tết và nghỉ dịch kéo dài, giáo viên ngoài việc hướng dẫn các em rửa tay ở các điểm nước rửa tay tại khuôn viên, các cửa lớp học hoặc bằng nước sát khuẩn trước khi vào lớp, đeo khẩu trang đúng cách để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, còn trực tiếp đo thân nhiệt cho học sinh. Ông Lò Văn Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Lát, cho biết: "Trước ngày học trở lại đầu tiên, 852 giáo viên đã có mặt đầy đủ ở các điểm trường để thực hiện nhiệm vụ. Hiện tại, số lượng học sinh trên địa bàn huyện Mường Lát đến lớp đạt trên 80% (trong tổng số 11.142 học sinh toàn huyện). So với các năm trước, đây là con số đáng mừng. Có được kết quả đó ngoài vai trò của nhà trường, của phụ huynh, thì sự vận động của giáo viên là vô cùng lớn".
MỚI: 1 huyện của Hà Nội lùi thời gian cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 đi học trực tiếp Học sinh tiểu học và lớp 6 trên địa bàn huyện Ba Vì sẽ đến trường từ ngày 14/2 thay vì ngày 10/2 như kế hoạch chung của thành phố. Mới đây, ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì, Hà Nội thông tin học sinh tiểu học và lớp 6 trên địa bàn huyện sẽ đến trường từ ngày 14/2...