Hàng triệu đô la đổ trắng đường phố Hồng Kông
Nhiều người nhanh chóng lao đến đường Gloucester, nhặt đầy tay những tờ tiền mệnh giá 500 đô la Hồng Kông, mỗi tờ tương đương khoảng 65 USD khi hàng triệu đô la đổ ra tại khu Loan Tử, theo South China Morning ngày 24.12.
Tiền bay đầy đường sau vụ tai nạn – Ảnh chụp màn hình trang SCMP
Số tiền trên bị rơi ra sau vụ tai nữa giữa xe chở tiền và một xe khác. Cảnh sát Hồng Kông đã yêu cầu người dân hoàn trả lại 15 triệu đô la Hồng Kông bị mất sau sự cố trên.
“Nếu mọi người sử dụng tiền đó, họ có thể bị phạm tội trộm cắp, đó là một tội rất nặng theo quy định. Chúng tôi vẫn đang điều tra. Chúng tôi tin rằng số tiền này đã bị mất bớt. Chúng tôi không thể loại trừ bất cứ khả năng nào vào lúc này được”, South China Morning Post dẫn lời sĩ quan cảnh sát Wan Siu-hong.
Một nhân viên làm việc gần đó cho biết ông đã nhìn thấy “một người trông giống phụ nữ Hồng Kông” nhặt ít nhất 10 cọc tiền trước khi nhanh chóng rời khỏi đó; tuy nhiên, ông không thể xác định mệnh giá của số tiền mà người phụ nữ đó lấy đi.
Một nhân chứng khác cho biết có rất nhiều tiền mệnh giá 500 đô la Hồng Kông bay trên đường. Lúc đầu mọi người không làm gì cả, và rồi một người bước xuống đường và những người khác ngay lập tức làm theo.
“Mọi người chạy chậm lại, rồi tôi thấy vài chiếc hộp màu xanh trên đường. Tôi tưởng là chiếc xe tải bị rơi hàng. Và rồi tôi thấy vài người trên phố nhặt những thứ mà tôi tưởng là hộp điện thoại iPhone. Khi tôi đến gần thì đó là những cọc tiền”, theo South China Morning Post dẫn lời nhân chứng trên.
Video đang HOT
Cảnh sát Hồng Kông kiểm tra số tiền còn lại – Ảnh chụp màn hình trang SCMP
Hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một tài xế taxi đã bỏ chiếc xe của mình giữa đường phố kẹt xe và lao đến nhặt tiền.
Cảnh sát cho biết đã nhận được nhiều cuộc gọi thông báo về vụ việc từ người dân. Lực lượng vũ trang nhanh chóng có mặt tại hiện trường và lập hàng rào trên 2 làn đường Gloucester. Các nhân chứng mô tả những viên cảnh sát rất giận dữ trong khi những người nhặt tiền vẫn phớt lờ lời kêu gọi rời khỏi con dường cho đến khi khu vực được phong tỏa.
Hàng chục cảnh sát đứng bảo vệ 3 chiếc thùng, thường được các công ty an ninh sử dụng để đựng số tiền lớn, sau đó kiểm tra lại số tiền thu được từ hiện trường. Cảnh sát đã từ chối bình luận việc có hay không những người nhặt tiền bị bị phạt tù.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Occupy Central dừng bước tại Hongkong
Phong trào Chiếm trung tâm (Occupy Central) sau khi làm mưa làm gió tại nhiều quốc gia trên thế giới đã phải dừng bước tại Hongkong. Phong trào này xuất phát từ đâu và vì sao lại thất bại tại Hongkong?
Occupy Central tại Hồngkông đã thất bại
Chính quyền Hongkong đang chuẩn bị dẹp bỏ các địa điểm biểu tình cuối cùng tại vùng lãnh thổ này. Ngày 9/12, Trương Đức Cường, Trợ lý Cục trưởng Cảnh sát Hongkong (Trung Quốc), tuyên bố cảnh sát sẽ tiến hành giải tỏa tất cả các con đường ở khu trung tâm và quận Admiralty.
Cơ sở cho hành động quyết đoán lần này của cảnh sát Hongkong là lệnh của Tòa thượng thẩm, cho phép nhà chức trách tháo gỡ các rào cản tại địa điểm biểu tình. Ngoài ra, ngày 10/12, tổng cộng 41 nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Hongkong thuộc phe Kiến chế (ủng hộ chính quyền) đã ra tuyên bố chung ủng hộ cảnh sát giải tỏa đường phố toàn diện. Đa số nghị sĩ Hongkong còn yêu cầu truy cứu trách nhiệm tất cả những người tổ chức, lên kế hoạch, tài trợ và xúi giục tham gia phong trào Occupy Central.
Người biểu tình ở Mongkok, Hongkong
Về phía các thủ lĩnh phong trào Occupy Central, họ nói sẽ không có bất kỳ sự phản kháng bạo lực nào đối với hoạt động giải tỏa của cảnh sát ở khu vực Admiralty vào ngày 11/12, điều mà họ dự kiến sẽ đánh dấu sự kết thúc của phong trào này. Tại khu Admiralty, trước khi phải rời khỏi địa điểm chiếm đóng, người biểu tình đã dựng lên những tấm bảng ghi: "Chúng tôi sẽ trở lại" bằng tiếng Anh và tiếng Quảng Đông. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quan sát, người biểu tình có vẻ như cam chịu thất bại sau hơn hai tháng đấu tranh không có được kết quả nào.
Occupy Central ở Hongkong có gì khác lạ?
Bản thân phong trào Occupy Central ở Hongkong gần đây cũng phát sinh mâu thuẫn. Người thì muốn bám trụ đến cùng, người thì muốn chấm dứt hình thức chiếm đường phố và đổi sang hình thức khác. Ngày 2/12, lãnh đạo phong trào Occupy Central đã ra hàng cảnh sát và kêu gọi giải tán cuộc biểu tình. Trong một bài phân tích đăng trên báo Mỹ New York Times, Giáo sư Benny Tai, một trong ba nhà sáng lập phong trào Occupy Central cho rằng "đã qua rồi" giai đoạn phong tỏa đường phố để gây áp lực với chính quyền Hongkong và Bắc Kinh. Theo ông, chiếm giữ đường phố là một chiến thuật nhiều rủi ro và ít có cơ may đạt được kết quả. Lãnh đạo Occupy Central nhận định: Phong trào dân chủ đã đến lúc phải thay đổi phương pháp tranh đấu để thuyết phục công luận thấu hiểu cuộc tranh đấu cho dân chủ là vì lợi ích của chính họ. Từ nhận định này, Benny Tai đề nghị chiến thuật "bất hợp tác" với chính quyền như không đóng thuế, không trả tiền thuê nhà do nhà nước quản lý và ngăn chặn nghị viện biểu quyết. Như vậy, hình thức chiếm trung tâm đã tỏ ra hết hiệu quả và người Hongkong cần tìm ra hình thức đấu tranh mới để bảo vệ cho ý nguyện dân chủ của mình.
Nhìn lại các phong trào phản đối bộc phát từ năm 2011, các nhà phân tích nhận thấy Hongkong thật sự là một hóa thân mới nhất của phong trào Occupy Central. Một phong trào đã làm biến đổi hoàn toàn khái niệm "cách mạng dân chủ".
Phong trào Occupy Central bắt đầu từ Bắc Phi, chứ không phải tại Mỹ. Rồi từ đó lan dần sang các quốc gia thuộc khu vực biển Địa Trung Hải như Hy Lạp và Tây Ban Nha. Chỉ đến khi nó làm chấn động trung tâm chủ nghĩa tư bản, Wall Street, phong trào mới được nhân rộng sang các nước khác từ Argentina cho đến Nam Phi...
Điểm đặc trưng của phong trào này là không nhằm chiếm lấy quyền lực như nhiều cuộc cách mạng trong quá khứ. Nếu như đa số các phong trào Occupy Central trên thế giới đều bị phá vỡ, Hongkong lại là một trong những phong trào giữ được hơi lửa lâu nhất, với một cái tên mới là Occupy Central with Love and Peace (OCLP). Tầm mức quan trọng của phong trào đã gây bất ngờ trên toàn thế giới, kể cả những người chủ xướng phong trào OCLP.
Theo giải thích của các chuyên gia, nguyên nhân kinh tế là những động cơ chính của người biểu tình Hongkong. Nhưng những chương trình cải cách được thực hiện trong những năm 1970-1980, biến Hongkong thành thí điểm cho chính sách tự do mậu dịch mới, đã mang đến cho xứ thuộc địa này một sự trỗi dậy kinh tế thần kỳ. Kể từ khi bị trao trả về cho Trung Quốc năm 1997, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bắt đầu nảy sinh. Hongkong triển khai một mô hình kinh tế tự do mới theo cách riêng lai tạp với kiểu chủ nghĩa chuyên chế thị trường. Làn sóng ồ ạt du khách Trung Quốc đổ vào, biến khu thuộc địa cũ thành một kiểu siêu thị hạng sang.
Sự trỗi dậy của một lớp tư sản làm chết dần chết mòn các tiểu thương địa phương, các khu phố bình dân và làm dội giá thị trường bất động sản. Những trùm bất động sản mới lấn chiếm các vùng nông thôn để mở rộng đô thị nhưng lại không chú trọng đến việc xây nhà xã hội. Trong khi giới trẻ bị buộc phải sống trong cảnh túng quẫn. Cuối cùng là nạn tham nhũng. Tình trạng móc ngoặc giữa quan chức cao cấp chính phủ và các nhà đầu tư diễn ra ở mọi cấp độ. Kết quả là vào năm 2013, trên tổng số 7 triệu cư dân, có đến khoảng 1,63 triệu người (hơn 23% dân số) sống dưới ngưỡng nghèo. Cộng đồng Occupy Central đã được sinh ra từ việc nhận thức được rằng giới doanh nhân Hongkong là một lũ vô hại duy nhất, cần phải bứng bỏ đi. Đó chính xác cũng là loại sâu bọ mà phong trào Occupy Central tại Mỹ từng ý định tố cáo dưới danh nghĩa "99%" và buộc tội số "1%". Nó không chỉ đơn giản vấn đề phân phối phúc lợi, bất công xã hội, mà vì còn vấn đề quyền lực giai tầng. Bởi vì, "1%" là tỷ lệ những người đã dùng sự giàu có của mình để gây ảnh hưởng chính trị, để rồi ngược trở lại, nó cho phép họ được làm giàu hơn nữa.
Từ đó cho thấy tùy theo từng bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội mà mỗi phong trào tại mỗi quốc gia có những kết quả khác nhau.
Theo S.Phương (tổng hợp)
PetroTimes
Người biểu tình tái chiếm đường phố Hong Kong Người biểu tình Hong Kong đã tái chiếm nhiều đường phố của khu vực biểu tình then chốt lúc sáng sớm (18/10), bất chấp nỗ lực giải tán bằng hơi cay và dùi cui của cảnh sát. Theo Reuters, hàng nghìn người biểu tình, một số đeo kính và mũ bảo vệ, đã dựng lên các chướng ngại vật mới từ hàng rào...