Hàng trăm triệu người muốn bỏ thuốc lá vì lo nhiễm Covid-19
Hàng trăm triệu người muốn bỏ thuốc lá, nhất là trong đại dịch Covid-19 vì lo ngại hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá thông tin như vậy tại buổi gặp mặt báo chí Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 Và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 780 triệu người muốn bỏ thuốc lá, đặc biệt trong đại dịch Covid-19 có thêm hàng triệu người muốn bỏ thuốc vì lo ngại hút thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19, nhất là ở những người đã mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường…
Nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá, năm 2021 WHO chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5. Thông qua chủ đề này, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của WHO.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí.
Tại Việt Nam, thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) trong thời gian qua với sự hỗ trợ của Quỹ PCTHTL, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ ngành, tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh công tác PCTHTL. Hoạt động PCTHTL đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Theo kết quả điều tra tại 34 tỉnh/TP năm 2020 cho thấy, một số tỉnh/TP có tỷ lệ hút thuốc nam giới giảm so với năm 2015 (từ 2,5% đến 12%) như: Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Tháp, Tiền Giang.
Một số tỉnh/TP có tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc giảm (từ 8,8% đến 33,2%) so với năm 2015 như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Nam, Tiền Giang.
Một số tỉnh/TP có tỷ lệ tiếp xúc với khói thuốc tại cơ sở y tế giảm (từ 3,4% đến 9,6%) so với năm 2015 như: Đồng Tháp, Hải Phòng, Quảng Nam.
Về tỷ lệ hiểu biết về tác hại của việc sử dụng thuốc lá cao với 95,5% người trưởng thành tin rằng hút thuốc lá sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm.
Tỷ lệ người biết về Luật PCTH thuốc lá là 65,2%.
Chỉ tính riêng trong 2019-2020 đã có gần 22.000 trường học, 3.826 nhà máy 377 công ty xe khách thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá .
Nhiều bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội tích cực tham gia và triển khai các hoạt động PCTH thuốc lá…
Video đang HOT
“Trong bối cảnh tình hình dịch Covid -19 hiện nay, bên cạnh việc tuyên truyền về PCTHTL nói chung, chúng tôi mong muốn các cơ quan truyền thông phối hợp tuyên truyền lồng ghép để người dân nhận thức việc bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc Covid -19″ – PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Theo WHO, người hút thuốc lá có khả năng mắc Covid -19 cao gấp 1,5 lần. Hút thuốc lá cũng như hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc và làm trầm trọng hơn các bệnh nền, khiến người mắc Covid -19 có nguy cơ tử vong cao hơn. Covid -19 tấn công và làm suy yếu phổi khiến những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc cao hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các tổ chức và chuyên gia y tế công cộng hàng đầu lo ngại rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn nếu mắc Covid -19.
Thời điểm đại dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp chính là thời gian phù hợp nhất để người hút thuốc quyết tâm bỏ thuốc lá.
“Để hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 với chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá”, tôi kêu gọi những người những ai chưa hút thì không hút thuốc lá, những người đang hút thì hãy bỏ thuốc. Bỏ thuốc lá là một trong những điều tốt nhất mà mọi người có thể làm cho sức khỏe của chính mình và những người thân yêu, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 như hiện nay” – Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá nhấn mạnh.
Màu gì được con người yêu thích nhất?
Vấn đề đồng giới đến tập thể dục, màu yêu thích nhất và cai nghiện thuốc lá... là những phát hiện mới liên quan đến con người và vì con người.
Dễ bỏ thuốc lá hơn khi dùng hình phạt.
Màu xanh da trời được yêu thích nhất
Một cuộc khảo sát trên thế giới cho thấy màu xanh da trời là màu yêu thích nhất tại 10 quốc gia thuộc 4 châu lục.
"Con thích màu nào nhất?" là một trong những câu hỏi đầu tiên mà trẻ em được nghe trong đời. Màu sắc ảnh hưởng đến tâm trạng, thói quen, thậm chí cả người chúng ta chọn làm vợ. Màu cũng có chỗ đứng trong chính trị và quốc gia.
Cuộc khảo sát mới của Công ty Phân tích dữ liệu quốc tế YouGov tại 10 nước cho thấy, màu xanh da trời là màu phổ thông nhất và được nhiều người thích nhất. 23% dân số Indonesia, 33% dân số Anh thích màu xanh da trời hơn những màu khác trong danh sách.
Màu được yêu thích thứ 2 khác nhau tùy mỗi quốc gia, nhưng có 3 nước chọn màu xanh lá là Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc; 4 nước chọn màu đỏ trong 3 vị trí đầu là Indonesia, Singapore, Đức và Anh. Người Malaysia và Úc thích màu đỏ và hồng thứ nhì, sau mau xanh da trời.
Không hiểu vì lý do gì, đàn ông thích màu xanh da trời hơn đàn bà. Ở Mỹ là 40% so với 24%; ở Anh 40% so với 27%. Nhưng phụ nữ vẫn thích màu xanh da trời hơn những màu khác.
Phụ nữ thích màu hồng hơn nam giới là điều dễ hiểu nhưng vẫn không vượt quá con số 10 - 13%. Màu xanh da trời cũng là màu chủ đạo của mọi chủng tộc. Tại Mỹ, 30% người da trắng thích màu xanh da trời so với 35% người da đen và 35% người gốc Mỹ Latinh.
Muốn bỏ thuốc lá nên dùng hình phạt
Đối với những người muốn bỏ thuốc lá thì tác động từ bên ngoài sẽ giúp họ dễ hơn và rất ít bị tái nghiện. Nhưng tác động ở đây không phải là phần thưởng mà là hình phạt nếu họ tiếp tục cầm điếu thuốc. Hoặc là hình phạt trước, phần thưởng đến sau.
Theo một nghiên cứu mới xuất bản trên tập san The New England Journal of Medicine, hình phạt mang lại hiệu quả cao hơn vì bản chất con người là sợ bị trừng phạt hơn... chờ tưởng thưởng! Thử nghiệm 2 biện pháp trên đối với 2.500 đối tượng đã chứng minh kết luận này là đúng.
Số người chọn phần thưởng thường tái nghiện lại dễ dàng trong khi số người chọn hình phạt bỏ được thuốc lá nhiều hơn.
Mức phạt (phải đóng trước) nên cao gấp 4 lần mức thưởng, ví dụ 150 USD nếu không bỏ được thuốc lá trong 6 tháng. Nếu bỏ hẳn được thuốc lá tiền sẽ nhận lại và được thưởng thêm
600 USD.
Sức mạnh của cái bắt tay
Bắt tay để kiểm tra sức khỏe.
Một nghiên cứu mới đăng trên tờ The Lancet cho biết, cái bắt tay có thể báo trước là bạn có nguy cơ đau tim hay đột quỵ trong tương lai hay không. Bắt tay cũng là chỉ dẫn mạnh mẽ về cái chết hơn kiểm tra huyết áp.
"Độ mạnh cái nắm tay khi bắt tay của một người là dấu hiệu báo trước nguy cơ về sức khỏe của người ấy. Kiểm tra sức khỏe tim mạch và tuổi thọ bằng cái bắt tay là phương pháp rẻ và dễ thực hiện hơn các phương pháp khác nhiều" - một thành viên của nhóm nghiên cứu nói.
Nghiên cứu có tên "The Prospective Urban-Rural Epidemiology" (PURE) được tiến hành 4 năm liền trên 140.000 người lớn, tuổi từ 35 - 70 tại 17 quốc gia (Canada, Thụy Điển, UAE, Argentina, Brazil, Chile, Malaysia, Ba Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Colombia, Iran, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Zimbabwe) đã phát hiện ra rằng một cái bắt tay yếu, lỏng lẻo có liên quan đến tuổi thọ ngắn và nguy cơ cao bị tim mạch và đột quỵ.
Lực kế (dynamometer) sẽ được dùng để đo độ mạnh của cái nắm tay khi đối tượng bắt tay người khác.
Các nhà nghiên cứu khuyên bác sĩ nên bắt tay bệnh nhân trước khi khám bệnh cho họ để có đánh giá sơ bộ về tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Bắt tay lỏng lẻo có nghĩa là sức mạnh cơ bắp đang suy giảm nên dễ ngã bệnh, tật nguyền và cả chết sớm.
Nghiên cứu nhấn mạnh: "Mỗi 5 kg giảm sức mạnh bắt tay, nguy cơ chết sớm (vì bất cứ nguyên nhân gì) sẽ tăng thêm 16%, tăng 17% nguy cơ chết vì nhồi máu cơ tim, tăng 7% nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng 9%".
Tuy nhiên cũng có những người thường cố ý bóp mạnh khi bắt tay để bày tỏ sự "thân thiện" nên kết luận của nghiên cứu chỉ có ý nghĩa tương đối.
Tiến sĩ Darryl Leong thuộc Đại học McMaster University ở Ontario (Canada), trưởng nhóm nghiên cứu nhận định: "Chúng ta cần tìm hiểu thêm nữa để xem việc cải thiện sức mạnh của cơ tay có thể giúp giảm nguy cơ chết sớm và các bệnh tim mạch".
Tập thể dục thường xuyên sẽ sống thọ hơn 5 năm
Tăng tuổi thọ hơn nếu tập thể dục thường xuyên.
Tập thể dục thường xuyên ở người già có tác dụng rất lớn lên tuổi thọ giống như bỏ thuốc lá.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oslo University Hospital ở Na Uy đã theo dõi 5.700 người già và thấy những người bỏ ra 3 giờ tập thể dục mỗi tuần (kể cả tập nhẹ và tập nặng hơn) sẽ sống thêm được 5 năm so với người không tập.
Khi công bố kết quả nghiên cứu trên tập san British Journal of Sports Medicine, nhóm nghiên cứu đã kêu gọi mở cuộc vận động khuyến khích người già tập thể dục và nếu cần tạo điều kiện và cơ hội để họ thường xuyên làm việc này.
Nghiên cứu được tiến hành khi Hội Tim mạch Anh cảnh báo về xu hướng lười tập thể dục và vận động của người già trong thời đại smartphone và máy tính bảng.
Tại Anh, cơ quan y tế đưa ra lời khuyên là những người trên 65 tuổi nên tập thể dục vừa phải trung bình 150 phút một tuần nếu muốn duy trì sức khỏe và sống lâu hơn.
Thử nghiệm cho thấy, những người từ 68 - 77 tuổi tập thể dục nhẹ ít hơn 1 giờ/tuần cũng giống như... không tập! Tập 6 lần/tuần, mỗi lần 30 phút nguy cơ tử vong (trong 11 năm nghiên cứu) giảm đến 44%.
Báo cáo nhấn mạnh: "Thậm chí người từ 73 tuổi trở lên mà tập thể dục thường xuyên với thời lượng tối thiểu cũng sẽ thọ thêm 5 năm so với người thụ động. Thể dục có lợi giống như ngưng hút thuốc khi nói về tuổi thọ".
Một thống kê mới nhất cho thấy, số người già không tập thể dục hay tập không thường xuyên tại Bồ Đào Nha là 69%, tại Ba Lan 55%, Pháp 46%, Anh 44%, Croatia 34% và Đức 26%.
Julie Ward, thuộc Hội Tim mạch Anh nhận xét: "Tập thể dục thường xuyên và vừa phải dù ở lứa tuổi nào cũng sẽ ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tim mạch và giúp kéo dài cuộc sống. Những động tác tập thể dục đơn giản từ 15 - 20 phút mỗi ngày ở người già giúp tạo ra sự khác biệt đáng kể cho sức khỏe".
Làm 3 cách đơn giản sau có thể tránh được khối u ung thư phổi Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất và cũng nghiêm trọng nhất, vì thường khó phát hiện cho đến khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, theo Express . Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi khá thấp, vì các triệu chứng thường chỉ được phát hiện...