Hàng trăm tấn cam rụng trắng vườn, nông dân “thắt ruột” ngắt bán với giá 5.000 đồng/kg
Hơn nửa tháng nay, tại thủ phủ cam Vinh thuộc huyện Quỳ Hợp ( Nghệ An) xảy ra hiện tượng cam bị rụng lên đến cả trăm tấn khiến nhiều nhà vườn đứng trước nguy cơ “trắng tay”.
Ngồi ngẩn ngơ trước những đống cam vàng rụng được vứt bỏ, chị Đinh Thị Huế (trú tại xã Văn Lợi) cho biết nhà mình có 1.500 cây cam trồng trên diện tích hơn 1,3ha. Mấy chục năm nay cả gia đình 6 thành viên lao động cật lực, sống nhờ quả cam thì năm nay có nguy cơ mất trắng khi hàng chục tấn cam đang thi nhau rụng.
Theo chị Huế, giống cam Xã Đoài lòng vàng rất ngon và sai quả do hợp với chất đất, khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Tuy nhiên, khi cây cam càng già thì tỷ lệ rụng và sâu bệnh càng nhiều dẫn đến năng suất giảm.
Còn hơn 2 tháng nữa cam mới cho thu hoạch mà đã rụng mất hơn 1 nửa.
Mọi năm, mỗi cây cam khoảng 5 năm tuổi bình quân sẽ có khoảng 100-120kg quả trên cây nhưng đến khi thu hoạch thì chỉ còn khoảng 70kg bởi mỗi ngày sẽ rụng từ 7-10 quả. Vụ cam năm nay cam bỗng dưng rụng nhiều hơn, còn 2 tháng nữa mới cho thu hoạch mà vườn cam nhà chị Huế rụng chỉ còn một nửa trái neo trên cây.
“Năm trước nhà tôi còn được thu hoạch khoảng 30 tấn, bán từ tháng 10 âm lịch cho đến Tết cổ truyền nhưng năm nay sản lượng may mắn lắm chỉ còn một nửa. Bao nhiêu công sức chăm bón, làm cỏ, bắt sâu, tưới nước, tiền điện để chong đèn LED dụ sâu bướm vào ban đêm nữa, giờ nhìn cam rụng mà đau thắt ruột”, chị Huế buồn bã nói.
Chị Huế ngồi thẫn thờ trước hàng tấn cam rụng được đổ thành đống.
Vì cam rụng quá nhiều, phủ kín gốc nên nhiều nhà sợ bị nấm và ruồi vàng phát triển mạnh, ảnh hưởng đến gốc cam nên đi nhặt rồi mang xe bò chở ra đổ đầy vệ đường. Nhiều nhà tiếc của chọn những quả cam già mang bán với giá 5.000 đồng/kg nhằm vớt vát chút công sức.
“Cam có lượng axit cao nên nếu chôn xuống đất không cẩn thận sẽ làm hỏng đất và tạo điều kiện cho các loại nấm và ruồi vàng phát triển, vì thế phải cực kỳ cẩn thận. Cam phải đào hố xa khu vực trồng cam rồi bỏ cam vào, rắc thêm vôi bột, men vi sinh và phân chuồng để làm phân. Phải ủ cam ít nhất 3 tháng rồi cho thêm phân chuồng ủ hoai mới dùng làm phân được”, chị Huế nói.
Video đang HOT
Những đống cam rụng được người dân vứt bỏ dọc đường quốc lộ.
Hơn 20 năm trồng cam tại Quỳ Hợp, anh Lĩnh (trú tại xã Minh Hợp) cho biết, giống cam bị rụng đều là các giống truyền thống như cam Xã Đoài, Vân Du…
“Trước đây có những cây cam 20-30 năm vẫn cho sai quả và ăn ngon nhưng gần đây những vườn cam già cỗi thường bị rụng, có năm rụng nhiều trắng tay luôn”, anh Lĩnh nói.
Theo anh Lĩnh, cam rụng do nhiều yếu tố như thời tiết, do phân bón, do sâu bệnh, do vàng lá thối rễ hoặc do bị thoái hóa giống dẫn đến khả năng kháng bệnh của cây kém, cuống cam bị yếu đi dễ bị rụng.
“Mảnh đất nào đã trồng cam rồi mà giờ trồng lại thì rất dễ bị sâu bệnh. Muốn trồng lại phải cải tạo đất bằng cách bỏ hoang từ 3-4 năm hoặc trồng các loại cây khác như mía, đậu, lạc rồi mới quay lại trồng cam thì mới được”, anh Lĩnh thông tin.
Nhiều nhà cam rụng gần hết, chỉ còn khoảng 30% trái còn neo trên cây.
Mặt khác, anh Lĩnh cho rằng cam bị rụng một phần cho nạn phân bón giả không thể kiểm soát khiến cây không có chất dinh dưỡng để phát triển, đất lại bị thoái hóa nên cam rụng ngày càng nhiều.
“Để khắc phục tình trạng cam rụng hàng loạt trước hết cần trồng theo quy hoạch, không được trồng lộn xộn các loại giống. Hơn nữa, phải chọn 1 giống đặc chủng, chất lượng tốt để trồng và kiểm soát được nạn phân bón giả”, anh Lĩnh cho hay.
Đồng quan điểm, chị Huế cũng cho rằng, ngày càng nhiều các công ty phân bón kém chất lượng về vùng trồng cam để mời chào. “Họ nói hay, giá rẻ, người dân thi nhau mua về bón cây nhưng họ bán được phân, lấy được tiền thì họ biến mất, biết là phân giả thì cũng không biết tìm họ ở đâu. Như năm ngoái, nhà nào không chăm bón lại đậu quả và chất lượng tốt hơn nhà chịu khó chăm bón”, chị Huế thông tin.
Hiện tại, các hộ gia đình chưa tìm ra cách khắc phục hiện tượng rụng quả hàng loạt của cây cam được coi là đặc sản địa phương.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Hợp cho biết, toàn xã hiện có khoảng 760h ha diện tích đất trồng cam với sản lượng trung bình từ 10-14 tấn/ha. Tuy nhiên, năm nay số lượng cam bị rụng nhiều hơn và sớm hơn nên sản lượng dự tính giảm đáng kể.
Theo ông Vinh, mọi năm tầm tháng 10 cam mới bắt đầu bị rụng nhưng năm nay mới tháng 8 cam đã rụng nhiều vô kể, có nhà rụng đến 60-70%, chỉ còn 30% quả trên cây. Diện tích cam rụng chủ yếu thuộc giống Xã Đoài lòng vàng thuộc các vườn lâu năm, già cỗi.
“Cam rụng có nhiều nguyên nhân, do thời tiết một phần, ngoài ra cam ở Minh Hợp thường bị bệnh vàng lá, thối rễ nên cây cam hấp thụ kém các chất dinh dưỡng; bị các loại côn trùng chích hút quả cam nên bị rụng nhiều”, ông Vinh nói.
Theo thống kê, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 61.000 ha cam sắp đến kỳ thu hoạch nhưng nửa tháng nay nhiều nơi xảy ra hiện tượng rụng quả hàng loạt, ước tính hàng trăm tấn cam đã phải vứt bỏ, chôn lấp.
Khánh Hòa: Xoài rớt giá, nhà vườn kém vui
Những ngày qua, nông dân huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thu hoạch rộ xoài. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh và hạn hán khiến xoài rớt giá, bà con kém vui.
Theo các nhà vườn, những ngày gần đây người trồng xoài trên địa bàn huyện Cam Lâm tỏ ra lo lắng khi giá liên tục giảm. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho việc tiêu thụ khó khăn.
Bên cạnh đó, nắng hạn kéo dài làm cho trái xoài nhỏ hơn so với mọi năm. Trước tình hình trên, một số nhà vườn không hái mà để chín rụng, bởi thu không đủ trả tiền công.
Giá xoài canh nông loại 1 là 8.000 đồng/kg, loại 2 là 4.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với mọi năm
Ông Nguyễn Duy Tân, một nhà vườn ở xã Cam Hải Tây, Cam Lâm than thở: "Năm trước, giá xoài canh nông đạt 16.000 đồng/kg, với giá trên gia đình còn thuê xe để vận chuyển và thuê công lao động để hái. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây giá xoài loại 1 chỉ còn 8.000 đồng/kg, loại 2 là 4.000 đồng/kg. Với giá rẻ bèo, tôi chẳng dám thuê xe chở, bởi không đủ trả tiền công".
Xoài rớt giá khiến cho gia đình ông Nguyễn Duy Tân, một nhà vườn ở xã Cam Hải Tây, Cam Lâm thất thu
Ông Tân chia sẻ: "Vụ này gia đình tôi thất thu, một phần do giá cả giảm và đồng thời ảnh hưởng của đợt hạn hán khiến cho trái nhỏ đi. Hơn 10 cây xoài canh nông hàng chục năm tuổi của gia đình tôi không thể thu hoạch do hạn hán làm cho trái quá nhỏ".
Vụ xoài năm nay bà con nông dân huyện Cam Lâm kém vui.
Ông Phạm Hồng Thịnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lâm cho biết, toàn huyện có khoảng 5.000ha xoài. Trong đó, có 3.000ha xoài Úc, 500ha xoài canh nông (xoài tây), còn lại xoài tứ quý, cát Hòa Lộc,...
Do ảnh hưởng của đợt nắng hạn kéo dài làm cho xoài canh nông năm nay trái nhỏ.
Ông Thịnh cho hay, do hạn hán nên năm nay năng suất xoài canh nông thấp chỉ từ 3- 4 tấn/ha, giá bán hiện từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với đầu vụ. Với giá và năng suất như trên thì người nông dân khó có lãi cao - ông Thịnh nói.
Bán cả tạ bí xanh không mua nổi cân thịt, nông dân xót xa chất đống ngoài đường Những ngày gần đây, bí xanh rớt giá thê thảm chỉ còn 1.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người đến thu mua. Hàng chục tấn bí xanh xếp thành đống lớn để bên vệ đường chờ thương lái. Chỉ ra cánh đồng rộng mênh mông toàn bí là bí, chị Vân Anh - Nhà vườn Tuấn Lan, thôn Nông Lâm, thị trấn Vân...