Hàng trăm gia đình rời khỏi Idlib do lo sợ không kích
Press TV ngày 10-9 đưa tin: Hơn 400 gia đình đã rời khỏi các ngôi làng ở tỉnh Idlib của Syria vì lo ngại các đợt không kích của Nga và Syria.
Hàng trăm gia đình rời khỏi Idlib trên những chiếc xe tải, ngày 9-9-2018
Tổ chức quan sát Nhân quyền Syria cho biết, hàng trăm gia đình được nhìn thấy mang theo các đồ đạc lỉnh kỉnh đã rời khỏi các ngôi làng ở tỉnh Idlib của Syria đi về khu vực biên giới trên những chiếc xe tải, vì lo ngại các đợt không kích của Nga và Syria.
Một cư dân đang chạy khỏi phía nam Syria nói rằng, lực lượng Nga đã tiến hành không kích bằng pháo và bom.
Theo người dân và nhân viên cứu hộ, các chiến đấu cơ Nga và Syria đã nối lại các cuộc không kích tăng cường ở Idlib và nhiều khu vực khác của Syria vào hôm 9-9, khi Damascus tiếp tục đẩy mạnh cuộc tấn công vào thành trì lớn cuối cùng của phiến quân.
Idlib hiện đang là một khu vực “ nóng” do đây là thành trì cuối cùng của lực lượng nổi dậy hoạt động chống chính quyền Syria, và cũng là nơi ẩn náu của nhiều phần tử khủng bố.
Việc xóa sổ được thành trì này cũng đồng nghĩa với việc chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ, giành thắng lợi trước phe nổi dậy sau nhiều năm giao tranh và hướng tới công cuộc tái thiết đất nước. Do đó, mặc cho Mỹ cảnh báo và thậm chí đe dọa, chính phủ Syria vẫn quyết tâm giải phóng Idlib. Hiện Syria đang nhận được sự ủng hộ của Nga và Iran trong vấn đề này.
Video đang HOT
Theo aninhthudo
Những điều ông Trump cần tính toán trước khi phát lệnh tấn công Syria
Chính quyền Mỹ đã hai lần tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các căn cứ của chính quyền Syria và nguy cơ xảy ra cuộc tấn công lần ba đang ngày càng hiện hữu. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về mục đích cũng như tính hợp pháp của động thái quân sự từ Washington.
Mỹ phóng tên lửa từ tàu khu trục trên Địa Trung Hải nhằm vào căn cứ không quân tại Syria năm 2017 (Ảnh: Reuters)
Khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad chuẩn bị cho trận chiến lớn tại tỉnh Idlib, một trong những thành trì cuối cùng của các phiến quân tại Syria, các quan chức của chính quyền Mỹ vẫn lo ngại về nguy cơ xảy ra các vụ tấn công hóa học tại khu vực này. Mỹ, Anh và Pháp đã ra tuyên bố chung cảnh báo nếu phát hiện chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad gây ra các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria, liên quân sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng. Thậm chí Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tuần trước tuyên bố biện pháp đáp trả của Washington lần này còn mạnh hơn nhiều so với các cuộc tấn công mà Mỹ từng tiến hành nhằm vào Syria hồi tháng 4 năm ngoái và tháng 4 năm nay.
Theo trang tin Washington Examiner, lời cảnh báo của ông Bolton có thể coi là tối hậu thư do Mỹ gửi Syria. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn nên cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét các yếu tố thực tế về những lợi ích cũng như thiệt hại trước khi đưa ra các quyết sách an ninh quốc gia. Liệu việc Mỹ can thiệp quân sự vào Syria có phục vụ cho các lợi ích an ninh và thịnh vượng của Washington hay không? Liệu cuộc tấn công quân sự nhằm vào chính quyền Syria có thực sự thay đổi bản chất của cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông hay không? Liệu việc trừng phạt Tổng thống Assad có đáng để Mỹ đánh đổi bằng nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga và Iran hay không? Và nền tảng pháp lý nào cho phép Tổng thống Trump phát động cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Syria?
Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Syria Assad (Ảnh: AFP)
Kể từ khi quân đội Nga bắt đầu tham gia cuộc chiến chống khủng bố tại Syria theo đề nghị của chính quyền Assad từ tháng 9/2015, lực lượng chính quyền Syria bắt đầu mạnh dần lên. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các lực lượng do Iran hậu thuẫn và máy bay ném bom của Nga, quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát phần lớn các khu vực trung tâm từ tay phiến quân và dồn các phiến quân còn sót lại tới Idlib - một tỉnh nông thôn ở tây bắc Syria và giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Thực tế cho thấy các phiến quân không đủ sức để đối phó với sức mạnh của quân đội chính phủ Syria. Sau nhiều năm nội chiến, Syria đã biến thành một quốc gia chia rẽ với nhiều phe phái và các phiến quân còn sót lại đang bị bao vây từ mọi phía. Lực lượng này không chỉ ít ỏi về số lượng mà còn không sở hữu nhiều khí tài, sự đoàn kết cũng như sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế để đối phó với kế hoạch tái chiếm Idlib của chính quyền Syria. Các phiến quân cũng không có khả năng đạt được một thỏa thuận "tự trị" theo điều khoản mà họ mong muốn với chính quyền Syria.
Theo đó, "cơn mưa" tên lửa hành trình Tomahawk mà Mỹ giáng xuống các mục tiêu quân sự của chính quyền Syria cũng không thể làm thay đổi bối cảnh của cuộc chiến mà chính Washington cũng không còn hứng thú tham gia. Tổng thống Trump từ lâu đã bày tỏ mong muốn rút lực lượng Mỹ khỏi Syria với lý do tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã bị đánh bại và đã đến lúc Mỹ cần tăng cường an ninh biên giới cũng như tái thiết hạ tầng nội bộ.
Tranh cãi về cuộc tấn công của Mỹ
Cảnh tượng đổ nát sau cuộc không kích của liên quân Mỹ, Anh, Pháp tại Syria hôm 14/4/2018 (Ảnh: Reuters)
Những người ủng hộ Mỹ tấn công quân sự Syria cho rằng đây là biện pháp cần thiết để ngăn chặn khả năng chính quyền Assad tiếp tục gây ra các vụ tấn công hóa học trong tương lai và Washington có trách nhiệm phải làm như vậy. Cuộc không kích do Mỹ tiến hành nhằm vào căn cứ không quân tại Syria hồi tháng 4 năm ngoái được tiến hành với mục đích cảnh báo chính quyền Assad không được tiến hành thêm bất kỳ vụ tấn công hóa học nào nữa. Tuy nhiên sau đó, chính Washington lại nghi ngờ rằng Damascus vẫn chưa dừng lại các vụ tấn công hóa học, bất chấp mọi lời cảnh báo trả đũa từ phương Tây. Điều này đồng nghĩa với việc cuộc không kích của Mỹ đã trở thành biện pháp "vô ích". Đối với Tổng thống Assad, việc kiềm tỏa phiến quân nổi dậy có ý nghĩa quan trọng tới sự tồn tại của chính quyền do ông lãnh đạo.
Một cuộc tấn công nhằm vào Syria có thể sẽ làm hài lòng những người cho rằng Mỹ "cần làm gì đó" để ngăn chặn nguy cơ tấn công hóa học tại quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, khi tiến hành cuộc tấn công đó, Mỹ có thể sẽ phải trả một cái giá rất đắt là nguy cơ xung đột quân sự trực diện với Nga - quốc gia đang hậu thuẫn chính quyền Syria.
Ngoài ra, chính quyền Trump cũng phải tính toán tới những vấn đề liên quan tới pháp lý và hiến pháp nếu muốn tiếp tục phát lệnh tấn công Syria. Trừ khi Quốc hội Mỹ ủy quyền cho phép Tổng thống Trump sử dụng vũ lực quân sự đối với chính quyền Syria, một cuộc tấn công bằng tên lửa do Washington tiến hành có thể sẽ vi phạm hiến pháp Mỹ.
Trên thực tế, Tổng thống Trump được cho là đã vi phạm hiến pháp khi hai lần phát lệnh tấn công Syria. Trong hai năm 2017 và 2018, để đáp trả cáo buộc lực lượng chính phủ Syria tấn công hóa học nhằm vào dân thường ở Khan Sheikhoun và Douma, ông Trump đã chỉ đạo bắn hàng loạt tên lửa hành trình vào các mục tiêu quân sự của Syria. Trong cả hai trường hợp, chính quyền Trump đều thực hiện mà không bị chất vấn công khai hay bị coi là cố tình vi phạm hiến pháp. Có thể nói, vai trò của Quốc hội Mỹ trong những trường hợp này đã bị xếp xuống thứ yếu, thay vì mang tầm quan trọng như hiến pháp quy định.
Theo giải thích từ các luật sư của Tổng thống Trump, nhà lãnh đạo Mỹ không cần sự cho phép từ quốc hội trước khi phóng tên lửa vào Syria. Chính quyền Trump cho rằng việc sử dụng vũ lực hoàn toàn phù hợp với quy định của hiến pháp, một phần bởi vì việc phóng tên lửa vào Syria chưa được coi là một cuộc chiến theo định nghĩa thông thường của "chiến tranh", hơn nữa việc bắt chính quyền Syria phải chịu trách nhiệm về hành động của mình cũng nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ.
Tổng thống Trump có quyền hạn của một tổng tư lệnh quân đội và điều này cho phép ông ra quyết định tấn công Syria nếu cho rằng đó là cách để bảo vệ Mỹ khỏi những mối đe dọa hiện hữu. Khi đó, Quốc hội Mỹ có rất ít thẩm quyền trong việc ngăn Tổng thống Trump tự mình ra quyết định tấn công Syria nếu nhà lãnh đạo Mỹ quyết tâm muốn làm việc này.
Thượng nghị sĩ Tim Kaine đã gọi cuộc tấn công tên lửa hồi tháng 4 năm nay của chính quyền Trump nhằm vào Syria là "phi pháp", còn nghị sĩ Justin Amash mô tả cuộc tấn công này là "vi hiến, phi pháp và liều lĩnh". Theo các nghị sĩ, việc Tổng thống Trump ra quyết định tấn công khi chưa tiến hành thảo luận công khai hoặc chưa nhận được phiếu ủng hộ từ các nghị sĩ là hành động bất cẩn và làm xói mòn giá trị của hiến pháp.
Theo các ý kiến chỉ trích, sức mạnh quân sự chỉ được dùng khi các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ gặp rủi ro, khi sự an toàn của người dân Mỹ bị đe dọa trực tiếp và khi nền hòa bình cũng như thịnh vượng của nước Mỹ gặp nguy hiểm. Trong khi đó, cuộc nội chiến ở Syria, dù cho khủng khiếp đến mức nào đi chăng nữa, cũng không nằm trong số các điều kiện nêu trên.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Máy bay Nga, Syria ồ ạt dội bom không kích thành trì phiến quân ở Syria Các máy bay chiến đấu Nga và Syria ngày 8/9 đã dội bom xuống tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của các phiến quân tại Syria, sau khi hội nghị thượng đỉnh 3 bên Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ không đạt được thỏa thuận ngừng bắn cho vấn đề Syria. Hình ảnh do tổ chức Mũ Bảo hiểm Trắng công bố ghi...