Hàng trăm chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung: Thí sinh cần cẩn trọng
Tính đến ngày 12.10 có nhiều trường ĐH tiếp tục công bố điểm chuẩn và tuyển sinh bổ sung hàng trăm chỉ tiêu.
Các trường ĐH top giữa, top cuối lo lắng nguồn tuyển sinh
Cho đến nay, nhiều trường ĐH, thậm chí Cao đẳng trên cả nước đã thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng, nhiều trường đã khai giảng, tiếp nhận sinh viên mới. Tuy nhiên theo báo cáo nhanh từ Bộ GD-ĐT, nhiều trường vẫn khó khăn trong việc tuyển sinh, thậm chí nhiều trường có số lượng thí sinh đăng ký thấp hơn với chỉ tiêu đề ra. Theo thống kê, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ở các trường ĐH mới chỉ được 2/3 hồ sơ so với yêu cầu đề ra vì số lượng hồ sơ “ảo” rất nhiều nên nhiều trường vẫn còn hàng trăm chỉ tiêu bổ sung chờ đợi thí sinh đến nộp hồ sơ bổ sung.
Năm nay không phải là năm đầu tiên diễn ra tình trạng các trường đại học, cao đẳng thiếu thí sinh nhập học. Tuy nhiên, điều đáng nói là việc thiếu nguồn tuyển đang không chỉ diễn ra ở những trường đại học, cao đẳng top dưới, trường ngoài công lập mà năm nay, nhiều trường top giữa hay những trường từ lâu không phải lo lắng về nguồn tuyển thì cũng đang phải đối mặt với bài toán tìm kiếm thí sinh vào học. Đơn cử như ĐH sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm Thái Nguyên, Học viện An ninh nhân dân… vẫn tuyển bổ sung hàng chục chỉ tiêu ở các khoa.
Nhiều trường ĐH bổ sung hàng trăm chỉ tiêu cho tuyển sinh đợt 2
Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng sau khi Bộ GD-ĐT lọc ảo cho kết quả cuối cùng thì số lượng thí sinh trúng tuyển ít hơn với chỉ tiêu tương ứng của ngành mà trường đã công bố. Hơn nữa sau một thời gian dài cho các thí sinh xác nhận nhập học trong hệ thống của bộ, tỉ lệ thí sinh xác nhận nhập học vẫn thấp. Điều này có nghĩa rất nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng không có ý định nhập học hoặc không biết rõ quy định này.
Kỳ tuyển sinh đại học năm nay tỉ lệ ảo vẫn rất cao, trong khi đó, tại các cuộc họp trước khi lọc ảo, Bộ GD-ĐT đều khẳng định, tỉ lệ ảo năm nay sẽ thấp, nên các trường không dám gọi tỉ lệ vượt chỉ tiêu nhiều (để trừ hao lượng thí sinh ảo như mọi năm) vì sợ bị phạt. Năm nay tất cả các phương thức xét tuyển đều được Bộ GD-ĐT lọc ảo chung, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Điều này vô tình dẫn đến việc các trường đưa mức điểm cao nhưng không tuyển đủ chỉ tiêu, khó khăn nhất vẫn là các trường đại học ở top giữa và cuối. Riêng các trường tuyển sinh không tốt ở những năm trước thì năm nay càng khó khăn hơn là điều tất yếu.
Một mùa tuyển sinh 2022 đã qua đi
Thời điểm này, các trường ĐH đã hoàn tất công việc đón thí sinh trúng tuyển đợt 1. Tuy nhiên, với những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 hoặc trúng tuyển nhưng chưa đúng như nguyện vọng, các em vẫn còn cơ hội khi nhiều trường đại học đã phát thông báo xét tuyển bổ sung ở nhiều ngành học. Đây được xem là cơ hội “vàng” cho thí sinh chưa trúng tuyển. Để không bỏ lỡ cơ hội trong đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh cần cập nhật, theo dõi thông tin mới nhất về xét tuyển của trường mà mình dự định nộp nguyện vọng.
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà – Trưởng phòng đào tạo Học viện ngân hàng, các thí sinh cần chú ý đến điểm trúng tuyển đợt 2 các trường công bố. Điểm xét tuyển đợt bổ sung sẽ tùy thuộc vào số lượng hồ sơ và điểm của các thí sinh nộp hồ sơ vào trường. Mặc dù có hàng nghìn chỉ tiêu bổ sung ở nhiều chuyên ngành, nhiều trường ĐH khác nhau song cũng giống như đợt 1, thí sinh cần thực sự hiểu rõ về nguyện vọng, năng lực và điều kiện của bản thân, tránh trường hợp chọn đại một ĐH chỉ vì nghĩ sẽ chắc chắn trúng tuyển. Đặc biệt là ở đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh sẽ không còn nhiều lựa chọn ngành, trường như xét tuyển đợt 1 bởi chỉ có ngành chưa tuyển đủ chỉ tiêu thì các trường mới công bố xét tuyển bổ sung. Vì vậy, thí sinh dự định nộp vào trường nào cần tìm hiểu, tra cứu kỹ thông tin.
Nhìn lại mùa tuyển sinh năm nay, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng vụ giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) đánh giá, về tổng thể, công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó đảm bảo việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.
Trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục, trong đó có việc các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.
Để hệ thống hoạt động ổn định trong các năm tiếp theo, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự chủ trong tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá hiệu quả của từng phương thức tuyển sinh để lựa chọn và sử dụng một số phương thức nhất định, đảm bảo sự công bằng và không gây khó khăn, nhầm lẫn cho thí sinh.
Tuyển sinh bổ sung vẫn vắng bóng thí sinh
Nhiều cơ sở giáo dục đại học liên tục đăng tuyển bổ sung nhưng số hồ sơ nộp vào rất thấp.
Theo thống kê từ các cơ sở đào tạo đại học (ĐH), cả nước có hơn 100 cơ sở thông báo xét tuyển bổ sung chỉ tiêu từ vài chục đến vài ngàn thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh vẫn không mặn mà đăng ký dù có cả chỉ tiêu ở những ngành "hot".
Thí sinh làm thủ tục nhập học vào trường đại học tại TP.HCM. Ảnh: NT
Thí sinh bỏ nhập học, trường hụt chỉ tiêu
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM hiện cần xét tuyển bổ sung hơn 600 chỉ tiêu cho bậc ĐH chính quy. Cụ thể, trường tuyển cho 12 ngành học, nhiều nhất là các ngành như công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật cấp thoát nước, kỹ thuật trắc địa bản đồ...
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cũng xét bổ sung đến chín ngành/chuyên ngành với tổng chỉ tiêu là 500 em theo hai phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét kết quả học tập THPT.
Theo nhà trường, ba chuyên ngành cần bổ sung nhiều nhất là cơ khí ô tô, cơ điện tử ô tô, quản lý cảng và logistics...
Tương tự, dù khối ngành y dược có tổng chỉ tiêu tuyển bổ sung khá thấp nhưng hiện Khoa y ĐH Quốc gia TP.HCM đang còn thiếu khá nhiều. Cụ thể, khoa cần tuyển bổ sung 160-170 chỉ tiêu ngành điều dưỡng, 16-20 chỉ tiêu cho ngành y học cổ truyền.
Khoa xét tuyển theo hai phương thức, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và kết hợp giữa điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM với học bạ THPT.
"Tôi không biết thí sinh đang ở đâu trong khi còn cả mấy trăm ngàn em vừa rồi trúng tuyển nhưng chưa nhập học và cả số chưa đăng ký xét tuyển."
Còn tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), theo ThS Trần Vũ, Trưởng Phòng tuyển sinh và truyền thông, trường xét tuyển bổ sung cho tám ngành, đều là những ngành trọng điểm như khoa học vật liệu, địa chất học, hải dương học, khoa học môi trường... Tổng chỉ tiêu mỗi ngành của mỗi phương thức tối đa là 5-15 thí sinh.
Để thu hút thí sinh, trường sẽ dành thêm các suất học bổng tương đương 50% và 100% học phí một năm học cho các thí sinh xét tuyển với số điểm cao, theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
100.000
thí sinh từ chối nhập học. Qua thống kê của Bộ GD&ĐT, có hơn 567.000 thí sinh (trong đó 3.580 trúng tuyển cao đẳng sư phạm) trúng tuyển chính thức sau khi kết thúc đợt 1 tuyển sinh năm 2022 (ngày 30-9).
Tuy nhiên, chỉ 81,7% trong số này hoàn thành xác nhận nhập học trên hệ thống. Như vậy, hơn 100.000 thí sinh đã từ chối nhập học, đồng nghĩa với việc các cơ sở đào tạo bị thiếu hụt chỉ tiêu khá lớn nên phải xét tuyển bổ sung.
Không biết thí sinh ở đâu?
Không chỉ thiếu khá nhiều chỉ tiêu, một số trường ĐH tại TP.HCM đã liên tiếp xét tuyển bổ sung các đợt nhưng số thí sinh đăng ký vẫn rất hạn chế, nhất là các trường ngoài công lập.
Cụ thể như Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM hơn nửa tháng qua đã nhiều lần thông báo xét tuyển bổ sung nhưng chỉ nhận được thêm hơn 300 hồ sơ đăng ký trong tổng số chỉ tiêu còn thiếu là hơn 1.300.
Tương tự, mặc dù vừa kết thúc đợt 1 xét tuyển bổ sung, Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng lại tiếp tục xét tuyển bổ sung đợt 2 cho 35 ngành đào tạo. Thời gian nhận hồ sơ đến ngày 15-10, theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm học bạ THPT.
Trong đó có nhiều ngành "hot" nhưng còn thiếu khá nhiều chỉ tiêu như: Y học cổ truyền, hộ sinh, tâm lý học, quan hệ quốc tế, ngôn ngữ Nhật, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, thương mại điện tử và quản trị sự kiện.
Trường ĐH Văn Lang cũng đang tiếp tục nhận hồ sơ tuyển sinh bổ sung đợt 2 cho 60 ngành học. Điểm sàn nhận hồ sơ khá thấp, chỉ 16-21 điểm với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, 18-24 điểm tổ hợp ba môn xét tuyển học bạ và 650-750 điểm thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Một cán bộ phụ trách tuyển sinh ở một trường ngoài công lập cho biết trường thiếu cả ngàn chỉ tiêu nhưng mỗi ngày số thí sinh đăng ký chỉ lác đác.
"Điểm nhận hồ sơ thấp và gần như thí sinh nào đạt điểm sàn là trúng tuyển luôn nhưng vẫn không tìm ra thí sinh, trong đó có cả những ngành "hot" mà mọi năm tuyển đủ từ đợt 1. Tôi không biết thí sinh đang ở đâu trong khi còn cả mấy trăm ngàn em vừa rồi trúng tuyển nhưng chưa nhập học và cả số chưa đăng ký xét tuyển. Khả năng nhiều thí sinh đã chọn đi học trường nghề rồi vì học phí để học ĐH hiện nay khá cao" - vị này bày tỏ.
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết trường thông báo xét tuyển bổ sung 180 chỉ tiêu cho tám ngành/nhóm ngành đào tạo ở cơ sở TP.HCM và thêm 140 chỉ tiêu tại Phân hiệu Quảng Ngãi. Tuy nhiên, kết thúc đợt bổ sung (ngày 30-9), số hồ sơ trường nhận được không đáng kể. Do đó, trường quyết định dừng tuyển sinh năm 2022 để tập trung cho kế hoạch năm học mới.
Theo ông Nhân, có thể những ngành tuyển bổ sung đều là những ngành hằng năm "kén" thí sinh vì thí sinh sợ ra trường đi làm vất vả dù lương có cao và nhu cầu lao động lớn.
Tương tự, chỉ tiêu của trường khoảng 7.000 em nhưng hiện Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, TP.HCM mới tuyển được khoảng 70%. Trường đã tổ chức nhập học từ tháng 9 và từ đó đến nay vẫn xét tuyển bổ sung nhưng số thí sinh đăng ký hồ sơ vẫn rất ít. Trường dự kiến tuyển đến hết tháng 10 sẽ ngưng để tập trung cho kế hoạch năm học mới. "Có thể sau đại dịch, các doanh nghiệp thiếu hụt lao động khá lớn nên các em chọn đi làm để kiếm thêm thu nhập. Các cơ sở đào tạo cũng có mức thu học phí mới khá cao khiến việc đi học của nhiều gia đình gặp khó khăn hơn" - TS Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, nói.
Trường ĐHSPHN2 tuyển sinh thêm 486 chỉ tiêu đại học chính quy Ngày 11/10, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa ra thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022 - đợt 2, với 486 chỉ tiêu đại học chính quy (8 ngành). Theo thông báo tuyển sinh này, đối tượng, điều kiện tuyển sinh là thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Phạm vi tuyển sinh trong...