Hàng trăm biệt thự cũ ở TP HCM lặng lẽ biến mất
Do việc phân loại, đánh giá biệt thự cũ chậm triển khai nên khi kiểm tra thực tế, 560/1.400 căn đã biến mất dù trên giấy tờ vẫn ghi nguồn gốc đất là biệt thự.
Thực trạng trên khiến công tác bảo tồn di sản trên địa bàn TP HCM trở thành vấn đề cấp bách. Nhiều đại biểu (ĐB) đã đặt ra vấn đề này tại buổi giám sát của HĐND TP HCM ngày 12-11 về công tác bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị.
Do chưa có tiền lệ
Nhìn nhận công tác bảo tồn di sản, cảnh quan kiến trúc đô thị là việc cần làm trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của TP HCM, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) Nguyễn Thanh Nhã cho biết từ năm 2013, TP ban hành Quyết định 2751/QĐ -UBND với tên gọi tắt là “Chương trình bảo tồn” với 10 nội dung.
Trong đó, lãnh đạo Sở QH-KT là phó ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động. Thế nhưng, qua gần 7 năm triển khai, đến nay, Quyết định 2751 đã hết hạn nhưng kết quả đạt được rất khiêm tốn, các nội dung đều chậm thực hiện hoặc chưa triển khai.
Biệt thự cũ ở số 12 Lý Tự Trọng, quận 1, TP HCM giờ là tòa nhà hiện đại Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Theo ông Nhã, có nguyên nhân do khách quan như thay đổi quy định, quy phạm pháp luật, nội dung thực hiện có phạm vi rộng, phức tạp, đòi hỏi tính chuyên sâu, chuyên gia có trình độ, thiếu nguồn nhân lực, tài chính…nhưng cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan.
Đó là các đơn vị thực hiện còn bị động, chưa kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện khiến kết quả công việc chưa đạt yêu cầu.
Riêng công tác phân loại biệt thự cũ, đến năm 2018, TP HCM mới có quy định về tiêu chí đánh giá, phân loại và thành lập hội đồng phân loại.
Vì vậy, theo giám đốc Sở QH-KT, khi kiểm tra thực tế, 560/1.400 biệt thự xưa cũ đã biến mất, không còn giữ nguyên hiện trạng mà được chủ sở hữu xây thành nhà phố, sửa chữa thay đổi kết cấu ban đầu dù trên giấy tờ vẫn ghi nguồn gốc đất là biệt thự.
Lý giải nguyên nhân chậm phân loại, đánh giá biệt thự xưa cũ, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM (chủ tịch hội đồng phân loại) cho hay tính đến nay, 926 biệt thự cũ đã được hội đồng rà soát.
Video đang HOT
Trong đó, 648 căn chưa đủ điều kiện thẩm định do thiếu 1 trong 2 điều kiện: thiếu kiểm kê, thiếu đánh giá hoặc chưa có ý kiến bằng văn bản về việc kiểm đếm của địa phương.
Việc phân loại biệt thự gặp khó khăn do chuyên môn mang tính đa ngành và phức tạp, chưa có tiền lệ; các thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi. Hội đồng phân loại không có không gian làm việc, không có máy móc, thiết bị chuyên dùng và thiếu kinh phí.
Một nguyên nhân khác được Sở QH-KT TP HCM đưa ra là do TP kỹ lưỡng, yêu cầu báo cáo từng trường hợp nên thời gian phân loại kéo dài.
Khuyến khích tư nhân cùng bảo tồn
Chỉ ra nguyên nhân tồn tại khiến việc bảo tồn di sản, di tích còn nhiều hạn chế, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP HCM, cho rằng kiến thức của đội ngũ quản lý nhà nước nói chung và đội ngũ quản lý các di tích nói riêng không theo kịp sự phát triển của xã hội. Chưa kể, quyết tâm bảo tồn không đủ nên nhiều di sản giá trị không giữ được.
Theo TS Võ Kim Cương, để công tác bảo tồn hiệu quả, nhà nước phải có chính sách hài hòa giữa chủ sở hữu di sản và cơ chế bảo tồn, song song đó công khai thông tin, quy hoạch quanh di tích để người dân được rõ.
Đánh giá công tác bảo tồn di tích, di sản, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ nhìn nhận dù UBND TP và các sở, ngành triển khai nhiều nhiệm vụ nhưng quá trình thực hiện lại phát sinh nhiều bất cập, hạn chế.
Điển hình, khi thực hiện quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị chưa tính đến khu vực bảo vệ di tích, cảnh quan kiến trúc công trình quanh di tích, khiến nhiều di tích nằm trong quy hoạch giao thông, đô thị…
Từ phân tích trên, bà Nguyễn Thị Lệ yêu cầu UBND TP HCM cần quan tâm, khắc phục những hạn chế, đặc biệt sớm có cơ chế chính sách phù hợp với từng loại hình công trình cần bảo tồn, rà soát đưa vào danh mục kiểm kê các công trình cần bảo tồn, hạn chế tình trạng tháo cũ xây dựng mới. Hiện nay, nhiều công trình chỉ còn phần hồn, phần xác mất từ lâu, như hàng loạt biệt thự cũ.
“Cần khuyến khích tư nhân cùng bảo tồn và để tư nhân tham gia, TP cần có cơ chế chính sách thỏa đáng, hài hòa lợi ích chủ sở hữu với công tác bảo tồn, bởi thống kê có khoảng 100 di tích thuộc sở hữu tư nhân.
Ngoài ra, cần kịp thời tháo gỡ các khó khăn trong quá trình họ xin sửa chữa, trùng tu di tích” – Chủ tịch HĐND TP HCM nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm khẳng định TP luôn quan tâm đến công tác bảo tồn di sản, di tích và cụ thể hóa qua các văn bản, chính sách triển khai thời gian qua.
“Cuối tháng 11 này, TP sẽ tổng kết Quyết định 2751, qua đó đề ra cụ thể các nhiệm vụ phải làm trong thời gian tới, cố gắng trong tháng 1-2020 ban hành Quy chế bảo vệ và phát huy giá trị di tích, lịch sử văn hóa trên địa bàn” – ông Lê Thanh Liêm nhấn mạnh.
Ngoài ra, TP cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan như QH-KT, Du lịch, Văn hóa – Thể thao… phối hợp đề ra các giải pháp về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn hơn, phát huy giá trị di tích thông qua các sản phẩm du lịch…
Tính toán khai thác hiệu quả lợi thế của di sản, di tích
Theo ĐB Tăng Hữu Phong, di sản, di tích là tiềm lực thu hút khách du lịch nhưng nếu chỉ nhìn vào bộ phận nhỏ một số công trình là chưa đủ. Mục tiêu của chúng ta là bảo vệ, quản lý nhưng chưa thấy phát huy.
Ông Tăng Hữu Phong cho rằng TP HCM nên đánh giá xem trong số 13 bảo tàng, 172 di tích, hơn 1.000 biệt thự thì có bao nhiêu đơn vị thu đủ bù chi hay không thu được đồng nào, qua đó sẽ đánh giá rõ hơn công tác bảo tồn để có giải pháp phát huy hợp lý.
Theo Người lao động
3 mẹo phong thủy đơn giản nhưng có thể giúp chị em công sở thuận lợi hơn trong việc "cày cuốc" cuối năm
Làm cách nào để sếp nhận ra giá trị của mình? Thực hiện một vài mẹo nhỏ phong thủy sau đây, vừa đơn giản vừa nhanh chóng, có thể giúp bạn tăng lương đấy.
Một năm mải mê tận tụy cống hiến, nhân viên nào cũng muốn được nhận được lương và thưởng hậu hĩnh. Bản thân mỗi người đều mong biến những nỗ lực của mình thành những khoản lương thưởng thực tế. Một phần để chứng minh cho năng lực, phần còn lại để bồi đắp thêm động lực và nhiệt huyết trong công việc.
Làm cách nào để sếp nhận ra giá trị của mình? Thực hiện một vài mẹo nhỏ phong thủy sau đây, đơn giản lại nhanh chóng, có thể giúp bạn tăng lương đấy.
Quạt mini tròn để bàn giúp thúc đẩy tài lộc
Không gian làm việc ngột ngạt và bí bách, dòng khí đâu thể thanh tẩy hết những khí cũ và mang lại cho bạn cát khí như mong muốn. Bạn có thể đặt một chiếc quạt nhỏ trên bàn, cách thức này giúp điều chỉnh chuyển động của dòng khí một cách tự nhiên chỗ bạn làm việc. Điều này giúp nhân khí (độ nổi tiếng) của bạn không ngừng tăng lên, còn có thể giúp sếp nhận ra giá trị của bạn trong công việc.
Nếu như không gian làm việc của bạn đảm bảo được sự thông thoáng, sự luân chuyển của không khí giúp bạn luôn được nạp đầy khí mới thì hãy bỏ qua bước sử dụng quạt mini này. Mục đích cuối cùng khi dùng quạt mini trên bàn để giúp lượng không khí quanh bạn không bị ngột ngạt và khó thở. Hít thở bầu không khí tươi mới sẽ giúp đầu óc minh mẫn và sáng tạo nhiều ý tưởng hơn.
Kêu gọi tiền tài có nên treo tranh?
Trường khí (hệ thống sinh khí và tà khí) nơi bạn làm việc khác hẳn với nơi ở. Dòng khí nơi văn phòng thường "khô, cứng, nghiêm túc" hơn chốn sinh hoạt gia đình. Bạn có thể treo trên tường hoặc bày trên bàn làm việc một bức tranh dịu nhẹ giúp làm mềm đi dòng khí xung quanh. Những khi đối diện với công việc bận rộn, áp lực, hoặc khi đề cập đến chuyện lương bổng với sếp sẽ giúp bạn tự tin, thẳng thắn hơn.
Treo tranh trên tường hoặc đặt khung tranh nhỏ trên bàn làm việc bằng những hình tượng tốt lành với ngụ ý gửi gắm nuôi dưỡng khát vọng và nỗ lực của mỗi người nhân viên: luôn tiên phong dẫn đầu, thu nhập từ nhiều nguồn hoặc được tăng lương và thưởng. Mỗi khi nhìn vào bức tranh, hướng tới mục tiêu, chúng ta sẽ càng có thêm động lực để phấn đấu.
Lưu ý khi bày đá trên bàn làm việc
Theo nhiều tài liệu về phong thủy - trong các loại đá thạch anh có chứa năng lượng từ trường của Trái Đất, ấp ủ hàng trăm triệu năm. Những năng lượng này có khả năng làm sạch không khí, xua đuổi những năng lượng tiêu cực của con người.
Nhiều người có sở thích bài trí những hòn đá tự nhiên như thạch anh tại các vị trí trên bàn làm việc với mong muốn trừ tà, bảo vệ bản thân hoặc kêu gọi điềm lành.
Bày đá nhưng không dọn dẹp bàn làm việc và để mặc khối đá bụi bẩn sẽ không có tác dụng thanh tẩy
Cách làm này chưa thực sự đúng, khi bản thân hòn đá có âm khí nặng, dòng năng lượng ở lâu một chỗ cũng không tốt cho tài vận. Chính vì vậy, đều đặn theo thời gian, bạn nên lau rửa khối đá và di chuyển sang vị trí mới để cân bằng năng lượng xung quanh.
(Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo)
Theo helino
9 cách sử dụng không gian dưới gầm cầu thang một cách thông minh giúp bạn lưu trữ hiệu quả Thực tế cho thấy, việc sử dụng không gian dưới cầu thang thông minh có thể giúp bạn tiết kiệm được kha khá khu lưu trữ đó nhé! Cầu thang là một phần không thể tránh khỏi của các cấu trúc trải dài trên nhiều tầng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể chiếm nhiều không gian khiến việc lưu trữ trong gia đình...