Hãng thông tấn AP tố chính phủ Mỹ nghe lén điện thoại
Hãng thông tấn nổi tiếng thế giới AP ngày 13/5 cáo buộc Bộ Tư pháp Mỹ đã bí mật thu thông tin các cuộc điện thoại của hãng này trong 2 tháng, trong một “vụ xâm nhập lớn và chưa từng có tiền lệ”.
Cơ quan thông tấn của Mỹ này đã đệ thư phản đối lên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder và cho rằng “không thể có lý do nào cho hành động thu thập rộng khắp liên lạc điện thoại của hãng AP và các phóng viên của hãng”.
Một bản tin của hãng này cho biết, giới chức Mỹ có vẻ như đã thu thập các liên lạc trên nhằm tiến hành điều tra vụ rò rỉ thông tin khiến hồi tháng 5/2012 hãng AP có được bài viết về một vụ triệt phá âm mưu khủng bố.
“Bài báo đã hé lộ chi tiết một cuộc triển khai của CIA ở Yemen nhằm ngăn chặn âm mưu của al-Qaeda vào mùa xuân năm 2012, theo đó chúng dự kiến cho kích hoạt một quả bom trên chuyến bay tới Mỹ”, bản tin của AP cho biết.
Theo Erin Madigan White, thuộc hãng thông tấn AP, thì hãng này biết về hoạt động của giới chức Mỹ vào hôm thứ sáu vừa qua. Họ đã “bí mật thu các cuộc điện thoại ở hơn 20 đường dây được phóng viên và văn phòng AP đăng ký, bao gồm cả điện thoại di động và cố định”. Và việc thu lén này “kéo dài đúng 2 tháng vào đầu năm 2012″, trong đó có điện thoại của tổng hành dinh của AP ở New York, các văn phòng đại diện của AP ở New York, Washington, Hartford, Connecticut và Hạ viện.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành AP Gary Pruitt cho biết trong lá thư gửi bộ trưởng Holder rằng AP phản đối kịch liệt “vụ xâm nhập rộng lớn và chưa từng có tiền lệ này” và đây là một vụ can thiệp nghiêm trọng với “quyền thu thập và đưa tin được hiến pháp quy định” của AP.
Ông Pruitt cũng cho biết AP đang xem xét hành động pháp lý đối với vụ việc và đòi giới chức Mỹ trao trả lại toàn bộ nội dung đã thu thập được.
Phát biểu về vụ việc, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết ngoài thông tin của hãng AP, Nhà Trắng không có thông tin gì về việc Bộ Tư pháp nghe lén điện thoại.
Trong khi đó đại diện của Bộ tư pháp Mỹ tại Washington cho biết Bộ này luôn thực hiện đúng luật pháp và quy định khi thu thập thông tin từ các tổ chức báo chí.
Chính quyền Tổng thống Obama luôn gắt gao theo đuổi các vụ rò rì thông tin mật. Cựu quan chức CIA John Kiriakou đã bị bỏ tù vào tháng 1 vì làm rò rỉ danh tính của một điệp viên chìm trong khi thẩm vấn các nghi phạm al-Qaeda.
Theo Dantri
New Zealand hưởng lợi do Australia hủy hợp đồng mua 10 trực thăng
Chính phủ New Zealand vừa phê chuẩn kế hoạch mua 10 chiếc máy bay trực thăng chống ngầm Super Seasprite và các trang thiết bị đi kèm của hãng hàng không Kaman (Mỹ).
Số trực thăng này ban đầu được chế tạo cho Hải quân Australia, nhưng vào năm 2009, Canberra đã hủy bỏ hợp đồng sau khi giá được đội lên quá cao và do vấn đề kỹ thuật.
Tổng giá trị hợp đồng, bao gồm 8 chiếc trực thăng Super Seasprite SH-2G(I) thành phẩm và 2 chiếc mua rời từng bộ phận, cùng với một máy bay mô hình phục vụ huấn luyện, tên lửa đối hạm Penguin và các bộ phận kèm theo là 242 triệu đô la New Zealand (204 triệu USD), Bộ Quốc phòng New Zealand cho biết trong một tuyên bố.
"Lô hàng của Tập đoàn hàng không Kaman này sẽ cung cấp cho Hải quân một phiên bản trực thăng nâng cấp, Seasprite SH-2G (I). Nó sẽ cho phép máy bay trực thăng được triển khai trên hai chiếc khinh hạm lớp ANZAC (Te Mana và Te Kaha) cũng như các tàu tuần tra ven bờ và tàu đa năng HMNZS Canterbury", Bộ trưởng Quốc phòng Jonathan Coleman cho biết.
10 chiếc trực thăng chống ngầm này sẽ thay thế phi đội 5 chiếc trực thăng SH-2G Seasprites đã được biên chế từ những năm 1990 và sẽ sớm bị loại ra khỏi biên chế.
Hiện nay, cái giá 204 triệu USD dành cho 11 chiếc máy bay cùng với lượng trang bị, vũ khí đi kèm nói trên là không đắt, thậm chí còn được coi là rẻ. Có khả năng New Zealand đã được hưởng lợi từ việc Australia hủy bỏ hợp đồng nên Kaman cũng muốn bán để thu hồi vốn.
Số trực thăng này hiện đang được bảo quản trong kho tại bang Connecticut, Mỹ, và theo kế hoạch, toàn bộ 10 chiếc trực thăng sẽ được bàn giao cho New Zealand từ năm 2014-2016.
Trực thăng Super Seasprite có khả năng cất cánh với trọng lượng rỗng 4,1 tấn, trọng lượng tải tối đa 6,1 tấn, vận tốc 222km/giờ và phạm vi hoạt động khoảng 1.000km.
Ngoài các thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị chuyên dụng săn ngầm, trực thăng Super Seasprite SH-2G (I) còn được trang bị tên lửa đối hạm Kongsberg Penguin với đầu đạn có kích thước gấp 3 lần và tầm bắn gấp 2 lần so với tên lửa Maverick trang bị cho trực thăng SH-2G. Hai giá treo cho phép nó mang thêm 2 ngư lôi chống ngầm Mk 46 hoặc Mk 50.
Theo ANTD
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh kiểm soát súng đạn Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 16-1 đã ký ban hành 23 sắc lệnh nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực súng đạn sau vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, bang Connecticut hồi tháng trước khiến 20 học sinh và 6 giáo viên thiệt mạng. Ông Obama công bố các biện pháp giảm bạo lực súng đạn Gói...