Hàng quán vắng teo theo virus Corona
Dịch viêm phổi cấp do virus Corona đang lan rộng ở nhiều nước khiến người dân Sài Gòn lo lắng. Nhiều người hạn chế đến những nơi đông người để ăn uống, mua sắm…, một số chuyển qua mua hàng online.
Nhân viên cửa hàng mỹ phẩm đeo khẩu trang tiếp khách
Khảo sát một số quán ăn, tiệm trà sữa, trung tâm thương mại tại TPHCM, nhiều nơi chỉ lác đác vài khách mua mang đi chứ ít ngồi trò chuyện tại quán. Chị Hương, quản lý chuỗi cửa hàng trà sữa khá có tiếng ở Q.1, cho biết: “Cả tuần nay quán rất vắng. Vào cửa hàng ăn uống thường phải cởi khẩu trang để thưởng thức nên ai cũng ngại. Có ngày chúng tôi chỉ tiếp được chục khách, trong đó đa phần mua mang đi”.
Tại các trung tâm thương mại như Vincom, Vạn Hạnh Mall, Aeon…, khách đến mua sắm cũng thưa thớt. Tất cả đều trang bị khẩu trang kín mít, từ khách đến nhân viên. Ngay cả ngành hàng mỹ phẩm, nhân viên muốn bán hàng phải “khoe” gương mặt đẹp của mình cho khách thấy nay cũng hóa ninja. Nhân viên shop mỹ phẩm từ thiên nhiên thở dài: “Bình thường nhân viên phải trang điểm xinh đẹp để khách nhìn ngắm và quyết định mua hàng, nay khẩu trang kín mít nên không biết tư vấn thế nào để khách tin tưởng. Ngoài một số khách hàng thân thiết, đã dùng qua sản phẩm, sau tết đến nay em chưa có thêm vị khách mới nào”.
Trong khi đó, không ít quán ăn trong khu dân cư, quán ăn vỉa hè… cũng ế ẩm. Anh Đức (ngụ Q.Bình Tân) ngao ngán: “Mới nghỉ Tết xong nên hàng quán chưa mở nhiều, những quán mở sớm thường đông khách mấy ngày này. Thế nhưng sáng nay vừa chở con đi tìm quán ăn ngon thì hoảng hồn khi thấy ông chủ và nhân viên để tơ hơ, không khẩu trang, bao tay gì khi bán thức ăn khiến tôi rất sợ. Trong quán cũng chỉ loe ngoe vài khách, nhiều người ghé vào thấy chủ quán cười tươi liền quay đầu xe chạy thẳng”.
Mua qua online, điện thoại
Chiều tối 2/2, người dân Sài Gòn đã tranh thủ mua vàng sớm, tránh chen chúc trong ngày vía Thần tài mồng 10 tháng Giêng. Tại hệ thống PNJ, gần nửa đêm, khách còn tấp nập mua sắm. “Đúng ngày mùng 10 khách rất đông, lo sợ chen chúc trong tình hình dịch corora này nên tôi mua vàng sớm để lấy may. Không ngờ đến đây cũng thấy nhiều khách tâm lý như mình nên chờ đợi cũng khá lâu, tuy nhiên không có cảnh xếp hàng, chen lấn”, chị Thu (38 tuổi, ngụ Q.6) nói. Khách đến mua vàng đều được tặng khẩu trang y tế.
Các hệ thống SJC, tiệm vàng Mi Hồng (Q.Bình Thạnh), phố vàng bạc Q.5… nhộn nhịp đón khách mua sắm. Bà Tùng (62 tuổi) cho biết, đã đặt vàng từ trước Tết nên đúng ngày chỉ ra lấy. “Tôi thường mua vàng sớm vì đúng ngày Thần tài, giá thường bị đẩy lên cao. Còn giờ mua sắm là do sợ đám đông, sợ nhiễm cúm. Nay tôi đặt online, đến giao dịch chưa đầy 5 phút là xong”, bà nói. Ở các chợ truyền thống, cá lóc, tôm cua, đồ cúng thần tài cũng tấp nập từ khá sớm.
Chị Na (tiểu thương chợ Hòa Bình, Q.5) nói: “Từ lúc có dịch, chợ vắng lắm dù đã hết tết gần cả tuần. Nay sát ngày Thần tài, chợ có nhộn nhịp hơn nhưng vẫn thua xa so với năm 2019, cả tiểu thương lẫn khách hàng. Tôi có nhiều khách quen, họ cần mua gì chỉ điện thoại, tôi giao tận nơi tính thêm phí. Buôn bán mùa dịch thì mình phải linh động”.
Theo tiền phong
Cập nhật giá rau tăng vọt sau Tết, người Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ giữa nạn dịch virus Corona
Giá rau củ quả tại chợ dân sinh và siêu thị có xu hướng tăng vọt sau Tết, nhiều quầy hàng gần như "rỗng tuếch" sau khi đón một lượng lớn khách hàng.
Bên cạnh đó, khẩu trang, nước tẩy rửa, hay các loại thực phẩm khô như mì tôm, bánh mì,... cũng đang được "săn đón" giữa mùa dịch virus Corona.
Người dân bịt khẩu trang mua sắm trong siêu thị và chợ dân sinh
Chủng virus mới Corona (nCoV) đang khiến cả thế giới khiếp sợ trước sức ảnh hưởng khủng khiếp. Tính đến 22h30 ngày 1/2/2020, 12.027 số ca mắc bệnh trên thế giới, 259 người tử vong. Tại Việt Nam đã có 6 trường hợp mắc nCoV.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do Corana gây ra, đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.
Người dân được khuyến cáo hạn chế đến những nơi đông người, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang phòng ngừa,...
Thời gian này, tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, hay các khu chợ dân sinh, người mua và người bán - ai nấy đều đeo khẩu trang kín mít vì mối lo ngại lây nhiễm virus Corona. Dịp cuối tuần, các siêu thị càng đông đúc. Dù đã cố gắng, nhưng hầu hết các khu mua sắm không thể đáp ứng đủ nhu cầu khẩu trang và nước diệt khuẩn cho người dân.
Từ chiều tối, người dân tìm đến các trung tâm thương mại, siêu thị để mua các nhu yếu phẩm cần thiết trong những ngày bùng phát dịch Corona.
Video đang HOT
Bất cứ ai cũng đeo khẩu trang.
Thậm chí một người đàn ông lớn tuổi đeo 2 khẩu trang để đảm bảo an toàn.
Việc đeo khẩu trang trong thời gian lâu, tại một không gian hẹp như siêu thị khiến người dân thỉnh thoảng bị khó thở.
Trẻ nhỏ theo chân bố mẹ đến siêu thị cũng được trang bị khẩu trang đầy đủ.
Người dân xếp hàng dài đợi tại quầy thanh toán.
Nhu cầu tích trữ giữa tâm điểm dịch buộc người dân tìm mua các đồ ăn có thể để lâu như bánh mì, thịt hộp đông lạnh...
Tại các chợ dân sinh, chị em bán hàng cũng bắt đầu đeo khẩu trang phòng dịch.
Người dân bịt kín khi ra đường vào thời điểm này.
Tiết trời mưa và rét càng khiến người dân lo lắng về tình hình lây lan dịch bệnh.
Các kệ hàng thiết yếu trống trơn trong mùa dịch, giá rau củ tăng mạnh sau Tết
Sau thông tin dịch Corona, người Hà Nội đổ xô đi siêu thị tìm mua khẩu trang, nước rửa tay và sắm các loại thực phẩm dự trữ. Dù chỉ mới 6h tối, nhưng nhiều gian hàng thiết yếu như mắm muối, mì tôm, khẩu trang, giấy vệ sinh và đặc biệt là rau củ, thịt đông lạnh gần như trống trải. Nhân viên làm việc hết công suất, thường xuyên túc trực bên các kệ hàng để "làm đầy" và tư vấn cho người dân.
Khi được hỏi đến mặt hàng "khẩu trang" - từ khoá hot nhất nhiều ngày qua, một nhân viên trả lời ngay là "hết hàng"! Tại khu vực quầy hàng, siêu thị có dán một tấm bảng thông báo: "Mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa 2 hộp khẩu trang". Và trên thực tế, những khẩu trang còn nằm lại trên quầy chủ yếu là loại vải, khẩu trang y tế thực sự trở nên khan hiếm.
Lý giải về việc nhiều gian hàng thực phẩm, rau củ quả và thịt trống trải bất ngờ, nhân viên siêu thị cho biết, một phần là do sau Tết, lượng cung chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp chưa thể sản xuất đồng đều như trước. Mặt khác, lượng lớn người dân "càn quét" mua sắm với hy vọng tích trữ thực phẩm giữa mùa dịch Corona khiến các mặt hàng nhanh chóng bị "tẩu tán".
Đặc biệt, theo ghi nhận của chúng tôi về giá bán rau củ quả tại các siêu thị và chợ dân sinh, mức giá nhiều loại gần như tăng gấp đôi, thậm chí gần gấp 3 so với dịp trước Tết Nguyên đán. Lượng cung ứng không đủ, nhiều kệ hàng "rỗng tuếch" khiến người dân bất ngờ.
Giá rau củ tăng mạnh sau Tết. Thiết kế: Đức Minh.
"Ngày trước tôi thường đi siêu thị vào lúc 7h tối, lượng rau củ vẫn còn rất nhiều. Ngày hôm qua (1/2) tôi đi từ chiều, nhưng thực sự các gian hàng đã sạch bong, không còn nhiều lựa chọn. Các bạn nhân viên cho biết rau củ chưa kịp cung ứng, hơn nữa lượng khách hàng sau Tết tăng nhanh do nhu cầu thèm ăn rau khiến các kệ hàng nhanh hết" - một khách hàng cho biết.
Trong chiếc xe đẩy lỉnh kỉnh thực phẩm, chị Hoàng Thị Loan đang tính toán lại giá cả, nói: "Siêu thị sau Tết chưa kịp bổ sung nhiều mặt hàng như thịt, cộng với tâm lý mua đồ tích trữ giữa thời điểm dịch bệnh, nên tôi cùng 2 con tranh thủ tìm mua những nhu yếu phẩm cần thiết. Ngoài khẩu trang còn có nước lau nhà, nước súc miệng, hay đồ khô có thể để lâu như mì tôm, miến, gạo, bánh mì, sữa tươi...".
Các kệ hàng rau gần như "rỗng tuếch" dù chỉ mới đầu giờ tối.
Rau củ quả - mặt hàng được "săn đón" sau dịp Tết Nguyên đán.
Các kệ đồ đông lạnh cũng trở nên khan hiếm.
Cảnh tượng khiến người dân ngỡ ngàng sau Tết.
Ở quầy hàng khẩu trang, mì tôm, giấy vệ sinh và mắm muối,... nhiều thời điểm bị "trống" một phần như thế này.
Một chiếc xe đẩy lỉnh kỉnh thực phẩm tích trữ.
Người dân bày tỏ lo lắng trước việc thiếu hụt nhiều loại thực phẩm sau Tết.
Nước súc miệng cũng là một trong số những mặt hàng "hot" thời gian này.
Bà An (54 tuổi) chia sẻ, giá các mặt hàng rau tại một chợ dân sinh ở quận Thanh Xuân, Hà Nội hiện đang rất cao, khiến người mua không khỏi lo lắng. "Trước Tết tôi đi chợ mua bó rau cúc có 5.000 đồng, bây giờ ra mua cũng bó rau ấy đã lên giá 13.000 đồng. Nói chung rau gì cũng tăng giá, không biết vì lý do gì", bà An nói.
Theo một số tiểu thương ở chợ, nguyên nhân rau củ tăng giá là do đây là dịp sau Tết các mặt hàng còn hạn chế. Mặt khác do thời tiết mưa đá trước đó đã khiến rau củ một số nơi hư hỏng nên giá rau bị đẩy lên. Dù rau tăng giá nhưng sức mua không giảm.
"Nhìn chung rau tăng mạnh, rau cải trước tết 7 - 8.000 đồng/bó, nay tăng lên 14 - 15.000 đồng. Rau muống 13.000 đồng/bó, so với trước đã tăng gấp 3 lần. Mấy ngày gần đây, người dân có xu hướng mua các loại rau củ quả có thể bảo quản lâu ngày như su hào, cà rốt, khoai tây. Dịp này dịch virus Corona đang bùng phát mua vậy là đúng", một tiểu thương nói.
Chợ dân sinh buôn bán rau củ quả tấp nập sau Tết.
Dù mức giá tăng vọt sau Tết, nhưng người dân vẫn chấp nhận mua để đổi mới bữa ăn.
Người dân thận trọng đeo khẩu trang đầy đủ.
Theo tri thức trẻ
Sài Gòn chống Corona: Siêu thị, hiệu thuốc cháy hàng, khách muốn mua phải chờ sang tuần sau Đầu giờ sáng nay, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch virus Corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tại Việt Nam hiện cũng ghi nhận 3 trường hợp nhiễm phải dịch bệnh nguy hiểm này. Chỉ trong 1 thời gian ngắn ngủi, dịch virus corona đã gây ảnh hưởng trên diện rộng tới cuộc...