Hàng quán từ nhỏ đến lớn chuyển sang bán online: “Duy trì là cách để anh em nhân viên có thu nhập, không phải chịu cảnh thất nghiệp về quê”
Dù thừa nhận doanh thu của quán sụt giảm nhiều, nhưng ông Đức cho rằng đó không phải vấn đề quá lớn: “Mình phải chấp nhận điều đó vì giờ là khó khăn chung. Bản thân tôi chỉ mong muốn sớm hết dịch để mọi người quay trở lại nhịp sống thường ngày.”
Mệnh lệnh của người đứng đầu Thành phố Hà Nội được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Những ngày qua, nhiều hàng quán, tiệm cafe đã thực hiện đúng theo chỉ đạo trên. Các lực lượng chức năng cũng ra sức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành của các chủ hộ kinh doanh.
Để xoay sở, thích ứng, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm, cafe đã chuyển sang mô hình bán online, bán hàng mang về.
Ghi nhận thực tế của PV tại tuyến phố Mã Mây, Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều chủ cơ sở kinh doanh treo biển: “Chỉ nhận bán mang về”, dọn hết bàn ghế và từ chối phục vụ khách hàng tại quán.
Nhiều quán ăn đã chuyển sang mô hình bán online, hợp tác cùng các ứng dụng vận chuyển.
Một quán ăn nổi tiếng trên phố Mã Mây (Hà Nội) trước đây luôn sáng đèn 24/24 để phục vụ khách du lịch và người dân, ngày hôm nay vắng bóng thực khách. Hôm nay, quán đã cất hết bàn, ghế vào kho, để lại khoảng không gian dành cho các shipper chờ đến lượt nhận đồ.
Ông Hùng, chủ quán chia sẻ với PV: “Mình phải thích ứng ngay bằng cách chuyển sang kinh doanh online. Thực tế trước đây quán cũng đã kết hợp với nhiều đơn vị vận chuyển để thúc đẩy bán hàng. Hơn nữa, duy trì quán cũng là cách để anh em nhân viên có thu nhập, không phải chịu cảnh thất nghiệp về quê.”
Quán treo thông báo: “Không tập trung đông người vì dịch Covid-19″.
Chủ quán đứng ra nhắc nhở các shipper giữ khoảng cách tối thiểu để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Dù thừa nhận doanh thu của quán sụt giảm nhiều, nhưng ông Đức cho rằng đó không phải vấn đề quá lớn: “Mình phải chấp nhận điều đó vì giờ là khó khăn chung. Bản thân tôi chỉ mong muốn sớm hết dịch để mọi người quay trở lại nhịp sống thường ngày.”
Ý thức được việc phải hạn chế tối đa tập trung đông người trong mùa dịch, ông Đức liên tục đứng ra nhắc nhở các shipper phải giữ khoảng cách, không tụ thành nhóm dễ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Video đang HOT
Câu chuyện ngắt quãng khi có hai vị khách dừng xe trước cửa quán. Vừa chỉ tay về phía tấm biển, ông Đức vừa hô: “Giờ bên chú chỉ bán mang về thôi nhé!”.
Cách đó không xa, một tiệm cafe dán thông báo hướng dẫn khách hàng cách thức đặt mua online. Bên trong chỉ có một nhân viên duy nhất đảm nhận việc bán hàng.
Quán cafe dán thông báo hướng dẫn các quy trình mua hàng online.
Cửa hàng bánh mì khuyến cáo khách hàng đeo khẩu trang trong quá trình mua hàng.
Cửa hàng căng biển: “Chỉ nhận ship, mong quý khách thông cảm.”
Tại tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân (Hà Nội), cảnh tấp nập “người bán, kẻ mua” đã không còn. Các hàng quán vẫn mở cửa nhưng đã chuyển sang hình thức “bán mang về”.
Phố ẩm thực Tống Duy Tân vắng vẻ, đìu hiu trong mùa dịch Covid-19
Các nhân viên dường như “rãnh rỗi” những ngày này.
Một cửa hàng treo biển “bán hàng online” cùng số điện thoại liên lạc
Không chỉ các quán ăn, cafe, mà các cửa hàng quần áo cũng lựa chọn kênh online là phương thức bán hàng duy nhất. Tại một cửa hàng chỉ duy trì hai nhân viên kinh doanh online, có nhiệm vụ “chốt đơn” và điều phối người vận chuyển.
Cửa hàng quần áo trên phố Chùa Bộc mở hé cửa, không phục vụ khách hàng tới mua trực tiếp.
Bên trong, cửa hàng duy trì hai nhân viên có nhiệm vụ điều phối kênh bán hàng online.
Trong quá trình làm việc, cả hai nhân viên đều có ý thức đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân.
Chị Hân (quản lý trưởng cửa hàng) cho biết: “Nhìn chung tình hình các đơn hàng online không thể bằng bán trực tiếp tại cửa hàng, chỉ là phần nhỏ thôi, nhưng vẫn phải duy trì để có doanh số.”
Trong mùa dịch, cửa hàng có quy định các nhân viên không được tập trung đông, đồng thời phải đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân cũng như người xung quanh.
Hiếu Nguyễn
Vissan giữa bão Covid-19: Nhu cầu tăng gấp 2 lần cao điểm Tết, 55 cửa hàng chuyển thành 55 kho hàng, giao tận nơi cho khách trong 2h
Tại Vissan, không có lao động nào phải nghỉ việc vì Covid-19. Thay vào đó, họ sẽ được bố trí từ bộ phận này sang bộ phận khác để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Như bất cứ đại dịch nào trước đây, Covid-19 là nỗi buồn của doanh nghiệp này nhưng cũng có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp khác. Với một ông lớn trong ngành thực phẩm chế biến như Vissan, dù ít nhiều bị ảnh hưởng bởi Covid-19, song không thể phủ nhận các doanh nghiệp chuyên về nhóm hàng thiết yếu như họ sẽ hưởng lợi từ đại dịch.
Ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng giám đốc Vissan tiết lộ trong đợt Covid-19 này, Vissan xác định cần chuẩn bị nguồn lực cho cao điểm Tết lần 2. Tuy nhiên đi vào thực tế, nhu cầu thậm chí còn tăng gấp đôi thời điểm mua sắm Tết.
"Người tiêu dùng hoang mang ở thời điểm đầu của dịch. Họ ào ào mua gạo, mỳ gói, thực phẩm đóng hộp, xúc xích và một số sản phẩm thiết yếu khác. Doanh nghiệp chúng tôi đã chuẩn bị phương án nhưng ngành thực phẩm chế biến cần phải có quy trình, sau bao nhiêu ngày mới ra được sản phẩm. Một vài thời điểm, nhu cầu tăng gấp 2-3 lần nên chúng tôi nhất thời không thể đáp ứng được", ông Dũng trần tình trong tọa đàm "Doanh nghiệp chung tay vượt qua Covid-19" do Vnexpress tổ chức gần dây.
Xác định dịch bệnh sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, Vissan không chọn giải pháp cho nhân viên nghỉ việc mà cơ cấu lại đội ngũ lao động, bố trí từ bộ phận này sang bộ phận khác để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường.
"Vissan có 2 mảng là thực phẩm chế biến và tươi sống. Mảng bên tươi sống giảm đi thì chúng tôi chuyển đội ngũ qua chế biến. Dù họ chưa thuần thục nhưng đào tạo nhanh hơn tuyển lao động bên ngoài, và đây cũng là cơ sở để giữ người lao động", lãnh đạo Vissan tiết lộ.
Đặc biệt hơn, ông Dũng cho biết dịch Covid-19 là điểm sáng để họ phát triển kênh bán hàng mới, bên cạnh kênh phân phối, bán lẻ như trước đây.
Với hệ thống 55 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, khi UBND TPHCM kêu gọi người dân hạn chế tụ tập, Vissan đã chuyển 55 địa điểm này thành 55 "hub" bán hàng. Dù chưa triển khai bán hàng online nhưng họ đã áp dụng bán hàng qua điện thoại. Khi khách hàng gọi tới hotline, từ các hub hàng hóa sẽ được chuyển tới tận nhà trong vòng 2h.
"Đây là cái mới của Vissan, giải quyết bài toán người dân không phải đến chợ đến hay đến những nơi đông người nữa. Thông qua đại dịch này, chúng tôi sẽ phát triển mạnh các kênh bán hàng online của Vissan trong thời gian tới".
Trước tình hình nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ dễ bị kiệt quệ vì đại dịch, lãnh đạo Vissan cho rằng quan trọng nhất là phải luôn chuẩn bị sẵn phương án quản trị rủi ro tại bất cứ thời điểm nào.
Ví dụ ở Vissan, họ luôn chuẩn bị đầu vào trong vòng 1 năm, từ các nguyên liệu sản xuất cho đến bao bì. Với một mặt hàng nào đó, Vissan sẽ chọn ít nhất 2 nhà cung cấp, thậm chí là 3, 4 nhà cung cấp cùng lúc để đảm bảo sản lượng đầu ra.
"Chúng tôi luôn luôn chuẩn bị kịch bản xấu nhất để lường trước. Cũng như một đội bóng không tập huấn thường xuyên thì đi đá tất nhiên sẽ dở. Doanh nghiệp cũng vậy phải quản trị rủi ro, đưa ra nhiều kịch bản kèm theo phương án giải quyết, như vậy mới có thể phát triển ổn định và bền vững", ông Dũng nhắn nhủ.
Nhật Anh
Ngành bán lẻ 'quay cuồng' vì Covid-19: Sasco cho nghỉ 80% nhân viên bán hàng, siêu thị sụt giảm 1/2 lượng khách đến mua sắm Nỗi sợ hãi Covid-19 của người dân Việt Nam đang khiến ngành bán lẻ sụt giảm doanh thu chưa từng có. Tùy vào phân khúc khách hàng, có doanh nghiệp hoạt động kinh doanh gần như tê liệt giống Sasco, mảng siêu thị lượng khách đến mua sắm giảm 50%, trừ ngành hàng liên quan đến sức khỏe còn lại đều bị ế....