‘Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học là tín hiệu mừng’
Theo một số chuyên gia giáo dục, việc một số trường kiên quyết đuổi học hàng nghìn sinh viên có kết quả học tập yếu kém phần nào cho thấy nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo.
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học
Mới đây, Đại học Tây Nguyên cho biết, hơn 1.000 sinh viên của trường thuộc diện cảnh báo vì kết quả học tập kém. Sau đó, hơn 400 sinh viên đã bị thôi học, số còn lại đang “cầm đèn đỏ”.
Tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, trung bình mỗi năm, nhà trường có hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học, trong đó đa phần là sinh viên hệ cao đẳng và các hệ không chính quy.
Kết thúc học kỳ 1 năm học này, Đại học Ngân hàng TP HCM cũng buộc thôi học 201 sinh viên, cảnh cáo học vụ gần 100 người.
Tương tự, Đại học Nông Lâm TP HCM buộc thôi học 280 sinh viên, cảnh cáo hàng trăm sinh viên khác…
Giữa tháng 9/2015, ĐH Văn Hiến, TP HCM công bố quyết định buộc thôi học 129 sinh viên do kết quả học tập không đạt yêu cầu năm 2014-2015. Trong số này, 101 sinh viên thuộc 13 ngành đào tạo bậc đại học và 28 sinh viên thuộc bốn ngành đào tạo bậc cao đẳng. Những sinh viên này đều có kết quả học tập 0 điểm.
Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, tỷ lệ sinh viên của trường bị buộc thôi học vì kết quả học tập kém khoảng 10% mỗi năm.
Theo Đại học Giao thông Vận tải TP HCM, sau mỗi học kỳ, nhà trường đuổi học khoảng 100 sinh viên, vài trăm sinh viên khác bị cảnh cáo học vụ rải đều ở các ngành học.
Siết chặt đầu ra – tín hiệu đáng mừng
Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, trong 3 tháng đầu năm 2015, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014.
Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người.
Một trong những nguyên nhân của thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp được cho là chất lượng đào tạo ở trường đại học.
TS Nguyễn Văn Vui, Hiệu trưởng Đại học Tây Nguyên cho rằng, hơn 1.000 sinh viên của trường có nguy cơ bị đuổi học là điều bình thường. Nhà trường kiên quyết trong việc sàng lọc và đào thải những sinh viên không đủ năng lực, ý thức học.
“Việc này nên được nhìn nhận ở góc độ tích cực, bởi sẽ nguy hiểm nếu để sinh viên cứ vào được là ra được, ảnh hưởng chất lượng đào tào và trình độ của người tốt nghiệp”, ông Vui nói.
Video đang HOT
Theo PGS Hoàng Minh Sơn, việc mạnh tay đuổi sinh viên yếu kém, nhìn từ góc độ nào đó, lại có lợi cho chính người học.
“Trước đây, khi học theo mô hình niên chế, rất nhiều sinh viên học kém bị lưu ban nhiều năm rồi cuối cùng vẫn không thể tốt nghiệp. Khi xác định được năng lực của sinh viên không phù hợp, nhà trường sẽ đưa ra quyết định thôi học để đỡ mất thời gian cho các em”, ông Sơn nêu quan điểm.
Chia sẻ về chất lượng đào tạo đại học hiện tại, GS Trần Phương – nguyên Phó thủ tướng, hiện là Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) khẳng định, lâu nay, Bộ GD&ĐT chỉ quan tâm siết chặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra. Vì vậy, ông đề xuất làm ngược lại: Nới lòng đầu vào, siết chặt đầu ra.
Ví dụ, nếu thí sinh phải trải qua 3 môn thi để vào đại học thì khi ra trường sinh viên phải đáp ứng tổng 50-60 bài kiểm tra, bài thi. Mức điểm tối thiểu cho sinh viên ra trường nên là 6 (thay cho 5 điểm như trước). Điều đó cũng đồng nghĩa, những thí sinh không đạt chất lượng phải bị loại.
Đồng tình ý kiến của GS Trần Phương, GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng GD&ĐT nói, ở bậc đại học, quan trọng nhất là quá trình học chứ không phải chất lượng đầu vào. Vì vậy, các trường cũng phải tuân theo quy luật đào thải, áp dụng với những sinh viên có kết quả học tập yếu kém.
Cũng theo nhiều chuyên gia giáo dục, tư tưởng “vào được chắc chắn ra được trường” tồn tại lâu nay khiến nhiều sinh viên không nỗ lực, dẫn đến kết quả học tập yếu. Việc các trường quyết cho sinh viên không đạt tiêu chuẩn thôi học thời gian qua, ở góc độ nào đó, là tín hiệu đáng mừng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Quy định đuổi học sinh viên học kém:
Theo Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế đào tạo ĐH – CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, sau mỗi học kỳ, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu bị cảnh báo kết quả học tập kém trên 2 lần liên tiếp.
Tùy theo đặc điểm của từng trường, hiệu trưởng sẽ quy định áp dụng một hoặc hai trong ba điều kiện sau đây để cảnh báo kết quả học tập của sinh viên:
- Điểm trung bình chung dưới 1.20 đối với sinh viên năm nhất, dưới 1.40 đối với năm hai, dưới 1.60 đối với năm ba hoặc dưới 1.80 đối với các năm tiếp theo và cuối khoá;
- Điểm trung bình chung học kỳ dưới 0.80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1.00 đối với các học kỳ tiếp theo;
- Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Theo Zing
Học sinh cần lên Facebook xin lỗi giáo viên
Dùng mạng xã hội để xúc phạm người khác là câu chuyện không mới nhưng nếu xảy ra trong môi trường giáo dục, liệu cách xử sự nào là hợp tình, hợp lẽ nhất?
Trao đổi với một nhân viên bộ phận thường trực của trường THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội), nơi buộc thôi học 10 ngày đối với nữ sinh có hành vi xúc phạm cô giáo chủ nhiệm trên Facebook, chúng tôi được biết hình thức kỷ luật được quy định rõ trong nội quy nhà trường và mức kỷ luật có sự đồng thuận của nhà trường, hội phụ huynh và học sinh.
Các thầy cô giáo, chuyên gia giáo dục, nhà tâm lý và luật sư bàn luận thế nào về vấn đề này?
Sử dụng Facebook thế nào cho có văn hóa.
Hợp lý không?
Thầy Trương Quang Ngọc, Hiệu trưởng trường THCS-THPT dân lập Hồng Bàng (TP HCM) cho rằng, dù học trò có thực hiện hành vi xúc phạm thầy cô giáo ở đâu, khi nào, bằng phương tiện gì thì nhà trường cũng phải chiếu theo quy định mà xử lý.
"Mọi hình thức kỷ luật đều mang tính chất răn đe học sinh. Sau khi kỷ luật nhẹ mà học sinh không có chiều hướng thay đổi thì cũng phải sử dụng các biện pháp nặng hơn. Buộc thôi học là biện pháp rất nặng nhưng trong trường hợp cần thiết, nhà trường vẫn phải mạnh tay", ông Ngọc nêu ý kiến.
"Nhà trường phải tìm hiểu kỹ vấn đề, xem mức độ như thế nào rồi mới đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể. Trong một vài trường hợp, biện pháp đuổi học cũng có thể được áp dụng", PGS.TS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) - bày tỏ.
Bà Ngô Thị Tuyên, Phó giám đốc trung tâm Công nghệ Giáo dục và Xuất bản giáo dục Việt Nam lại tỏ ý kiến không đồng tình với biện pháp xử lý buộc thôi học 10 ngày đối với học sinh vi phạm.
"Những học sinh vi phạm rất cần sự dạy dỗ của nhà trường. Nếu buộc thôi học tức là đã tước mất của học sinh sự uốn nắn cần thiết đó. Như thế là phản giáo dục. Hình thức xử phạt này mang tính răn đe đối với những học sinh khác nhưng có thể không có đủ sức thuyết phục đối với chính học sinh vi phạm. Học sinh đó không những bị mất kiến thức trong suốt khoảng thời gian bị cho thôi học, mà còn có thể trở nên phản kháng, khó dạy dỗ và đề phòng đối với người lớn", bà Tuyên phân tích.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, giáo viên trong trường hợp này sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định về mặt tâm lý.
"Phải chấm dứt việc học sinh đưa giáo viên lên Facebook để xúc phạm. Dân chủ thì dân chủ, học sinh còn nhiều chỗ để nói lên những bất bình của mình chứ không phải cứ đăng lên mạng xã hội như thế. Nếu có ý kiến thì có thể trao đổi với ban giám hiệu hoặc nói chuyện với chính giáo viên để giải quyết vấn đề", ông Lâm thằng thắn.
Theo TS Lâm, việc học sinh vô lễ với giáo viên không phải chuyện hiếm, nhưng hiện nay xuất hiện thêm một hình thức mới là dùng Facebook để chia sẻ thông tin được rộng rãi hơn nên có tác dụng mạnh mẽ hơn.
"Quan điểm của tôi là phải để học sinh tự kiểm điểm đánh giá. Chính học sinh đó phải tự lên Facebook để đính chính, xin lỗi giáo viên. Điều đó sẽ có hiệu quả giáo dục hơn là đình chỉ học. Phải tập trung việc giáo dục học sinh chứ không thể lấy kỷ luật để răn đe", ông Lâm nêu ý kiến.
Luật quy định ra sao?
Theo LS Huỳnh Phước Hiệp, luật chỉ quy định về việc xúc phạm người khác chứ không nói cụ thể là trên Facebook. Theo quy định tại điều 66, nghị định 174 năm 2013 quy định là xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín của người khác.
Cũng theo ông Hiệp, việc học sinh lên Facebook xúc phạm giáo viên có thể xử lý bằng pháp luật, nhưng trong trường hợp là học sinh thì biện pháp xử phạt còn tùy theo độ tuổi. Đối với đối tượng học sinh chưa thành niên thì có thể xử lý theo nội quy nhà trường.
Những điều "cấm kỵ" khi lên Facebook dành cho học sinh trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội)
Luật sư Lê Quang Vũ, Phó trưởng Văn phòng luật sư Người Nghèo cho biết, chế tài đối với hành vi xúc phạm, danh dự, nhân phẩm người khác đã được quy định trong pháp luật dân sự, hình sự, hành chính hiện hành.
Theo luật sư Vũ, riêng chế tài đối với học sinh vi phạm kỷ luật thì được quy định tại Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành ngày 21/3/1988 vẫn còn hiệu lực, mặc dù đã lạc hậu như còn quy định việc học sinh tham gia lao động của trường, không cập nhật như hành vi sử dụng phương tiện thông tin như internet, email, Faccebook... Thông tư 08/1988 quy định chế tài nặng nhất đối với học sinh vi phạm kỷ luật là đuổi học một năm ghi vào sổ học bạ.
"Em Nguyễn Q. đã có hành vi xúc phạm cô giáo chủ nhiệm thể hiện trên Facebook, Q. đã thừa nhận lỗi và viết kiểm điểm xin lỗi cô giáo. Do đó, hình thức kỷ luật buộc thôi học 10 ngày đối với em Q. là mức cao nhất của nội quy nhà trường, theo tôi là quá nặng, không cần thiết, không phù hợp tiêu chí giáo dục học sinh phạm lỗi, gây khó khăn cho em Q. cũng như giáo viên bộ môn vì mất bài học 10 ngày" - luật sư Vũ bày tỏ.
Theo LS Lê Quang Vũ nên áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường (ghi vào học bạ) đối với em Q. là phù hợp, thông qua đó giáo dục, nhắc nhở học sinh toàn trường biết hành xử đúng mực và tôn trọng mọi người nói chung và thầy cô nó riêng.
Sẽ có lớp dạy kỹ năng ứng xử truyền thông
Một khi chúng ta còn lăn tăn đặt câu hỏi rằng tại sao lại xử lý học trò vì mỗi chuyện lên Facebook nói gì đó thì có thể chúng ta đã quá chủ quan và khinh suất trong nhận thức về tác động của Facebook nói riêng, của đời sống mạng nói chung đối với cuộc sống đời thực.
Xúc phạm một ai đó trên Facebook không giống như bạn xúc phạm ai đó trong một giấc mơ. Facebook đã trở thành một phần của đời sống thực, nó không hề "ảo". Bất kỳ ai xúc phạm người khác đều phải chịu các trách nhiệm liên quan.
Trong trường hợp này, là chịu trách nhiệm của một học trò trong ứng xử với thầy cô giáo của mình. Nhất là khi, điều đó đã được ghi rõ trong nội quy nhà trường.
Điều thứ hai cần nói trong câu chuyện này nữa là, cái án phạt "buộc thôi học 10 ngày" cho thấy các thầy cô vẫn lấy tình thương và trách nhiệm với học trò làm cốt lõi ứng xử, chứ không phải là sự đáp trả cho hả giận. Án phạt đó là một thông điệp đủ hiệu lực giúp điều chỉnh nhận thức của học trò, hoàn toàn không phải là một trừng phạt phản giáo dục.
Điều thứ ba, tôi cho đáng nói nhất, là đã đến lúc phải bắt tay vào thực hiện một chương trình giáo dục về ứng xử truyền thông càng sớm càng tốt cho học trò trung học.
Lứa tuổi này có mức độ tham gia đời sống mạng rất nhiều, rất sâu, nhưng lại hầu như không được nhận những dẫn dắt cần thiết về kỹ năng xử lý thông tin và các chuẩn mực ứng xử.
Khoa Báo chí và Truyền thông chúng tôi đã sẵn sàng một chương trình giáo dục truyền thông dành cho học sinh trung học để phối hợp với các sở giáo dục, các trường trung học thực hiện. Chúng tôi hy vọng những cách làm như thế sẽ hữu ích hơn để giúp các em không mắc sai lầm không đáng có do thiếu kỹ năng ứng xử truyền thông.
TS Huỳnh Văn Thông
Theo Đặng Tươi - An Nhiên - Mai Nguyễn/Tuổi Trẻ
Báo động sinh viên bị buộc thôi học Kết thúc học kỳ 1, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM có gần 120 sinh viên bị thôi học do học lực yếu. Hàng trăm sinh viên Đại học Tây Nguyên cũng đang đứng trước nguy cơ bị thôi học. Sinh viên bị buộc thôi học quá nhiều Theo khảo sát của PV ở một số trường đại học, trung bình...