Hàng loạt trường đưa chứng chỉ IELTS vào xét tuyển
Các trường có thể kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với điểm thi, kết quả học tập để xét tuyển hoặc cho phép thí sinh quy đổi điểm IELTS sang điểm Tiếng Anh trong tổ hợp 3 môn.
Theo dự kiến phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có thể đăng ký xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường.
Cụ thể, trường dành 10-15% trong số 6.100 chỉ tiêu để xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc ĐH Quốc gia TP.HCM và 15-20% để xét tuyển kết hợp chứng chỉ này với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1/6, đạt IELTS 5.5, TOEFL ITP 500, TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng L&R 785, S 160 & W 150) trở lên.
ĐH Kinh tế Quốc dân quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo mức tương ứng từ 10 đến 15 điểm. Bảng quy đổi như sau:
ĐH Ngoại thương đưa ra phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và học bạ dành cho thí sinh hệ chuyên và không chuyên hoặc kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ với SAT, ACT, A-Level. Trường cũng xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ và kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Hai phương thức này chỉ áp dụng cho các chương trình dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ưu tiên xét tuyển thẳng đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.0 trở lên vào ngành Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh tới 30% chỉ tiêu của ngành.
Video đang HOT
Năm nay, ĐH Thủy lợi dự kiến xét tuyển thẳng thí sinh có học lực năm lớp 12 đạt loại khá và có chứng chỉ tiếng Anh từ 5.0 trở lên.
Tại ĐH Bách khoa Hà Nội, những em có chứng chỉ IELTS (academic) quốc tế 6.0 trở lên (hoặc tương đương) được đăng ký xét tuyển tài năng vào các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế – Quản lý theo hình thức xét tuyển kết quả, thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.
Ngoài ra, thí sinh có chứng chỉ IELTS (academic) 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 và các tổ hợp xét tuyển theo kỳ thi Đánh giá tư duy (thông qua hệ thống quy đổi của trường).
ĐH Bách khoa TP.HCM thông tin đối xét tuyển tổ hợp có môn Tiếng Anh, thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 được quy đổi thành 10 điểm, IELTS 5.5 được quy đổi thành 9 điểm và IELTS 5.0 được quy đổi thành 8 điểm môn này. Trong khi đó, chứng chỉ TOEFL iBT 79 được quy đổi thành 10 điểm. Mức thấp nhất là TOEFL iBT 46-47 tương ứng 8 điểm.
Với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, nhà trường quy định thí sinh dự tuyển phải đạt điều kiện tiếng Anh tối thiểu IELTS 4.5 hoặc tương đương. Nếu không, thí sinh phải vượt qua kỳ thi sơ tuyển tiếng Anh của trường.
Tại ĐH Kinh tế TP.HCM, ở phương thức xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế, thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài cần có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 73 điểm trở lên hay SAT mỗi phần tối thiểu 500 điểm, ACT từ 20 điểm trở lên.
Bên cạnh những trường đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến, một số trường khác cũng dự định xét tuyển căn cứ một phần vào điểm thi IELTS.
Trong đó, tại ĐH Giao thông Vận tải, PGS Nguyễn Thị Hòa, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, cho biết năm nay, ngoài xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng, xét kết quả thi Đánh giá tư duy, trường còn xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và điểm hai môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
ĐH Thăng Long sẽ tuyển sinh theo 4 phương thức, một trong số đó là xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Không chỉ khối kinh tế, kỹ thuật, ở khối y dược, chứng chỉ IELTS hay TOEFL cũng trở thành lợi thế.
Tại ĐH Y Dược TP.HCM, thí sinh đạt IELTS 6.0 trở lên có thể đăng ký xét tuyển theo phương thức kết hợp vào ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học, vào ngành Điều dưỡng nếu IELTS 5.0 trở lên…
Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) dành chỉ tiêu nhất định để xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Thí sinh xét tuyển kết hợp IELTS vào Y Hà Nội gấp 5 lần chỉ tiêu
Là năm đầu xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đối với ngành Y khoa, nhưng hiện số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức này vào Trường ĐH Y Hà Nội đã cao gấp hơn 5 lần chỉ tiêu.
Ảnh minh họa
Năm 2021, bên cạnh phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, Trường ĐH Y Hà Nội còn dành một phần chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đối với ngành Y khoa tại cơ sở Hà Nội.
Cụ thể, trường sẽ tuyển 400 chỉ tiêu cho ngành Y khoa tại Hà Nội, trong đó chỉ tiêu ngành Y khoa kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ là 40 và ngành Y khoa không có chứng chỉ ngoại ngữ (bao gồm cả phương thức tuyển thẳng) là 360.
40 thí sinh giỏi ngoại ngữ (bao gồm tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) trúng tuyển có thể có tổng điểm thi tổ hợp khối B thấp hơn những thí sinh trúng tuyển theo phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT tối đa 3 điểm.
Theo thống kê của nhà trường, tính đến hết ngày 20/8, trường đã nhận được 235 hồ sơ đăng ký sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển, trong đó, có 229 hồ sơ có chứng chỉ IELTS từ 6.5 - 8.0 (16 hồ sơ có điểm IELTS 8.0). Như vậy, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp IELTS vào Trường ĐH Y Hà Nội hiện cao gấp hơn 5 lần chỉ tiêu.
Lý giải về những điều chỉnh trong quy chế xét tuyển năm nay, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, không chỉ riêng ĐH Y Hà Nội, giờ đây, nhiều trường, đặc biệt là các trường đại học tốp đầu, đã coi ngoại ngữ là một năng lực cần thiết và xem đó như một tiêu chí quan trọng trong việc tuyển sinh.
Do đó, sự thay đổi trong phương thức tuyển sinh của nhà trường nhằm khích lệ người học tăng cường chuẩn bị năng lực ngoại ngữ khi còn học phổ thông, để ngoại ngữ sẽ là năng lực cần thiết đối với sinh viên có mong muốn học ngành y tại Trường ĐH Y Hà Nội trong tương lai.
"Giỏi ngoại ngữ, sinh viên có thể học tập tích cực như mong muốn; tự học, tự tìm tòi tham khảo các tài liệu, học liệu quốc tế; tham gia vào các diễn đàn y khoa để không ngừng trau dồi kiến thức và năng lực chuyên môn. Thiếu ngoại ngữ, sinh viên và các bác sỹ trẻ khó có thể phát triển nghề nghiệp như mong muốn và đạt được những yêu cầu của y học trong thế giới hội nhập".
Theo lộ trình, từ mùa tuyển sinh tới, Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến sẽ mở rộng dần cả về chỉ tiêu xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ lẫn mở rộng các ngành có ưu tiên xét tuyển theo hình thức này.
Việc điều chỉnh ngay từ chính sách tuyển sinh đầu vào, theo ông Tú, sẽ góp phần làm tăng chất lượng đào tạo nói chung, năng lực ngoại ngữ của người học nói riêng trong bối cảnh mới.
Dự đoán về mức điểm chuẩn ngành Y khoa năm nay, GS Tú cho rằng, ngành Y khoa theo phương thức xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT khả năng sẽ thấp hơn năm ngoái khoảng 0,5 điểm.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố danh sách các thí sinh thuộc diện đặc cách, từ căn cứ này, Trường ĐH Y Hà Nội sẽ đặt ra một số chỉ tiêu và xây dựng phương án xét tuyển những thí sinh này bằng những bài test đánh giá năng lực, sao cho phù hợp với các điều kiện trúng tuyển, đảm bảo chất lượng không chênh lệch so với các thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tất cả các mã ngành của Y khoa sẽ đều được xét tuyển công bằng với nhau trên cùng một hệ thống. Điểm trúng tuyển của các mã ngành này sẽ được công bố cùng một thời điểm.
Tâm thư ngậm ngùi của thí sinh 2k4 khi tuyển sinh đại học 2022 dành 'vé ưu tiên' chứng chỉ ngoại ngữ Nhiều người cho rằng, các trường đại học ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL, IELTS tạo ra sự bất bình đẳng đối với học sinh nông thôn. Từ 2017, các chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEFL bắt đầu được sử dụng làm một trong những tiêu chí kết hợp để tuyển...