Hàng loạt trường đại học sẽ bị giảm chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018
Bộ GD&ĐT vừa kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế tại một số cơ sở đào tạo. Theo đó, sẽ giảm chỉ tiêu tuyển sinh của một số trường đại học do chưa đảm bảo đảm bảo yêu cầu về năng lực đào tạo.
Từ ngày 3 – 18/5, Bộ GD&ĐT đã tiến hành kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế tại một số cơ sở đào tạo nhằm kiểm soát các nội dung thông tin đã kê khai và xác định điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế của các cơ sở đào tạo. Qua kiểm tra cho thấy, vẫn còn hàng loạt trường đại học chưa đảm bảo đảm bảo yêu cầu về năng lực đào tạo.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ giám sát chặt chẽ quá trình tuyển sinh và đào tạo của các trường, xử lý vi phạm nghiêm minh theo đúng quy định.
Kiểm tra tỷ lệ về diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học/sinh viên theo quy mô dự kiến năm 2018 cho thấy, còn nhiều trường chưa đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT (quy định là 2,8 m2/SV).
Cụ thể như Trường ĐH Tài chính – Marketing (diện tích sàn xây dựng/ sinh viên đạt 2,35 m2/SV); Trường ĐH Phan Châu Trinh (diện tích sàn xây dựng/ sinh viên đạt 2,3 m2/SV); Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (diện tích sàn xây dựng/sinh viên đạt 0,97 m2/SV).
Trên cơ sở xác định số lượng giảng viên quy đổi của từng khối ngành và đối chiếu với quy mô sinh viên dự kiến năm 2018 mà các trường đã kê khai, các đoàn kiểm tra đã xác định được điều kiện đảm bảo về tỷ lệ sinh viên trên giảng viên theo khối ngành của từng trường. Qua kiểm tra, có một số trường chưa đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ sinh viên/giảng viên đối với một số khối ngành đào tạo.
Video đang HOT
Trường Đại học Võ Trường Toản có 03 khối ngành là Khối ngành III, VI và Khối ngành VII; trong đó có Khối ngành VI tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là 15,83 – quy định là 15 .
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có 05 khối ngành (chưa đào tạo khối ngành I và II); trong đó có Khối ngành VI tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là 15,62 – quy định là 15; Khối ngành VII tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là 28,81 – quy định là 25.
Trường Đại học Phạm Văn Đồng có 03 khối ngành là Khối ngành I, V và VII; trong đó có Khối ngành VII tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là 26,1 – quy định là 25.
Trường ĐH Thành Đô có 04 khối ngành là Khối ngành III, V, VI và VII; trong đó cả 04 khối ngành quy mô đào tạo dự kiến năm 2018 không đáp ứng quy định về năng lực đào tạo tính theo giảng viên quy đổi (tỷ lệ sinh viên/ giảng viên của Khối ngành III là 37,30 – quy định là 25; Khối ngành V là 31,03 – quy định là 20; Khối ngành VI là 16,27 – quy định là 15; Khối ngành VII là 25,82 – quy định là 25).
Trường Đại học Duy Tân có 04 khối ngành là Khối ngành III, V, VI và VII; trong đó có Khối ngành VI tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là 16,32 – quy định là 15 và Khối ngành VII tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là 28,76 – quy định là 25 .
Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng có 04 khối ngành là Khối ngành II, III, V và VII; trong đó có Khối ngành II tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là 23,05 – quy định là 10; Khối ngành VII tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là 31 – quy định là 25.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, với những trường chưa đảm bảo quy định về diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, Bộ GD&ĐT yêu cầu trường phải đảm bảo có đủ diện tích hoặc giảm chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018.
Với những trường có khối ngành chưa đáp ứng về tỷ lệ sinh viên/giảng viên, Bộ yêu cầu các trường tuyển dụng bổ sung giảng viên hoặc giảm chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 để đảm bảo năng lực đào tạo theo quy định.
Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục kiểm tra việc công khai điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo; theo dõi, hậu kiểm và tổ chức thanh tra (nếu thấy cần thiết) đối với những cơ sở đào tạo không đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng.
Bộ cũng sẽ giám sát chặt chẽ quá trình tuyển sinh và đào tạo của các trường, xử lý vi phạm nghiêm minh theo đúng quy định.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Hiệu quả từ việc chủ động triển khai công tác kiểm định
Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) là một trong những cơ sở đào tạo tại miền Trung được Tổ công tác lựa chọn trong Chương trình kiểm tra. Công tác kiểm tra do Đoàn kiểm tra số 2 (Bộ GD&ĐT) thực hiện, TS Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ GD ĐH - làm Trưởng đoàn.
Báo cáo về các điều kiện đảm bảo chất lượng chung của nhà trường, TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Duy Tân - cho biết: Tính đến nay, Trường ĐH Duy Tân có 793 giảng viên cơ hữu. Trường có 187 phòng học, 98 phòng thí nghiệm, thực hành, 2 thư viện. 100% phòng học trang bị máy chiếu, máy điều hòa nhiệt độ phục vụ người học. Tổng diện tích sàn xây dựng của nhà trường là 64.167 m2, trong đó diện tích trực tiếp phục vụ đào tạo là 55.167 m2, bình quân diện tích sàn xây dựng/sinh viên là 3,0 m2/SV.
Năm học 2017 - 2018, quy mô đào tạo của trường có 16.675 SV ĐH chính quy, 713 học viên, nghiên cứu sinh và 1.499 SV hệ liên thông. Bình quân mỗi năm học số SV bỏ học từ 6% - 7% vì kết quả học tập và khó khăn về kinh tế. Có hơn 94% SV có việc làm 6 tháng sau khi tốt nghiệp. So với năm 2017, năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh của trường không thay đổi, nhưng trường chính thức dừng tuyển sinh trình độ CĐ hệ chính quy và hệ CĐ nghề. Tháng 1/2017, Trường ĐH Duy Tân được công nhận đạtbởi Trung tâm Kiểm định chất lượng GD thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam (CEA-AVU&C).
Sau khi tiến hành kiểm tra, rà soát, đối chiếu, so sánh các thông tin cụ thể, chi tiết và đối chiếu với các quy định hiện hành, TS Phạm Như Nghệ đánh giá cao công tác kiểm định chất lượng GD và các điều kiện đảm bảo chất lượng của Trường ĐH Duy Tân. Trưởng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đánh giá: Qua kiểm tra thông tin kê khai và kiểm tra thông tin thực tế, Đoàn kiểm tra nhận thấy là một trường ĐH ngoài công lập, nhưng công tác kiểm định chất lượng GD của nhà trường được triển khai từ rất sớm (năm 2007) và đã có kế hoạch đăng ký thực hiện kiểm định, đánh giá ngoài trong thời gian tới.
Số liệu về khảo sát tỷ lệ SV có việc làm sau khi tốt nghiệp khá chính xác. Các điều kiện đảm bảo chất lượng cũng được nhà trường thực hiện khá tốt, nhất là về điều kiện tỷ lệ SV/giảng viên, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo cho công tác tuyển sinh năm 2018.
Phó Vụ trưởng Phạm Như Nghệ lưu ý nhà trường cần tiếp tục rà soát lại toàn bộ hồ sơ giảng viên, thông tin cụ thể về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng giảng viên vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia GD ĐH. Các văn bản về công tác kiểm định chất lượng GD của nhà trường cần được thực hiện lưu trữ thống nhất, đảm bảo tính đầy đủ. Các giảng viên có văn bằng đào tạo ở nước ngoài cần tiến hành làm thủ tục công nhận của Cục Quản lý chất lượng. Các văn bằng tốt nghiệp của sinh viên nhà trường cần phải được Hiệu trưởng ký cấp bằng.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, NGƯT Lê Công Cơ - Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân - tiếp thu những góp ý, khuyến nghị của Đoàn kiểm tra trong công tác đảm bảo chất lượng đối với nhà trường; khẳng định nhà trường luôn nhìn nhận rằng, công tác kiểm tra đã giúp trường có sự nhìn nhận khách quan hơn về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, cũng như tình hình hoạt động của mình. Qua đó, nhà trường có những giải pháp, hướng điều chỉnh, thay đổi nhằm khắc phục, bổ sung và kiện toàn các điều kiện hoạt động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
PV
Theo giaoducthoidai.vn
Bao giờ có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học? Nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách tạo động lực cho hoạt động Khoa học công nghệ nói chung. Tuy nhiên, chưa có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học, sự phối hợp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo chưa chặt chẽ, thiếu cơ chế cụ thể. Sự đầu tư của Nhà nước còn đứt...