Hàng loạt ô tô ngoại giá mềm “ùn ùn” về Việt Nam
Trong số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam, xe ô tô từ Thái Lan, Indonesia giá mềm chiếm một tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, một số dòng ô tô từ các nước trong khối Hiệp định cũng giảm giá đáng kể.
Nhờ chính sách Thuế, nhiều dòng xe ngoại giảm giá khá sâu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2020 sô lương ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu là 12.237 chiêc, tương ưng đat 273 triêu USD.
Ô tô nguyên chiêc cac loai được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vao Viêt Nam chu yêu co xuât xư tư 3 thi trương chinh là tư Thái Lan (5.927 chiêc), Indonesia (3.823 chiêc) và Trung Quốc (1.204 chiếc). Sô xe nhâp khâu tư 3 thi trương nay chiêm tới 90% tông lương xe nhâp khâu vao Viêt Nam trong tháng.
Trong số đó, có 8.441 chiếc xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá đạt gần 161 triệu USD, chiếm 69% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Tính trung bình, mỗi xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về có giá khai báo tại cảng khoảng 19.074 USD (tương đương 438 triệu đồng).
Cũng theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2020 có 427 triệu USD linh kiện & phụ tùng ô tô các loại được các doanh nghiệp nhập khẩu vào nước ta, trong khi đo con sô nay cua tháng trước là 395 triêu USD.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng qua có xuất xứ rât đa dang, chủ yếu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc.
Ngoài việc số lượng xe nhập nguyên chiếc từ thị trường Thái Lan, Indonesia chiếm tỷ trọng lớn, kể từ khi hai FTAs thế hệ mới được thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đầu năm 2019 và miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hóa theo EVFTA, nhiều loại xe nhập từ các nước nằm trong các khối Hiệp định EU về Việt Nam đã giảm giá khá mạnh.
Video đang HOT
Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hết tháng 11/2020, giá xe nhập từ Đức về Việt Nam bình quân giảm từ 1,4 tỷ đồng/chiếc, xuống 1,2 tỷ đồng/chiếc, giảm gần 200 triệu đồng/chiếc.
Xe nhập của Pháp cũng giảm từ bình quân 2,5 tỷ đồng/chiếc năm 2019 xuống chỉ còn 2,1 tỷ đồng/chiếc, giảm 400 triệu đồng/chiếc. Xe nhập từ Nhật, nước nằm trong CPTPP từ mức 1,2 tỷ đồng/chiếc, xuống chỉ còn tỷ đồng/chiếc.
Theo một số chuyên gia, việc giảm giá xe từ việc giảm thuế có thể sẽ xảy ra từ năm 2021 trở đi, càng các năm sau mức độ sẽ lớn dần do thuế quan được cắt bỏ lớn.
Nhiều rào cản gọi vốn FDI vào nông nghiệp: "Điểm nghẽn" từ chính sách đất đai
Thiếu quỹ đất, chính sách thuế và tín dụng chưa tốt, thủ tục rườm rà... là những nguyên nhân khiến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp còn hạn chế.
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đánh giá, còn rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ trong chính sách thu hút doanh nghiệp (DN) FDI đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2020-2025.
Vốn FDI vào nông nghiệp quá nhỏ
Theo IPSARD, giai đoạn 2010-2009 có 4.028 dự án FDI vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký gần 40 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 3,9%/năm. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2019, vốn FDI vào nông nghiệp vẫn còn quá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1,61% trong tổng số dự án và chỉ chiếm 0,97% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.
Chế biến thịt gà xuất khẩu ở Công ty TNHH Koyo & Unitek - một doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai. Ảnh: Nguyên Vỹ
TS Nguyễn Anh Phong - Giám đốc Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (thuộc IPSARD) cho biết, về chính sách ưu đãi về tín dụng, đa số các khoản vay ngân hàng đối với DN FDI chủ yếu là vay ngắn hạn, sau khi trả nợ xong sẽ vay lại.
Một số ngân hàng cũng cho vạy trung và dài hạn nhưng tổng hạn mức gói tín dụng ưu đãi cũng chỉ 10.000 - 20.000 tỷ đồng với Ngân hàng Nhà nước, và chỉ vài trăm tỷ đồng với ngân hàng thương mại cổ phần.
Chính sách ưu đãi thuế không ổn định nên DN không dự tính trước được hiệu quả kinh doanh trung và dài hạn khiến việc thu hút FDI còn hạn chế. Trong khi đó, hiện tượng chuyển giá, gây thất thu thuế ngày càng phổ biến nhưng quy định về quản lý hoạt động liên quan đầu tư vốn FDI chưa chặt chẽ.
Việc cải thiện môi trường kinh doanh nông nghiệp thời gian qua có cải thiện song chưa đáng kể. Khâu đơn giản hóa thủ tục hành chính chưa như mong muốn. Có đến 45% số DN FDI được khảo sát trả lời là: Có bị mất chi phí không chính thức trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh các giải pháp đề xuất về cải thiện môi trường đầu tư, chính sách thuế và đất đai, thời gian tới, IPSARD cho biết sẽ tập trung xây dựng chiến lược thu hút FDI có chọn lọc trong nông nghiệp.
Khó khăn lớn nhất là các DN FDI không thuộc đối tượng được giao đất, được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Và họ cũng không được thuê lại đất nông nghiệp trực tiếp từ nông dân, cũng chưa được sử dụng đất thuê dài hạn làm tài sản thế chấp vay vốn.
Một rắc rối khác là cơ chế bảo vệ nhà đầu tư. Các DN FDI thích giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế nhưng thực tế hiện nay thường chọn xét xử trong nước. Khi đã có phán xét của tòa quốc tế nhưng đem về Việt Nam, tòa trong nước lại xét lại. Hoặc tòa trong nước thường ưu tiên biện pháp thương lượng, hòa giải trước.
"Kể cả việc thương lượng hòa giải, các DN trong nước có liên quan đến tranh chấp lại thích dây dưa kéo dài, làm mệt mỏi DN FDI" - TS Phong nói kể.
Điểm nghẽn từ chính sách đất đai
Đại diện khối doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Nam - Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam TP.HCM (VCCI) đánh giá, vướng mắc lớn nhất hiện nay là ruộng đất canh tác còn manh mún. Ngay như vùng ĐBSCL, mới nhìn thì thấy "thẳng cánh cò bay" nhưng bên trong là rất nhiều ranh giới phân chia đất của nông dân.
Khi đầu tư làm khu công nghiệp có thể dễ dàng giải phóng mặt bằng trên diện tích lớn, nhưng với đất nông nghiệp thì không hề dễ. "Đây là hạn chế khi kêu gọi DN FDI đầu tư vào nông nghiệp"-ông Nam nhận xét.
Ông Vũ Xuân Đăng - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (Cục Đầu tư nước ngoài) cũng cho biết, tỷ lệ vốn FDI đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã giảm từ 1,5% (năm 2015) xuống chỉ còn khoảng 0,96% vào năm 2020. Kết quả này trái ngược với những lợi thế và tiềm năng phát triển nông nghiệp Việt Nam - quốc gia thuộc top đầu các nước xuất khẩu nông sản.
Ông Đăng cũng cho rằng, đất đai đang là điểm nghẽn lớn nhất. Quỹ đất dành cho thu hút FDI hầu như không có do quy định DN, nhà đầu tư nước ngoài không được thuê đất của người sử dụng đất. Dẫn đến việc tiếp cận nguồn lực đất đai, việc hình thành diện tích đất đủ lớn để thực hiện dự án là không thể.
Chưa kể một số địa phương nếu có quỹ đất thì ưu tiên cho việc quy hoạch khu công nghiệp. "Vì làm dự án nông nghiệp, sau khi thực hiện các chính sách ưu đãi, họ chẳng có gì để thu nên không mấy mặn mà" - ông Đăng phân tích.
Hiện nay, nông dân làm chủ quyền sử dụng đất nhưng tâm lý chung là chỉ thích cho thuê ngắn hạn. Vì thế, ông Đăng đề xuất nên có cơ chế thử nghiệm cho thuê ngắn hạn, hỗ trợ DN FDI tiếp cận đất sản xuất thông qua liên kết nông dân, HTX. "Đồng thời nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng lao động ở những khu vực khuyến khích thu hút FDI" - ông Đăng đề xuất.
Theo TS Nguyễn Anh Phong, ngoài số lượng thì chất lượng nguồn vốn FDI cũng là vấn đề đáng lưu ý. Vì việc thu hút FDI sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng áp lực khi đó đối với DN và người sản xuất trong nước là rất lớn. Việc lựa chọn đối tác nếu không phù hợp có thể làm xáo trộn cơ cấu sản xuất và thị trường.
Đi kèm với đó là nguy cơ trở thành điểm chuyển giao công nghệ lạc hậu. Nhiều DN FDI chỉ tận dụng đất đai, chính sách thuế, lao động giá rẻ, nhập nguyên liệu thô về chế biến tại xong lại xuất đi. Việt Nam chỉ hưởng một phần nhỏ trong chuỗi giá trị nhưng lại đối diện rủi ro lớn về môi trường nếu công nghệ của DN FDI "dỏm".
Đầu tháng 12, giá xe ô tô tiếp tục giảm sâu Thị trường xe những ngày đầu tháng 12 tiếp tục ghi nhận nhiều mẫu xe giảm giá với mức giảm trung bình dao động từ 30 - 100 triệu đồng. Trước đây, việc giảm giá trường kỳ thường chỉ xảy ra đối với những thương hiệu, mẫu xe có doanh số kém. Tuy nhiên hiện nay, trái với thông lệ đó, các thương...