Hàng loạt cửa hàng thời trang Australia đóng cửa vì Covid-19
Tiếp sau du lịch, giáo dục, hàng không, kinh doanh bán lẻ là lĩnh vực mới nhất tại Australia điêu đứng vì Covid-19.
Ngày 28/3, nhiều nhãn hiệu thời trang của Australia đồng loạt tuyên bố tạm thời đóng cửa các cửa hàng trên toàn đất nước trong đó có các cửa hàng thời trang nhỏ thuộc tập đoàn David Jones như Country Road, Mimco, Witchery, Trenery và Politix với thời hạn đóng cửa là 4 tuần. Các cửa hàng thời trang của tập đoàn Cotton On, biểu tượng của Australia như Typo, Rubi, Cotton Body, Factorie, Cotton On Kids và Supre cũng tuyên bố đóng cửa song chưa hẹn ngày quay trở lại.
Trước đó, hệ thống trung tâm thương mại hàng đầu của Australia là Myer cũng tuyên bố đóng cửa toàn bộ các trung tâm thương mại và chuyển sang bán hàng trực tuyến.
Theo tờ The Australian, việc hàng loạt các cửa hàng bán lẻ đóng cửa sẽ khiến cho khoảng 100.000 lao động Australia mất việc làm. Cùng với lượng việc làm đã mất từ ngành du lịch và từ ngành hàng không do cắt giảm rất nhiều chuyến bay cả trong nước và quốc tế, thị trường lao động Australia đang đứng trước sức ép vô cùng lớn.
Dịch Covid-19 làm khu buôn bán vốn luôn sầm uất tại trung tâm thành phố Sydney trở nên vắng vẻ.
Theo ước tính của Tạp chí bán lẻ thế giới, đến giữa tháng 3/202, 60% doanh nghiệp tại Australia đã cảm nhận những tác động từ dịch Covid-19. Trong đó, ngành dịch vụ liên quan đến giải trí và cá nhân bị ảnh hưởng tới 83%, tiếp đó là các ngành chế tạo, thông tin-truyền thông, bán buôn, kinh doanh dịch vụ và bất động sản. Các bang Nam Australia, New South Wales và Victoria là những nơi chịu nhiều tác động nhất từ Covid-19.
Video đang HOT
Trong lúc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân công thì hai tập toàn siêu thị lớn nhất Australia là Coles và Woolworth lại đang tuyển thêm rất nhiều lao động nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng đột biến của người dân. Thông báo từ hệ thống siêu thị Coles cho biết, ngoài 7.000 việc làm mới tuyển thêm trong 2 tuần qua, siêu thị này vẫn cần thêm 5.000 lao động nữa.
Trong khi đó, hệ thống siêu thị Woolworth cho biết họ đang tìm kiếm thêm 20.000 nhân viên. Woolworth đang làm việc với một số công ty bán lẻ và hãng hàng không Quantas để tuyển trực tiếp những nhân viên vừa bị thôi việc của các hãng này.
Mặc dù trong giai đoạn này, những doanh nghiệp có nhu cầu lớn về lao động như hệ thống siêu thị Coles và Woolworth không nhiều song nó cho thấy dịch bệnh đang tạo ra sự dịch chuyển lao động đáng kể. Sự dịch chuyển hiện tại có thể chỉ là tạm thời song khi mọi người bắt đầu quen dần với các dịch vụ trực tuyến thì cũng không loại trừ khả năng cơ cấu việc làm cũng sẽ thay đổi.
Dịch Covid-19 không chỉ tạo ra mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người mà còn đang giáng những đòn chí mạng vào nền kinh tế Australia vốn đang giữ kỳ tích gần 3 thập kỷ phát triển liên tục. Mặc dù đến lúc này vẫn là quá sớm để có thể dự báo về những thiệt hại mà Covid-19 gây nên song điều ai cũng cảm nhận được các thiệt hại này sẽ là rất lớn.
Australia là một quốc gia giàu có và Chính phủ cũng đã tung ra 2 gói kích thích kinh tế trị giá gần 189 tỷ AUD, tương đương với 10% GDP của nước này. Hôm qua, Thủ tướng Australia Scott Morrison cũng cho biết, chính phủ đang nghiên cứu cách thức để đưa một số doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn vào trạng thái “ngủ đông” nhằm giúp các doanh nghiệp này không phải chịu thêm những tổn thất nặng nề.
Tuy vậy, hoàn cảnh cấp bách hiện tại khiến các doanh nghiệp không thể ngồi chờ sự hỗ trợ của chính phủ. Quyết định đóng các cửa hàng bán lẻ cho thấy các công ty này chọn giải pháp thu hẹp hoạt động kinh doanh, chuyển đổi mô hình để giảm thua lỗ, bảo toàn vốn, chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau này.
Việt Nga
Hậu bắt tay Masan, nhiều cửa hàng Vinmart có nguy cơ đóng cửa
Loạt hơn 300 cửa hàng VinMart và VinMart cũ có nguy cơ bị đóng cửa do hoạt động thiếu hiệu quả. Cùng lúc đó hàng trăm cửa hàng mới cũng được mở ra.
Theo thông tin từ Zing, lãnh đạo VinCommerce cho biết đến cuối năm 2019, công ty đang vận hành 3.022 điểm bán lẻ mang hai thương hiệu VinMart và VinMart .
Trong đó, số siêu thị VinMart là 134 với diện tích trung bình 1.500-5.000 m2/cửa hàng, và 2.888 cửa hàng VinMart , diện tích 80-100 m2/cửa hàng.
Tuy vậy, công ty đang ghi nhận EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) âm 2.100 tỷ đồng năm 2019, bất chấp việc doanh thu lên tới 26.000 tỷ đồng.
VinCommerce ghi nhận EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) âm 2.100 tỷ đồng năm 2019
Năm 2019, doanh thu của VinCommerce đã tăng 67% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng doanh số từ các cửa hàng hiện hữu 20% tại VinMart và 17% tại VinMart .
Theo Thương trường, cuối năm 2019, CTCP Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) đã tiếp nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM) - công ty sở hữu cả VinCommerce và VinEco. Đồng thời, MSN đã phát hành quyền chọn cho bên bán VCM mà qua đó bên bán sẽ được nhận cổ phần của một công ty mới là công ty con của MSN, và công ty này sẽ sở hữu 83,74% cổ phần VCM và 85,7% cổ phần Masan Consumer Holdings.
Được biết, tính đến cuối năm 2019, Hà Nội chiếm 34% lượng cửa hàng Vinmart và 29% lượng cửa hàng Vinmart . Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2019, VCM có tổng nợ vay khoảng 5 nghìn tỷ đồng.
Về kế hoạch kinh doanh, Masan đặt kế hoạch VinCommerce sẽ đạt doanh thu hơn 42 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 64%) trong năm 2020 nhờ 24-25% SSSG cho Vinmart và Vinmart và đóng góp cả năm từ các cửa hàng được mở trong năm 2019.
Cùng với đó, trong năm 2020, việc mở rộng cửa hàng của VinCommerce sẽ diễn ra chọn lọc vì ban lãnh đạo công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu.
Theo đó, năm 2020, ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ mở mới từ 20-30/300-500 cửa hàng Vinmart/Vinmart trong khi đóng cửa từ 0-10/150-300 cửa hàng Vinmart/Vinmart hoạt động không hiệu quả.
Masan đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ mặt hàng tươi sống cho VinCommerce và thương hiệu thịt Meat Deli, sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này.
Tập đoàn này hiện đang trong quá trình lựa chọn các địa điểm Vinmart phù hợp để triển khai bán Meat Deli và kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ các mặt hàng tươi sống cho Vinmart lên mức 35% vào cuối năm 2020 so với khoảng 30% ở thời điểm hiện tại.
Về mặt sinh lời, ban lãnh đạo công ty đặt mục tiêu cải thiện biên EBITDA cho năm 2020 lên mức từ -3% cho đến 0%, chủ yếu nhờ công tác thu mua hiệu quả hơn, cải thiện danh mục sản phẩm, tối ưu hóa hoạt động của các trung tâm phân phối và lợi thế kinh tế về quy mô.
Theo VN Review
Khách tiu nghỉu vì đến Aeon Mall Hà Đông khai trương nhưng loạt cửa hàng vẫn đóng cửa Trong ngày Aeon Mall Hà Đông khai trương, nhiều gian hàng thời trang, mỹ phẩm vẫn đang gấp rút hoàn thiện, thậm chí nhiều nơi đóng cửa, kệ hàng trống trơn. Sau hơn một năm rưỡi khởi công xây dựng và hoàn thiện, khu siêu thị của tổ hợp thương mại lớn nhất miền Bắc Aeon Mall Hà Đông đã chính thức khai...