Hàng loạt bệnh viện ở TPHCM giảm sâu F0 sau Tết: Chuyên gia nói gì?
Theo chuyên gia, dù số ca nhiễm Covid-19 ở TPHCM giảm sâu sau kỳ nghỉ Tết, vẫn có 2 vấn đề chính cần phải thực hiện để không xảy ra bùng phát dịch nặng nề, khi người lao động tỉnh trở lại làm việc.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 chính thức khép lại vào ngày 6/2 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch). Sau thời gian nhiều tháng chống dịch, người dân TPHCM đã được thoải mái di chuyển, du xuân, khi địa phương đã có tuần thứ 5 liên tiếp được đánh giá là “vùng xanh”.
Trước đó theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, trong ngày 5/2 TPHCM có 24 ca nhiễm Covid-19 mới. Số bệnh nhân tử vong trong ngày chỉ còn 6 trường hợp, trong khi số ca nhiễm biến thể Omicron vẫn dừng ở con số 92 F0.
TPHCM giảm sâu F0 sau Tết
Lãnh đạo Bệnh viện Trưng Vương cho biết, trước thời gian nghỉ Tết, các khoa điều trị Covid-19 của BV có tổng cộng hơn 100 F0. Đến nay sau kỳ nghỉ Tết, nơi đây chỉ còn 19 bệnh nhân, trong đó có 13 thở máy. Theo lãnh đạo BV, kết quả này diễn ra trong bối cảnh người dân đã được phủ vaccine dày. Dù vậy sau Tết, việc người lao động các tỉnh ồ ạt trở lại TPHCM làm việc khiến nguy cơ gia tăng số ca mắc mới là kịch bản có thể xảy ra. Do đó, BV vẫn trên tinh thần cảnh giác trước tình huống xấu.
BV Trưng Vương, TPHCM giảm sâu số ca nhiễm Covid-19 (Ảnh: Hoàng Lê).
Còn BV dã chiến số 12 (đóng tại TP Thủ Đức, nơi trước đó được phân công tiếp nhận các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron) thông tin, trong những ngày qua nơi đây không còn tiếp nhận các trường hợp mới, khi các ca bệnh nhập cảnh đã được cho cách ly tại nhà, nên áp lực điều trị không còn quá cao. Trước kỳ nghỉ Tết, BV có 357 F0, trong đó có các ca nhiễm biến chủng Omicron. Những ngày qua, đã có một số bệnh nhân được xuất viện.
TS.BS Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc BV Dã chiến 3 tầng số 16 cho PV Dân trí biết, từ 40 bệnh nhân Covid-19 trước Tết, hiện nơi đây chỉ còn 20 bệnh, trong đó có hơn 10 bệnh nặng phải thở máy. Nam bệnh nhân V.Q.D. (28 tuổi), nặng 140kg là ca cuối cùng chạy ECMO của BV, đã được cai máy sau 84 ngày điều trị. Dù số ca bệnh giảm sâu và tình hình đang được kiểm soát rất tốt, BV vẫn đang duy trì hoạt động theo chính sách chống dịch của ngành Y tế TPHCM.
Với BV dã chiến đa tầng quận Tân Bình, bác sĩ Hồ Hữu Đức, Phó Giám đốc BV cho biết, nơi đây còn tổng cộng 20 F0 ở tầng 3, trong đó 7 trường hợp đang thở máy, còn lại là các bệnh nhân thở HFNC, thở máy không xâm nhập và thở oxy canula. Trong kỳ nghỉ Tết, mỗi ngày BV tiếp nhận chỉ một, hai F0 mới nhưng cũng có một số bệnh nhân xuất viện. Do số lượng bệnh nhân còn rất ít, ban lãnh đạo BV đã cho 50% nhân viên được về nhà, giữ lại khoảng 200 nhân sự trực Tết.
Theo bác sĩ Đức, trước đó Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo các BV sẵn sàng ứng phó nếu số ca mắc gia tăng trở lại, hoặc có sự xâm nhập của biến chủng Omicron. Trong trường hợp được điều động gấp, trong vòng 24 giờ nhân viên y tế phải có mặt.
Video đang HOT
Lãnh đạo BV dã chiến đa tầng quận Tân Bình nhận định, tình hình bây giờ khó có khả năng căng thẳng trở lại như trước, vì người dân đa phần đã tiêm đủ vaccine. Đồng thời, các nhân viên y tế tuyến cơ sở cũng đã có kinh nghiệm xử trí, chăm sóc sức khỏe cho F0 cách ly tại nhà nên số lượng bệnh nhân trở nặng giảm khá nhiều. Bác sĩ Đức chia sẻ, ít nhất BV dã chiến đa tầng quận Tân Bình sẽ phải duy trì đến hết quý I để tình hình được kiểm soát tốt.
Nhiều người lao động sẽ trở lại TPHCM làm việc sau kỳ nghỉ Tết (Ảnh: Hoàng Lê).
Chuyên gia: 2 vấn đề cần thực hiện
Trao đổi với Dân trí , PGS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, việc số ca nhiễm Covid-19 tại TPHCM gia tăng sau Tết, khi người lao động trở lại làm việc là thực tế có thể xảy ra. Dù vậy qua việc sử dụng các mô hình đánh giá, ông cho rằng các biện pháp 5K và việc tăng cường tiêm chủng mũi 3 của Thành phố đã phát huy tác dụng về việc giảm nguy cơ lây lan.
Do đó bằng quan điểm cá nhân của mình, chuyên gia tin rằng dù số ca mắc có thể tăng nhưng không thể lây theo cấp số nhân và từ đó cũng không có hiện tượng bùng phát dịch.
PGS Dũng chỉ nhấn mạnh 2 vấn đề mà cơ quan chức năng cần thực hiện. Thứ nhất, hãy khẳng định với người dân việc nhiễm bệnh trong tình hình hiện tại, dù đã tiêm vaccine hoàn toàn là chuyện bình thường. Vaccine chỉ giúp giảm tỉ lệ nặng và tử vong chứ không thể bảo vệ khỏi nhiễm bệnh. Khi hiểu rõ việc này, người dân sẽ chủ động khai báo y tế đúng và tuân thủ các biện pháp cách ly, điều trị theo hướng dẫn thay vì giấu bệnh, gây nguy cơ lây lan.
Chuyên gia cho rằng TPHCM cần tiếp tục đẩy mạnh phủ vaccine mũi 3 cho người dân (Ảnh: Hoàng Lê).
Thứ hai, vì TPHCM đã xuất hiện chủng Omicron, và chủng này có khả năng lây lan nhanh hơn nhiều so với chủng Delta, dù đã được tiêm 2 mũi vaccine, do đó địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm vaccine mũi 3, mũi bổ sung, nhắc lại cho người dân để tăng cường khả năng bảo vệ việc, giảm bệnh nhân chuyển nặng để không gây quá tải hệ thống điều trị.
Chuyên gia dự đoán nếu các vấn đề trên và những biện pháp 5K tiếp tục được người dân tuân thủ, không có sự mất cảnh giác, dịch bệnh sẽ tiếp tục được kiểm soát.
“Nếu người dân không tuân thủ 5K, không ý thức đeo khẩu trang khi ra đường và không khai báo y tế thì không vaccine nào bảo vệ nổi với chủng mới” – PGS Đỗ Văn Dũng nhấn mạnh.
Biến chủng Delta tại TP HCM nguy hiểm thế nào?
Biến chủng Delta nhẹ, lơ lửng trong không khí lâu hơn, chu kỳ lây nhiễm ngắn hơn khiến dịch bệnh lan nhanh và làm giảm tác dụng của nhiều loại vaccine Covid-19.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) Nguyễn Trí Dũng tại họp báo chiều 14/6 cho biết, biến chủng nCoV B.1.617.2 (phát hiện lần đầu tại Ấn Độ) hiện được gọi là biến chủng Delta. Chủng virus này chính là sự khác biệt trong đợt dịch bùng phát lần này ở thành phố.
Theo bác sĩ Dũng, thành phố lần đầu tiên phát hiện biến chủng này là tại ca nhiễm ở một công ty trên đường Pasteur, quận 3, ngày 18/5. Hai nhân viên của công ty này mắc Covid-19, trong đó một người về từ Hải Phòng. Ngoài hai bệnh nhân này, khi ấy công ty này không ghi nhận thêm ca nhiễm mới. Bác sĩ Dũng nói rằng, thời điểm đó ông "hơi ngạc nhiên" vì ở Ấn Độ, chủng Delta có tốc độ lây lớn, nhiều bệnh nhân tử vong nhiều, trong khi thành phố chỉ ghi nhận hai ca này.
Chỉ một tuần sau, phát hiện chùm lây nhiễm liên quan nhóm Truyền giáo Phục hưng, kết quả giải trình tự gene của 7 trường hợp đầu tiên đều cho thấy họ đều nhiễm biến chủng Delta. Lúc này, tốc độ lây lan và sự nguy hiểm của biến chủng mới bộc lộ rõ, cho thấy chúng khác biệt hoàn toàn so với các biến chủng trước đây có mặt tại TP HCM và Việt Nam.
Biến thể B.1.617.2 phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh và rộng ở chuỗi lây nhiễm nhóm Truyền giáo Phục hưng tại TP HCM. Ảnh: Reuters
Nhắc lại chuỗi lây tại quán Buddha Bar & Grill, hồi tháng 3/2020, ông Dũng cho hay đây là trường hợp lây lan nhanh và nhiều nhất tại thành phố, vì họ "tiếp xúc rất gần", trong một không gian hẹp. Chủng virus này hiếm khi gây lây nhiễm cho người thứ hai trong gia đình, khi ấy. Hay như chuỗi lây liên quan nam tiếp viên VietnamAirline vào tháng 11/2020, một giảng viên tiếng Anh ở chung nhà với anh này chỉ lây cho duy nhất một bé trai hàng xóm, khi thường xuyên tiếp xúc rất gần.
"Điều này cho thấy các biến chủng trước đó phải tiếp xúc rất gần mới bị lây nhiễm", ông Dũng khẳng định.
Tuy nhiên, trong đợt dịch lần này, TP HCM ghi nhận hầu như các chùm ca nhiễm đều ở trong phạm vi gia đình, trong cơ quan, trong cùng tòa nhà, chung cư. Tại công ty Thiên Tú FN, đến 71 trường hợp nhiễm nCoV trong số hơn 300 người cùng làm việc ở không gian kín, như vậy tỷ lệ lây nhiễm là gần một phần tư.
Bên cạnh đó, ngành y tế đã khảo sát, đánh giá nhiều trường hợp tiếp xúc với người có triệu chứng (F0) thì chỉ qua ba ngày đã nhiễm và có triệu chứng. Tại Bắc Giang, chủng Delta cũng chỉ cần ba ngày đã tạo ra một chu kỳ lây nhiễm mới. Với biến chủng Anh, ghi nhận 80% bệnh nhân không có triệu chứng. Còn ổ dịch tại nhóm Truyền giáo Phục hưng với biến chủng Delta, tới 66% bệnh nhân có triệu chứng.
"Như vậy chu kỳ lây nhiễm ngắn, chỉ ba ngày, kết hợp với nhiều bệnh nhân có triệu chứng dẫn đến sự lây nhiễm rất nhanh của biến chủng Delta", Giám đốc HCDC nhận định.
Thực tế, ở đợt dịch này, khi phát hiện những ca đầu tiên thông qua khám bệnh, thành phố tiến hành truy vết ngay lập tức các F1 là người trong gia đình, hàng xóm lân cận. Mặc dù vậy, số ca nhiễm đã lên tới hàng chục người. Điều này cũng cho thấy mầm bệnh đã lây lan từ trước đó. Nhiều người trong họ đã có triệu chứng trước ca chỉ điểm (ca đầu tiên phát hiện).
Ngoài ra, ông Dũng cũng lý giải tốc độ lây nhiễm nhanh còn do thể tích của chủng Delta nhẹ hơn các chủng khác. Chúng lơ lửng trong không gian lâu hơn rồi mới rơi xuống các bề mặt.
Giám đốc HCDC cũng đánh giá biến chủng Delta "gần giống" virus H1N1 từng gây ra đợt dịch 2009 tại Việt Nam. Điểm khác biệt là virus H1N1 có tỷ lệ xảy ra triệu chứng nhiều hơn so với biến chủng Delta. Chủng Delta dù nhiều người bệnh có triệu chứng hơn các chủng nCoV khác nhưng nhìn chung các triệu chứng này là nhẹ, gồm sốt, mệt mỏi, mất vị giác, khứu giác, ho nhẹ... Còn bệnh nhân nhiễm H1N1 ho rất nhiều, tốc độ lây nhiễm cao hơn.
"Bệnh nhân nhiễm chủng Delta có diễn tiến nặng hơn hay nguy cơ tử vong cao hơn hay không còn phụ thuộc vào bệnh nền của bệnh nhân, điều này chúng tôi cần phải đánh giá thêm", ông Dũng nói.
Điều trị hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.
Đặc biệt, biến chủng Delta còn làm giảm hiệu quả của các loại vacine phòng chống Covid-19 , giám đốc HCDC thông tin. Ông cho biết các loại vaccine Covid-19 hiện nay được sản xuất, thử nghiệm, sử dụng nhanh, đánh giá nhanh vì tính cấp bách, mà không có quá trình dài như các loại vaccine khác.
Ví dụ, vaccine AstraZeneca, một số đánh giá ban đầu ở thử nghiệm giai đoạn 3, tại Anh và Brazil (khi chưa có chủng Delta) thì sau tiêm liều đầu tiên hiệu quả chống lại virus đạt 76%, tiêm đủ hai liều hiệu quả đạt 82%. Tuy nhiên, sau khi chủng Delta xuất hiện, không chỉ vaccine AstraZeneca mà nhiều loại vaccine Covid-19 khác cũng bị "giảm hiệu quả dữ dội".
Cụ thể, mũi tiêm đầu tiên có hiệu quả 51% với biến chủng Anh, nhưng với biến chủng Delta là 33%. Mũi tiêm thứ hai sẽ tăng hiệu quả lên 93% với biến chủng Anh, còn với biến chủng Delta là 80%, ông Dũng dẫn lại một nghiên cứu tại Anh.
Theo ông Dũng, dù khả năng vaccine bảo vệ cơ thể trước chủng Delta bị hạn chế, song vaccine Covid-19 vẫn luôn có ưu điểm rất quan trọng. Đó là giữ cho người tiêm vaccine không bị bệnh nặng nếu nhiễm virus và hạn chế tối đa khả năng tử vong. Đồng thời, vaccine cũng làm giảm 50-60% các trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng.
Thực tiễn, tại chùm ca nhiễm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, chỉ có người đầu tiên phát hiện là có triệu chứng, tất cả những bệnh nhân khác không có triệu chứng. Tải lượng virus trong cơ thể các bệnh nhân "rất thấp" nên khả năng dịch lây lan thấp hơn so với không tiêm.
"Nếu 80% dân số trở lên được tiêm vaccine Covid-19 thì sẽ bảo vệ được cộng đồng. Chúng ta phải tiếp tục chiến dịch tiêm chủng theo chương trình của Bộ Y tế", giám đốc HCDC khuyến cáo. Hiện, TP HCM đã lập tổ công tác đặc biệt để đưa nhiều loại vaccine về tiêm cho người dân.
Bà Phương Hằng phản bác tin đồn "thông chốt" từ Bình Dương về TP.HCM bằng xe cứu thương Trước những thông tin trên mạng xã hội về việc dùng xe cứu thương "thông chốt" từ Bình Dương về TP.HCM, bà chủ Đại Nam Nguyễn Phương Hằng bày tỏ rằng việc mình có xe cứu thương là bình thường và hoàn toàn hợp pháp. Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bức ảnh về những chiếc xe cứu thương tại...