Hàng hiệu xuất dư: Ở đâu lắm thế?
Chỉ một từ khóa đơn giản “ hàng hiệu xuất dư” trên google, khách hàng có thể dễ dàng tìm được hơn 37 triệu kết quả.
Trên khắp các trang mua sắm trực tuyến lớn từ Shopee, lazada đến mạng xã hội facebook, zalo việc tìm kiếm một sản phẩm hàng hiệu từ nước hoa, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, quần áo, giầy dép… của một thương hiệu nổi tiếng được quảng bá là hàng hiệu xuất dư hoặc hàng tester vô cùng dễ dàng.
Chỉ một từ khóa đơn giản “hàng hiệu xuất dư” trên google, khách hàng có thể dễ dàng tìm được hơn 37 triệu kết quả. Trên khắp các trang mua sắm trực tuyến lớn từ Shopee, lazada đến mạng xã hội facebook, zalo việc tìm kiếm một sản phẩm hàng hiệu từ nước hoa, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, quần áo, giầy dép… của một thương hiệu nổi tiếng được quảng bá là hàng hiệu xuất dư hoặc hàng tester vô cùng dễ dàng.
Đặc biệt là trong các loại mặt hàng quần áo thời trang, những sản phẩm mang nhãn mác thậm chí là mã vạch các thương hiệu thời trang quốc tế như H&M, Mango, Zara, Lacoste… càng như nấm mọc sau mưa.
Nhiều cửa hàng thời tràng xuất khẩu được mở ra tại các tuyến phố của Hà Nội.
Hàng xuất dư cũng có hàng thật – hàng nhái
Hàng hiệu xuất khẩu, phổ biến là quần áo, giày dép, túi xách…, được các nhãn hiệu thời trang lớn trên thế giới như Lascote, Mango, Zara, Adidas… đặt gia công sản xuất tại Việt Nam sau đó xuất khẩu đi nước ngoài.
Đây là các sản phẩm có chất lượng cao do các nhãn hàng yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với các nhà máy gia công. Cụ thể, các sản phẩm này được sản xuất từ hệ thống máy móc hiện đại, trình độ nhân công cao, nguyên liệu, phụ kiện để tạo thành sản phẩm được nhập từ hãng, đồng thời sản phẩm được kiểm định liên tục trước, trong và sau quá trình sản xuất
Thông thường, các sản phẩm này chỉ để xuất khẩu, muốn bán ở trong nước phải nhập khẩu ngược trở lại. Đối với các vật liệu, sản phẩm còn dư, lỗi trong quá trình sản xuất, nhà máy phải xuất đi trả lại cho hãng hoặc tiêu hủy hoàn toàn theo quy định. Tuy nhiên, do nhiều lý do, hàng hiệu xuất khẩu vẫn được bày bán tại thị trường trong nước với tên thường gọi là hàng hiệu xuất dư.
Ưu điểm lớn nhất của hàng hiệu xuất dư là kiểu dáng và giá cả. Chị Thanh Huyền (Kim Mã, Hà Nội), một khách hàng trung thành với hàng hiệu xuất khẩu thâm niên 10 năm chia sẻ, “Hàng xịn, giá rẻ tội gì không dùng. Chẳng hạn một cái áo sơ mi zara giá web khoảng 1,2 triệu thì giá hàng xuất chỉ 300 – 350 nghìn đồng; hay túi đặt mua trên amazon của Coach có giá tầm 5 triệu thì mua hàng xuất dư chỉ tầm 1 triệu – 1,5 triệu. Sản phẩm có tem mác và mã vạch hẳn hoi chẳng khác gì hàng mua tại nước ngoài.”
Tâm lý của chị Huyền cũng là tâm lý mua hàng chung của nhiều khách hàng hiện nay, với ý nghĩ hàng hiệu xuất khẩu là hàng xịn, chất lượng như xuất khẩu mà giá lại rẻ chỉ bằng 1/4 -1/3, nên hàng hiệu xuất khẩu nghiễm nhiên là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều khách hàng.
Video đang HOT
Tuy nhiên nếu nhìn vào số lượng các cửa hàng thời trang xuất khẩu trên khắp các tuyến phố tại Hà Nội, khắp các gian hàng trên mạng xã hội, các trang mua sắm, người ta không thể không đặt câu hỏi “hàng xuất ở đâu mà lắm thế?”
Chị Lưu Hoa (chủ một cửa hàng chuyên bán quần áo xuất khẩu cho trẻ em tại Quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết các hãng quần áo trẻ em xuất khẩu của Việt Nam chị hay bán là GAP, Carter’s, The Children Place, Jumping Beans, Crazy8, Gymboree cùng với nhiều hãng khác nữa. Hàng xuất khẩu cũng chia làm nhiều loại. Loại I được coi là “như hàng hãng” như hàng mẫu, hàng trên chuyền, hàng hải quan. Cũng có loại được gọi là “hàng nối chuyền” được tận dụng từ các nguyên liệu, phụ kiện còn thừa hoặc hàng lỗi bị cắt mác.
Chị Hoa thừa nhận số lượng hàng xuất dư xịn rất ít vì nguyên tắc sản xuất hàng xuất khẩu được kiểm định nghiêm ngặt. Do đó việc nhập hàng lên (hàng copy) được các xưởng gia công bên ngoài với kiểu dáng y hệt hàng gốc và hàng nhái kiểu dáng được nhập từ Trung Quốc là điều không tránh khỏi. Quan trọng là phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Có mặt tại chợ Ninh Hiệp một trong những chợ đầu mối phân phối hàng thời trang lớn nhất miền Bắc, khách hàng sẽ không khó nhìn thấy quần áo thời trang của các thương hiệu ngoại như Zara, H&M, Adidas, Mango…, nhiều sản phẩm được gắn mác “Made in Việt Nam”. Vậy đây có phải là hàng xuất không?
Đa số các sản phẩm được bày bán tại Chợ Ninh Hiệp đều có nguồn gốc nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) hoặc là hàng do các xưởng may gia công và gắn mác hàng hiệu với lời quảng cáo của chủ cửa hàng là “muốn tem gì gắn tem đấy”. Như vậy từ các sản phẩm may gia công hay sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được gắn mác hàng hiệu, hàng xuất khẩu đã dễ dàng tới các cửa hàng thời trang và tới tay người tiêu dùng.
Hãy là người tiêu dùng thông thái
Đánh vào tâm lý muốn mua hàng Việt Nam xuất khẩu mặc cho an toàn, chi phí phải chăng nên ngày càng có nhiều shop quần áo Made in Việt Nam mọc lên.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cửa hàng đều bán quần áo Việt Nam xuất khẩu “xịn” cho dù những sản phẩm này được in tem, mác, nhãn hàng hóa rất giống với những thương hiệu nổi tiếng. Thực tế cho thấy, nhiều chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng thời trang không chỉ nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam bán mà các cửa hàng còn nhập ngay từ những nơi may gia công trong nước. Người tiêu dùng khó có thể nhận ra được đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái, hàng giả… và nguy cơ mua phải hàng nhái rất lớn.
Theo khảo sát của Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam năm 2019, trên thị trường có tới hơn 60% số hàng Việt Nam xuất khẩu được làm nhái các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó quần áo, túi xách, giày dép, đồ gia dụng núp bóng hàng Việt Nam xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Do đó, bên cạnh việc chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ các cơ sở kinh doanh các mặt hàng thời trang mang thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài có đúng với quy định của pháp luật hay không, có phải là hàng giả, hàng nhái hay không, thì để đảm bảo quyền lợi cho mình, khách hàng hãy là những người tiêu dùng thông thái.
Cơ quan quản lý là Tổng cục QLTT cũng khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, người bán, đặc biệt khi mua hàng trên Internet để tránh mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đang bày bán trôi nổi.
Lazada, Sendo, Tiki 'hụt hơi' trước cơ hội từ dịch bệnh
Ba sàn thương mại điện tử lớn là Tiki, Lazada và Shopee đều sụt giảm lượng truy cập trong quý I/2019 theo thống kê của iPrice khi nhu cầu mua sắm thay đổi trong mùa dịch.
Trong quý I, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp, người tiêu dùng hạn chế đi lại, thương mại điện tử được dự đoán đứng trước cơ hội để tăng tốc. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được thời cơ này.
Báo cáo về lượng truy cập của các website thương mại điện tử tại Việt Nam trong quý I do iPrice Insights phối hợp Similar Web thực hiện cho biết ngoài Shopee, ba sàn mua sắm trực tuyến lớn hàng đầu là Tiki, Lazada và Sendo đều sụt giảm lượng truy cập.
Trong quý I, Shopee đạt 43,2 triệu lượt truy cập website mỗi tháng, tăng thêm 5,2 triệu lượt/tháng so với quý IV/2019. Sàn thương mại điện tử của SEA sau quý thứ 3 liên tiếp tăng trưởng lượng truy cập website vẫn vững vàng ở vị trí dẫn đầu thị trường và nới rộng khoảng cách với các đối thủ.
Lazada, Sendo, Tiki sụt giảm lượng truy cập
Trong khi đó, lượng truy cập vào website của Lazada Việt Nam và Sendo trong 3 tháng đầu năm lần lượt giảm 7,3 triệu lượt/tháng và 9,6 triệu lượt/tháng so với quý gần nhất. Tiki cũng sụt giảm lượng truy cập nhưng mức giảm chỉ 0,5 triệu lượt/tháng.
Nếu so với quý I/2019, chỉ số truy cập của Tiki tăng nhẹ 0,1 triệu lượt/tháng. Còn Lazada và Sendo mất 1,4-4,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Mức giảm trung bình của 3 sàn này so với cùng kỳ năm trước là 9%.
Nhờ việc không sụt giảm mạnh như đối thủ, Tiki giành lấy vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng quý I về lượng truy cập với 24 triệu lượt/tháng. Vị trí thứ ba và thứ tư lần lượt thuộc về Lazada (19,8 triệu lượt/tháng) và Sendo (17,6 triệu lượt/tháng).
Đồ họa: Việt Đức.
Đại diện iPrice lý giải một phần nguyên nhân các trang thương mại điện tử hụt hơi trong quý I do các sàn tiết chế các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi trong mùa dịch.
"Thay vào đó, họ đẩy mạnh livestream và game trên ứng dụng và mạng xã hội. Mục đích của hoạt động này để tận dụng lúc người tiêu dùng ở nhà, có nhiều thời gian ngồi trước màn hình nhằm tăng tương tác, tăng độ gắn kết với khách hàng, đồng thời thử nghiệm tính năng mới", báo cáo nhận định.
Ngoài yếu tố chiến lược hoạt động chủ quan của các doanh nghiệp, iPrice cho rằng một nguyên nhân khách quan khiến các sàn thương mại điện tử chưa tận dụng được cơ hội trong quý I là nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thay đổi liên tục, khó đoán trước trong mùa dịch.
Nhu cầu hàng bách hóa tăng vọt
Dữ liệu của đơn vị nghiên cứu này cho hay hai ngành hàng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và bách hóa tăng trưởng nóng trong quý I. Cụ thể, trong tháng 2, nhu cầu tìm mua online các sản phẩm khẩu trang, nước rửa tay tăng hơn 600% so với tháng 1.
Sang tháng 3, khi người tiêu dùng ở nhà nhiều hơn, bách hóa trở thành mối quan tâm số một. Kết quả là lượng truy cập website của chuỗi Bách Hóa Xanh trong 3 tháng đầu năm tăng gần 50% so với quý gần nhất.
Tuy nhiên, những ngành hàng này lại chưa được các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam quan tâm. Trong top 50 website mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, chỉ có hai trang chuyên doanh hàng tạp hóa của Bách Hóa Xanh và BigC.
Con số này thấp hơn nhiều so với 10 website chuyên kinh doanh thiết bị di động và 7 website bán hàng thời trang. Trong mùa dịch, thời trang hay điện máy vốn có vị thế "con gà đẻ trứng vàng" của thị trường thương mại điện ngược lại chịu ảnh hưởng tiêu cực vì dịch bệnh.
Thống kê quý I của iPrice cho thấy các website mua sắm thời trang trực tuyến chứng kiến lượng truy cập sụt giảm trung bình 38% so với quý IV/2019.
Các website chuyên kinh doanh điện máy cũng chịu tình cảnh tương tự khi lượng truy cập tháng 2 giảm 17% so với tháng 1. Sang tháng 3, nhu cầu mua sắm trực tuyến với ngành hàng này tăng trở lại khi người tiêu dùng quan tâm các sản phẩm laptop, màn hình, microphone để học tập và làm việc tại nhà.
"Như vậy, sau quý I, thị trường thương mại điện tử chuyển biến do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này vừa mang đến các cơ hội mới, vừa đặt ra thách thức cho các đơn vị thương mại điện tử với yêu cầu phải nhanh nhạy và luôn sẵn sàng thay đổi", báo cáo cho hay.
Theo quan sát của iPrice, 4 sàn lớn Shopee, Tiki, Lazada, Sendo đến tháng 3 mới bắt đầu tập trung đẩy mạnh các mặt hàng bách hóa, chăm sóc sức khỏe phục vụ mùa dịch. Trước đó, các ngành hàng thời trang, điện máy, mỹ phẩm vẫn chiếm vị trí chủ đạo trên trang chủ và trong các chiến dịch khuyến mãi.
"Chỉ sau khi các sàn bắt đầu chuyển dịch mặt hàng theo các nhu cầu mới của thị trường thì đến cuối quý I, lượng truy cập vào website mới đồng loạt tăng trở lại, cho thấy những dấu hiệu khởi sắc cho thị trường thương mại điện tử thời gian tới", chuyên gia của iPrice dự báo.
Một ví dụ khác về kết quả từ việc nắm bắt cơ hội mùa dịch là những website bán hàng mỹ phẩm kinh doanh thêm thêm khẩu trang và nước rửa tay khô có lượng truy cập quý I tăng trung bình 32% so với quý IV/2019. Ngược lại, các trang web chỉ thuần bán mỹ phẩm ghi nhận mức tăng thấp hơn hẳn 10%.
Bao lì xì 3D gây bão mạng, bán đắt như tôm tươi dịp Tết Ngoài những bao lì xì in hình chuột may mắn, hoặc những câu nói gây bão, năm nay sản phẩm bao lì xì 3D in hình các nhân vật hoạt hình trở nên hút khách. Không giống như các loại bao lì xì truyền thống được gấp theo hình chữ nhật hoặc hình vuông, mẫu bao lì xì 3D được cắt sát theo...