Hàng giả ngày càng lộng hành trên mạng xã hội
Sự bùng nổ của internet và hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội đang khiến cho hàng giả dễ tiếp cận người tiêu dùng. Thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ “siết” hoạt động quảng cáo trên các kênh này.
Hàng giả các thương hiệu lớn được rao bán tràn lan trên mạng xã hội. Ảnh minh họa.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thời gian tới cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh thanh tra công vụ đối với hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng… nhằm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả nhóm các mặt hàng tiêu dùng, dược, mỹ phẩm…
Ban Chỉ đạo nhận định hiện nay tình trạng vi phạm ở nhóm hàng này vẫn diễn biến ngày càng phức tạp về phương thức, thủ đoạn, hoạt động trên tất cả các địa bàn.
Đối tượng lợi dụng những bất cập, sơ hở để lách luật, móc nối cấu kết, hình thành các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất và kinh doanh.
Video đang HOT
Trong khi đó các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, tính khả thi không cao, chế tài xử lý chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn vi phạm.
Đáng lo ngại, sự bùng nổ của dịch vụ internet và hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội rộng rãi khiến cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin và mua bán các sản phẩm chăm sóc, nâng cao sức khỏe.
Thời gian tới, các bộ, ngành cần khẩn trương rà soát bổ sung, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, cấp phép, quy định chuyên môn kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kiểm tra…
Trong đó, quản lý chặt hoạt động quảng cáo trên các kênh truyền thông chính thống, đặc biệt là trên không gian mạng.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; thông qua đó kêu gọi mọi người không bao che, tiếp tay và tố giác các hành vi liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào kiểm soát đối với nguồn gốc, chất lượng của các nguyên liệu, các sản phẩm chăm sóc nâng cao sức khỏe con người.
Thường xuyên mở các đợt cao điểm tập trung xử lý vi phạm theo chuyên đề, trong đó phải tập trung điều tra, truy tố và xét xử nghiêm các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu.
Buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả không chỉ diễn ra trong nước mà còn có sự tham gia, tiếp tay ở nước ngoài vì vậy phải tiếp tục phối hợp các cơ quan, tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước để nắm tình hình, tiếp nhận, chuyển giao thông tin, xử lý vụ việc.
Theo thế giới tiếp thị
TP HCM chỉ đạo chặn hàng giả gắn mác "Made in Vietnam" lừa người tiêu dùng
Các vi phạm như nhập lậu, phân phối, lưu thông các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng lại gắn nhãn mác "Made in Vietnam" để đánh lừa người tiêu dùng sẽ bị cơ quan chức năng ở TP HCM xử lý nghiêm.
Để bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng, UBND TP HCM vừa chỉ đạo các sở-ngành là thành viên Ban chỉ đạo 389/TP (Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TP) tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo nhãn mác "Made in Vietnam" trên địa bàn TP.
Hàng sản xuất tại Việt Nam được bày bán trong siêu thị (Ảnh: Thanh Nhân)
Theo đó, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cần tăng cường tuần tra, kịp thời xử lý các hành vi buôn lậu, chứa trữ và vận chuyển hàng hóa tiêu dùng, thời trang... giả mạo xuất xứ, nhãn mác ở khu vực cảng biển, cửa sông, bến bãi, tàu thuyền.
Cục Hải quan TP tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu và các khu vực; tổ chức đấu tranh phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ, hàng giả... trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.
Công an TP tăng cường trinh sát, làm rõ phương thức, thủ đoạn, chủ động lập chuyên án để triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm vận chuyển, buôn bán hàng hóa tiêu dùng, thời trang... giả mạo xuất xứ, nhãn mác; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm như nhập lậu, phân phối, lưu thông trong thị trường nội địa các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng gắn nhãn mác "Made in Vietnam".
Cục Quản lý thị trường TP cũng được yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm như nhập lậu, phân phối, lưu thông trong thị trường nội địa các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng lại gắn nhãn mác "Made in Vietnam" nhằm đánh lừa người tiêu dùng trong nước; kịp thời ngăn chặn hàng hóa tiêu dùng, thời trang giả mạo xuất xứ, nhãn mác.
UBND các quận - huyện có trách nhiệm xử lý nghiêm hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn; tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu, đồng thuận và không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Các cơ quan báo chí TP kịp thời tuyên truyền, phát động toàn dân không bao che, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ; phát động người dân tích cực tham gia tố giác các vi phạm.
Theo người lao động
Kem chống nắng Nhật làm giả ở Trung Quốc bán tại Việt Nam Kem chống nắng Assena của Shiseido (Nhật) được nhiều người Việt tin dùng vừa được phát hiện sản xuất giả hàng ngàn hộp tại Trung Quốc. Sản phẩm kem chống nắng hiệu Assena được rao bán trên mạng với nhiều mức giá khác nhau. HÌNH CHỤP TỪ MÀN HÌNH Cảnh sát Quảng Châu (Trung Quốc) mới đây phát hiện một "xưởng" làm giả...