Hàn Quốc xét nghiệm 35.000 người do nghi ngờ lây Covid-19 từ hộp đêm
Số người mắc Covid-19 từ hộp đêm đã lên tới 131 người. Phạm vi đã không còn giới hạn ở Seoul, mà đã mở rộng ra các thành phố khác.
Thành phố Seoul đã xét nghiệm mở rộng các đối tượng có nghi ngờ nhiễm, hoặc tiếp xúc chéo với những người đã nhiễm SARS-CoV-2 từ hộp đêm. Theo đó, số người trong đối tượng phải kiểm tra lên tới 35.000 người. Đây là con số được Văn phòng xử lý sự cố Trung ương của chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 14/5.
Tình hình lây nhiễm tại các hộp đêm đáng báo động. Ảnh: Yonhap
Số người mắc Covid-19 từ hộp đêm đã lên tới 131 người. Phạm vi đã không còn giới hạn ở Seoul, mà đã mở rộng ra các thành phố khác, thậm chí tại các câu lạc bộ vui chơi giải trí của các tỉnh thành khác.
Trước đó, ngày 13/4, Hàn Quốc ghi nhận 29 ca nhiễm mới, trong đó có tới 20 ca có liên quan đến hộp đêm ở Seoul, 3 người từ nước ngoài trở về.
Trước tình hình trên, chính phủ Hàn Quốc bên cạnh tích cực tìm những người có tiếp xúc với bệnh nhân, đã kêu gọi tất cả những người đã tới qua hộp đêm từ ngày 24/4-6/5 đi kiểm tra sức khỏe. Bởi những người không kiểm tra, nếu mắc bệnh sẽ có khả năng sẽ lây nhiễm cho chính gia đình mình, sau đó là cộng đồng.
Video đang HOT
Trước đó, vào những ngày nghỉ của đầu tháng 5, một thanh niên sinh sống tại tỉnh Gyeonggi đã tới 5 hộp đêm tại thủ đô Seoul. Người này đã được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 sau đó.
Ước tính thời điểm đó có hàng ngàn người ra vào các hộp đêm này. Hiện tại, cơ quan chức năng thành phố đang tiếp tục kiểm tra camera an ninh quanh khu vực này để xác định danh sách những người qua lại.
Với tình trạng trên, Hàn Quốc tiếp tục siết chặt các qui định về chống dịch, đặc biệt yêu cầu hạn chế tụ tập chỗ đông người như hộp đêm, trung tâm vui chơi giải trí…
Trong khi đó, ngoài việc tích cực hỗ trợ người dân trong nước, chính phủ Hàn Quốc đang tích cực hỗ trợ người dân nước ngoài sống tại Hàn Quốc chiến đấu với dịch Covid-19. Tới nay, chính phủ đã thành lập Trung tâm cung cấp thông tin về dịch covid-19 bằng 12 thứ tiếng nước ngoài, trong đó có tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung…
Đến nay, đã có gần 10.000 trường hợp là người nước ngoài được hỗ trợ về thông tin, gần 5.000 người được hỗ trợ về mặt ngôn ngữ, hướng dẫn về y tế.
Con người ăn rau hay thực phẩm chế biến sẵn nhiều hơn trong giai đoạn phong tỏa?
Một nghiên cứu cho thấy, trong thời gian nhiều nước thực hiện lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch Covid-19, con người có xu hướng giảm chi tiêu vào thực phẩm chế biến sẵn mà thay vào đó ăn nhiều rau và hoa quả hơn.
Một trong những biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 được chính quyền thành phố Seoul công bố hôm nay (12/5) ....
Reuters cho hay, theo nghiên cứu được Đại học Antwerp của Bỉ tiến hành thông qua các câu hỏi trực tuyến từ ngày 17/4 - 7/5 trên gần 11.000 người tại 11 quốc gia, trong quãng thời gian thi hành lệnh phong tỏa, người mua hàng phải ở nhà nhiều hơn, thực đơn hàng ngày cũng bị thay đổi và bỏ ít thực phẩm thừa hơn.
Con người lựa chọn ăn rau và hoa quả nhiều hơn trong giai đoạn phong tỏa vì dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)
"Trong giai đoạn phong tỏa, con người ăn uống lành mạnh hơn, họ tự nấu ăn và tiêu thụ nhiều rau và hoa quả hơn", ông Charlotte De Backer, một trong những thành viên của cuộc nghiên cứu tại Đại học Antwerp chia sẻ.
Cũng trong khoảng thời gian không tới văn phòng làm việc và nấu ăn tại nhà, con người đã cắt giảm mua các thực phẩm chế biến sẵn chỉ cần quay bằng lò vi sóng. Đây là hành vi được ghi nhận tại 11 nước nằm trong cuộc nghiên cứu gồm Australia, Bỉ, Chile, Uganda, Hà Lan, Pháp, Áo, Hy Lạp, Canada, Brazil và Ireland.
"Chúng tôi từ bỏ các đồ ăn vặt, thực phẩm ở nhà hàng, đặt đồ mua về để nấu ăn tại nhà. Tôi đã giảm được 4 kg và tôi rất tự hào về điều đó", ông Firene, một công dân Azerbaijan hiện sinh sống ở Brussels chia sẻ về những thay đổi trong thói quen sinh hoạt giữa dịch Covid-19.
Đáng nói, gần một nửa trong tổng số 11 quốc gia nằm trong cuộc điều tra, người mua hàng cũng đã giảm mua muối và các đồ ăn ngọt.
Theo ông De Backer, lượng tiêu thụ các sản phẩm chứa muối, chất béo và đường thường tăng cao khi con người bị căng thẳng, nhưng trong giai đoạn dịch bệnh, tại nhiều quốc gia, người dân chuyển sang các món ăn tự làm tại nhà.
Điển hình, Chile chứng kiến doanh thu bán đồ ăn vặt giảm mạnh, nhưng lại tăng mạnh về doanh thu bán bột mì và men làm bánh.
Trong khi đó, mức tiêu thụ thịt, cá và đồ uống có cồn vẫn duy trì mức độ ổn định trong giai đoạn dịch bệnh.
Cũng theo ông De Backer, dịch Covid-19 đã khiến con người chú trọng hơn tới vấn đề thực phẩm và lựa chọn đồ ăn lành mạnh hơn như mua thêm các loại rau của và hoa quả ở dạng đông lạnh, đóng hộp hoặc đồ tươi.
Ông De Backer nhấn mạnh thêm, việc lên kế hoạch mua sắm cẩn thận nhằm cắt giảm thời gian có mặt tại siêu thị cũng đã góp phần hình thành thói quen mua sắm lành mạnh.
"Nếu bạn lên sẵn một danh sách những đồ cần mua, bạn sẽ giảm mua những đồ ăn không tốt cho sức khỏe", ông De Backer nói.
Bánh mì Phượng Hội An có mặt tại xứ sở kim chi Trong lần đầu tiên "xuất ngoại", thương hiệu bánh mì Phượng Hội An đã mang hương vị rất Việt Nam đến với xứ sở Kim Chi - Hàn Quốc. Mới đây, hình ảnh một căn nhà kiểu dáng rất Hội An với màu vàng đặc trưng đã xuất hiện tại thành phố Seoul, Hàn Quốc khiến các du học sinh Việt tại đây...