Hàn Quốc xem xét tiếp tục hạ cấp dịch COVID-19
Ngày 3/3, Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc cho biết cơ quan hữu quan sẽ bắt đầu thảo luận về việc hạ mức cảnh báo nguy cơ dịch COVID-19, điều chỉnh cấp độ bệnh truyền nhiễm đối với dịch bệnh này, dỡ bỏ quy định bắt buộc cách ly 7 ngày khi mắc COVID-19 và dỡ bỏ hoàn toàn quy định đeo khẩu trang.
Người dân đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm phòng lây nhiễm COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 30/1/2023. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Phó Chủ tịch ủy ban trên – ông Cho Kyoo-hong, người đồng thời là Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc – đánh giá số ca mắc COVID-19 bình quân theo tuần đã giảm xuống dưới 10.000 ca trong 9 tuần liên tiếp. Hệ số lây nhiễm là 0,9 trong 8 tuần liên tiếp và các chuyên gia đánh giá tình hình dịch bệnh đang ở mức ổn định.
Ông Cho nhấn mạnh thời gian qua, số ca mắc mới thường có chiều hướng gia tăng từ đầu tháng 3 tới tháng 4 khi năm học mới bắt đầu. Do đó, trường học các cấp và Sở Giáo dục các tỉnh, thành phải quản lý chặt chẽ tình hình phòng dịch trong trường học, đặt việc đảm bảo sức khỏe học sinh làm ưu tiên hàng đầu.
Cùng với đó, Chính phủ Hàn Quốc sẽ bổ sung thêm hơn 1.000 giường bệnh điều trị COVID-19, ngoài hơn 3.900 giường hiện nay, nhằm sẵn sàng ứng phó khả năng có 40.000 ca mắc mới.
Tính đến sáng 3/3, Hàn Quốc ghi nhận 10.408 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 20 ca nhập cảnh. Số ca mắc mới tăng 357 ca so với một tuần trước đó, được cho là do số mẫu xét nghiệm tăng sau ngày nghỉ lễ 1/3, nhưng giảm 1.024 ca so với hai tuần trước.
Số ca ở thể nặng phải nhập viện điều trị là 135 ca. Số ca tử vong tăng thêm 11 ca, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 34.014 ca. Tỷ lệ tử vong là 0,11%.
Video đang HOT
Trong bối cảnh dịch bệnh đã có xu hướng ổn định, các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn Hàn Quốc đã đồng loạt tổ chức Lễ khai giảng năm học mới vào ngày 2/3. Đây là lần đầu tiên học sinh và giáo viên được tham dự lễ khai giảng mà không cần đeo khẩu trang sau 4 năm, kể từ tháng 3/2019.
Từ cuối tháng 1, Chính phủ Hàn Quốc đã dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín. Theo đó, các trường có thể tự quyết định về việc đeo khẩu trang, nhưng vẫn bắt buộc đeo khẩu trang trên xe buýt đưa đón học sinh. Ngoài ra, các trường vẫn phải duy trì các biện pháp phòng dịch cơ bản như thông gió trong phòng học, bố trí phòng theo dõi tạm thời đối với người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc sẽ hỗ trợ đặc biệt về phòng dịch cho các trường trong hai tuần đầu sau khi khai giảng. Ngoài ra, bộ cũng sẽ cung cấp vật tư phòng dịch như nước sát khuẩn tay, nhiệt kế, bố trí tối đa 58.000 nhân lực phòng dịch, nhằm giảm bớt gánh nặng phòng dịch cho các trường học.
Chuyên gia dự đoán thời tiết cực lạnh tại Đông Á là 'bình thường mới'
Hàng chục triệu người trên khắp Đông Á đã phải "đối đầu" với một đợt lạnh giá nghiêm trọng vào 25/1 khi nhiệt độ dưới 0 độ C và tuyết rơi dày, gây khó khăn cho việc di chuyển trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Các chuyên gia khí hậu cảnh báo rằng những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như vậy đã trở thành "bình thường mới".
Giá lạnh càn quét Đông Á
Tuyết rơi dày ở thành phố Gwangju, Hàn Quốc ngày 24/1. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Kênh CNN (Mỹ) cho biết Hàn Quốc đã đưa ra cảnh báo tuyết rơi dày trong tuần này khi nhiệt độ ở thủ đô Seoul xuống thấp tới âm 15 độ C và nhiều thành phố khác ghi nhận mức nhiệt giảm mạnh thấp kỷ lục.
Theo Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc, thời tiết khắc nghiệt tại hòn đảo du lịch nổi tiếng Jeju đã khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy trong khi các tàu chở khách buộc phải ở lại cảng do sóng lớn. Cơ quan Khí tượng quốc gia Hàn Quốc (KMA) ngày 25/1 đã ban hành các cảnh báo về đợt thời tiết lạnh giá trên khắp cả nước.
Người phát ngôn Cục Khí tượng Hàn Quốc Woo Jin-kyu nói: "Không khí lạnh từ Bắc Cực đã tràn xuống thẳng Hàn Quốc, sau khi đi qua Nga và Trung Quốc". Ông Woo cũng bổ sung rằng trong khi các nhà khoa học có cái nhìn dài hạn về biến đổi khí hậu thì "chúng ta có thể coi thời tiết khắc nghiệt này - cực nóng vào mùa Hè và cực lạnh vào mùa Đông - là một trong những tín hiệu của biến đổi khí hậu".
Bên kia biên giới, tại Bình Nhưỡng, giới chức Triều Tiên đã cảnh báo về tình trạng thời tiết khắc nghiệt khi đợt lạnh tràn qua Bán đảo Triều Tiên. Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhiệt độ ở các vùng ở nước này dự kiến sẽ giảm xuống dưới -30 độ C.
Tuyết rơi dày tại Kyoto (Nhật Bản) ngày 25/1. Ảnh: AP
Ở Nhật Bản, hàng trăm chuyến bay nội địa đã bị hủy vào 24 và 25/1 do tuyết rơi dày cùng gió mạnh cản trở tầm nhìn. Các hãng hàng không lớn của Nhật Bản như Japan Airlines và All Nippon Airways đã hủy tổng cộng 229 chuyến bay. Trong khi đó, Tập đoàn Đường sắt Nhật Bản cho biết các chuyến tàu cao tốc giữa các ga Fukushima và Shinjo đã tạm dừng. Ngày 25/1, tuyết rơi dày tiếp tục tại Nhật Bản khiến hoạt động giao thông bị gián đoạn trên diện rộng và làm ít nhất 1 người thiệt mạng. Nhiệt độ lạnh kỷ lục đã được ghi nhận ở một số vùng của Nhật Bản.
Cơ quan khí tượng của Trung Quốc cũng đã dự báo nhiệt độ giảm mạnh ở nhiều vùng tại nước này và vào 23/1 đã đưa ra cảnh báo xanh về một đợt lạnh - mức thấp nhất trong hệ thống cảnh báo bốn cấp.
Thành phố Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) vào ngày 22/1 còn ghi nhận mức nhiệt độ -53 độ C. Các nhà khí tượng học cho biết đây là mức nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận.
Bình thường mới
Tuyết rơi dày đặc tại Gwangju, Hàn Quốc ngày 24/1. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Giáo sư khí hậu tại Đại học Hanyang ở Seoul - ông Yeh Sang-wook cho rằng đợt lạnh trên Bán đảo Triều Tiên là do gió Bắc Cực từ Siberia. Đồng thời ông cho biết thêm rằng đợt lạnh ở Hàn Quốc năm nay một phần là do sự tan chảy của các chỏm băng ở Bắc Cực bởi khí hậu ấm lên. Ông nhận định: "Đã có sự tan chảy kỷ lục vào năm ngoái và năm nay. Khi băng trên biển tan chảy, đưa nhiều hơi nước vào không khí hơn, dẫn đến nhiều tuyết hơn ở phía Bắc".
Theo ông, khi biến đổi khí hậu thêm tồi tệ, khu vực này sẽ hứng chịu nhiều đợt lạnh nghiêm trọng trong tương lai. Ông Yeh Sang-wook nói: "Không có giải thích nào khác. Biến đổi khí hậu thực sự đang ngày càng lún sâu và các nhà khoa học toàn cầu có chung dự đoán rằng loại hiện tượng lạnh giá này sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai".
Ông Kevin Trenberth tại Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ (NCAR), đồng ý rằng "các hiện tượng thời tiết cực đoan là bình thường mới". Ông bổ sung: "Chúng ta chắc chắn có thể dự đoán rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tồi tệ hơn trước đây". Ông cũng đề cập các hiện tượng chu kỳ khí hậu El Nino và La Nina ở Thái Bình Dương ảnh hưởng đến thời tiết trên toàn thế giới. Theo ông, La Nina, hiện tượng thường có tác dụng làm mát nhiệt độ toàn cầu, là một trong những nguyên nhân gây ra đợt lạnh giá hiện nay.
Ông nói: "Chắc chắn có một sự biến đổi tự nhiên lớn xảy ra trong thời tiết nhưng... chúng ta thường nghe về hiện tượng El Nino và hiện tại chúng ta đang ở giai đoạn La Nina. Và điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến các dạng thời tiết có xu hướng xảy ra".
Sau K-pop và phim ảnh, tiếng Hàn đang chinh phục thế giới Kênh CNN (Mỹ) đánh giá hiện nay là thời điểm tốt nhất để học tiếng Hàn Quốc với ngôn ngữ này thuộc nhóm phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới. Diễn biến này đồng thời phán ánh hiện tượng được gọi là "làn sóng Hàn Quốc"- Hallyu. Tiếng Hàn Quốc ngày càng thịnh hành A French student takes a Korean exam at...