Hàn Quốc nối lại dự án liên Triều biên soạn từ điển tiếng Hàn thống nhất
Ngày 7/11, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Yung-ho thông báo Seoul sẽ tiếp tục hỗ trợ dự án liên Triều biên soạn từ điển tiếng Hàn thống nhất bất chấp mối quan hệ nguội lạnh giữa hai miền Triều Tiên.
Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Yung-ho. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Phát biểu trực tuyến tại diễn đàn học thuật ở Seoul, Bộ trưởng Kim Yung-ho nêu rõ: “Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ để dự án hoạt động ổn định”. Tuy nhiên, ông không nêu thêm chi tiết cụ thể về dự án.
Hàn Quốc và Triều Tiên đã tổ chức 25 vòng gặp gỡ với các học giả kể từ năm 2005, khi hai bên khởi động dự án hợp tác xuất bản cuốn từ điển tiếng Hàn. Dự án bị đình chỉ năm 2010 sau vụ tàu chiến Hàn Quốc bị chìm khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Sau đó, hai bên đã nối lại dự án vào năm 2014 nhưng tiếp tục tạm dừng từ 2015 do bối cảnh căng thẳng song phương.
Hàn Quốc và Triều Tiên sử dụng cùng một bảng chữ cái, được gọi là hangeul, mặc dù sự chia cắt trong nhiều thập kỷ sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã dẫn đến những khác biệt về phương ngữ, ý nghĩa của từ và chính tả. Hàn Quốc đã tích cực mở cửa xã hội và văn hóa với thế giới bên ngoài, du nhập từ ngữ nước ngoài một cách nhanh chóng. Hơn nữa, sự phát triển của văn hóa kỹ thuật số đã làm tăng số lượng từ mới được tạo ra ở Hàn Quốc. Ngược lại, Triều Tiên không chấp nhận từ vựng của nước ngoài. Điều này dẫn tới việc khó khăn trong giao tiếp giữa hai bên.
Hàn Quốc công bố số liệu về gia đình bị ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 27/9, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết trong 8 tháng đầu năm, đã có 2.226 người trong danh sách khoảng 133.700 người nộp đơn đăng ký với chính phủ để tham gia các đợt đoàn tụ với các thành viên gia đình bị ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) qua đời mà không kịp đoàn tụ.
Tính đến cuối tháng 8 vừa qua, số người đăng ký đoàn tụ với gia đình bị ly tán hiện còn sống là 40.408 người và 67% trong số này đã trên 80 tuổi.
Cụ Han Shin-ja (phải), 99 tuổi, ở Hàn Quốc gặp em gái Kim Kyong Sil (giữa), 72 tuổi, và Kim Kyong Young (trái), 71 tuổi, ở Triều Tiên tại cuộc đoàn tụ gia đình ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên, ở khu nghỉ dưỡng núi Kumgang ngày 20/8/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Kể từ khi căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên gia tăng, các đợt đoàn tụ gia đình ly tán giữa hai miền Triều Tiên đã bị đình chỉ. Nếu tính từ hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào năm 2000, hai bên đã tổ chức 21 đợt đoàn tụ gia đình trực tiếp. Lần gần đây nhất là đợt đoàn tụ vào tháng 8/2018.
Chính phủ Hàn Quốc đã lấy ngày 13/8 Âm lịch hằng năm làm ngày tưởng nhớ các gia đình bị ly tán. Nhiều gia đình bị ly tán ở Hàn Quốc mong muốn được đoàn tụ với người thân trong dịp Tết Trung Thu (Chuseok), kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm của người Hàn Quốc.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, nhân dịp nghỉ lễ Chuseok năm 2023, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Yung Ho đã kêu gọi Triều Tiên phản hồi đề nghị của Seoul về việc đàm phán tổ chức đoàn tụ cho thành viên các gia đình bị ly tán. Đây được xem là vấn đề nhân đạo cấp bách vì phần lớn các thành viên gia đình bị ly tán đều đã cao tuổi.
Tuy nhiên, Triều Tiên hiện vẫn giữ im lặng và cắt đứt các kênh liên lạc liên Triều trong bối cảnh căng thẳng có dấu hiệu leo thang trên Bán đảo Triều Tiên.
Hàn Quốc chỉ ra mục đích chuyến thị sát nhà máy vũ khí của nhà lãnh đạo Triều Tiên Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết chuyến thăm các nhà máy sản xuất vũ khí lớn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong tuần trước bao gồm "nhiều mục đích". Bức ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo thực địa tại một nhà máy sản xuất vũ khí do hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KNCA)...