3 thành phố Việt Nam là điểm nóng ‘du mục kỹ thuật số’ phát triển nhanh nhất thế giới
Tạp chí du lịch Outlook Traveller cho biết ba thành phố của Việt Nam đã lọt vào danh sách các điểm đến “du mục kỹ thuật số” phát triển nhanh nhất thế giới.
“Du mục kỹ thuật số” là thuật ngữ ám chỉ xu hướng làm việc từ xa kết hợp với du lịch.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Ảnh: Shutterstock
Các chuyên gia đã công bố danh sách những điểm du lịch làm việc từ xa phát triển nhanh nhất thế giới dựa trên phân tích khoảng 300.000 lượt đăng ký trên cơ sở dữ liệu của hai năm qua.
Theo danh sách, Nhật Bản đứng đầu bảng xếp hạng, trong đó Tokyo đã chứng kiến mức tăng đáng kinh ngạc về số lượng người làm việc từ xa vào năm ngoái (369%). Ngoài ra, ba thành phố của Việt Nam cũng lọt vào danh sách này và đều nằm trong tốp 10.
Theo Outlook Travaller, Đà Nẵng đứng thứ hai, trong khi Hà Nội đứng ở vị trí thứ tám. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố thứ ba của Việt Nam lọt vào danh sách này, đứng ở vị trí thứ chín.
Đà Nẵng đã chứng kiến mức tăng trưởng đáng kể 99% trong 5 năm qua và mức tăng trưởng ấn tượng 107% vào năm 2023 đối với những người du mục kỹ thuật số.
Hà Nội ghi nhận mức tăng trưởng 58% và Thành phố Hồ Chí Minh là 55%. Danh sách này đã tính đến các yếu tố như sự phổ biến Wi-Fi ở những nơi công cộng, khả năng xin thị thực dễ dàng, môi trường chính trị, an ninh công cộng cùng một số yếu tố khác.
Tạp chí du lịch trên đã giới thiệu về những điểm tham quan và những điều cần làm khi bạn có mặt ở một trong những đô thị dành cho người du mục kỹ thuật số ở Việt Nam.
Video đang HOT
Đà Nẵng
Đà Nẵng, nằm trên bờ biển miền Trung tuyệt đẹp của Việt Nam, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách. Một trong những điểm nổi bật của thành phố là dãy núi Ngũ Hành Sơn.
Du khách có thể khám phá những ngôi chùa cổ xưa nằm trong hang động và tận hưởng tầm nhìn toàn cảnh ngoạn mục từ trên cao. Đối với những người muốn thư giãn trên bãi biển, bãi biển Mỹ Khê với bãi cát trắng mềm mại và làn nước trong xanh như ngọc là địa điểm không thể bỏ qua.
Ngoài ra, Cầu Rồng, nổi tiếng với màn trình diễn ánh sáng rực rỡ vào ban đêm, là địa điểm nổi tiếng để chứng kiến năng lượng sôi động của thành phố Đà Nẵng. Cầu Vàng dành cho người đi bộ, được thiết kế như đang nằm trên bàn tay đá khổng lồ, là một điểm tham quan khác gần đó không thể bỏ qua.
Để trải nghiệm văn hóa địa phương, Chợ Hàn nhộn nhịp sẽ giúp bạn có cái nhìn thoáng qua về cuộc sống đích thực của người Việt Nam, với một loạt món ngon địa phương và đồ thủ công truyền thống. Hơn nữa, bạn có thể đến Bà Nà Hills bằng một chuyến đi cáp treo ly kỳ. Nơi đây có một ngôi làng Pháp đẹp như tranh vẽ và một công viên giải trí thú vị, mang đến trải nghiệm khó quên cho du khách ở mọi lứa tuổi.
Hà Nội
Chùa Trấn Quốc. Ảnh: Shutterstock
Hà Nội là thủ đô nhộn nhịp của Việt Nam, với bề dày lịch sử và văn hóa. Một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua là Hồ Hoàn Kiếm, được bao quanh bởi những ngôi chùa cổ kính và những con phố nhộn nhịp, mang đến một lối thoát yên bình khỏi. Khu Phố Cổ, với những con phố hẹp và kiến trúc truyền thống, mang đến cái nhìn chân thực về quá khứ của Hà Nội, với những khu chợ sôi động và những quán ăn đường phố ngon nức tiếng.
Đối với những người quan tâm đến lịch sử, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh gần đó sẽ mang đến cái nhìn sâu sắc về cuộc đời và di sản của vị lãnh tụ đáng kính của đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, Văn Miếu, trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam, trưng bày kiến trúc truyền thống tuyệt đẹp và những vườn cây thanh bình, là minh chứng về di sản học thuật quốc gia.
Du khách có hể khám phá nền ẩm thực địa phương bằng cách thưởng thức các món ăn truyền thống, điển hình là món phở và bún chả nổi tiếng.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháp Tài chính Bitexco nhìn từ xa. Ảnh: Shutterstock
Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị nhộn nhịp và sống động, kết hợp uyển chuyển giữa cũ kỹ và mới mẻ. Một trong những địa danh nổi tiếng nhất của thành phố là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, một nhà thờ ấn tượng thời thuộc địa Pháp nổi tiếng với kiến trúc hùng vĩ. Bưu điện Trung tâm, được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Gustave Eiffel, cũng là một điểm tham quan không thể bỏ qua.
Để thưởng thức văn hóa địa phương, bạn nên ghé thăm Chợ Bến Thành sôi động và nhộn nhịp, nơi du khách có thể hòa mình vào bầu không khí tràn đầy năng lượng và nếm thử nhiều món ăn đường phố và đồ thủ công Việt Nam.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một điểm thu hút đáng chú ý khác mang đến cái nhìn sâu sắc về Chiến tranh Việt Nam. Nơi đây trưng bày các hiện vật lịch sử và triển lãm làm sáng tỏ quá khứ của đất nước.
Cuối cùng, Tháp Tài chính Bitexco là điểm đến phổ biến cho cả người dân địa phương và khách du lịch, với tầm nhìn bao quát cả thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh cũng tự hào có khung cảnh cuộc sống về đêm náo nhiệt, với nhiều quán bar trên tầng thượng và chợ đêm sôi động góp phần tạo nên bầu không khí tràn đầy năng lượng cho thành phố này.
Truyền thông quốc tế nêu 4 lý do giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về đầu tư sản xuất
Theo mạng tin tradefinanceglobal.com, trong thập niên qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hàng đầu cho các khoản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, hấp dẫn hơn các nước ASEAN-4 (Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines).
Dây chuyền sản xuất bản mạch điện tử tại Công ty TNHH Nexcon Việt Nam, vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Bắc Ninh. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Trang này chỉ ra 4 lý do giúp Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư hơn các nước ASEAN-4 gồm chi phí lao động thấp hơn, tích hợp chuỗi cung ứng đơn giản hơn, tiếp cận thương mại tự do tốt hơn và sự ổn định chính trị.
Theo đó, chi phí lao động thấp hơn là một trong những lý do khiến nhiều công ty sản xuất chuyển đến Việt Nam trong thập niên qua. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định địa điểm đặt nhà máy. Các công ty cũng phải xem xét các yếu tố như tích hợp chuỗi cung ứng. Việc kết hợp các nhà sản xuất Việt Nam vào chuỗi cung ứng là tương đối đơn giản cả ở thượng lưu (các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp của họ) và hạ lưu (các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng).
Xét về chuỗi cung ứng thượng lưu, gần như không có nhà sản xuất Đông Nam Á nào có thể hoàn toàn thoát khỏi "trường hấp dẫn" của Trung Quốc. Không giống như các quốc gia ASEAN-4, Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc, điều này giúp các công ty chế tạo ở Việt Nam dễ dàng hòa nhập hơn vào mạng lưới rộng lớn của Trung Quốc. Về hạ lưu, việc kết hợp Việt Nam vào chuỗi cung ứng cũng là một quá trình tương đối ít trở ngại, do Việt Nam có 2 sân bay quốc tế, một số cảng lớn, nguồn điện đáng tin cậy và truy cập internet dễ dàng. Thêm vào đó, do Việt Nam có quy mô địa lý nhỏ nên hầu hết các nhà cung cấp đều nằm gần sân bay hoặc cảng biển lớn. Điều này giúp cho việc vận chuyển thành phẩm từ nhà máy đến tay khách hàng trở nên dễ dàng.
Ngoài ra, so với nhiều nước Đông Nam Á khác, Việt Nam rất dễ bán hàng hóa được sản xuất trong nước ở các nước khác mà không phải trả thêm chi phí không cần thiết, do Việt Nam là thành viên của 15 hiệp định thương mại tự do bao trùm trên 50 quốc gia trên thế giới. Đối với các nhà sản xuất, điều này có nghĩa là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có thể được bán sang các thị trường khác - bao gồm nhiều thị trường giàu có hơn ở phương Tây - mà không cần phải trả mức thuế quá đắt.
Cuối cùng, một yếu tố quan trọng nữa giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về đầu tư sản xuất là sự ổn định chính trị. Tuyên bố về môi trường đầu tư năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá "môi trường chính trị và an ninh của Việt Nam phần lớn ổn định". Theo chỉ số của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam xếp trên nhiều quốc gia Đông Nam Á, bao gồm 3 trong số các quốc gia ASEAN-4, về mức độ ổn định chính trị và không có bạo lực.
Trang mạng trên đánh giá sự kết hợp của cả 4 yếu tố trên rõ ràng là đủ để tạo ra sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư. Việt Nam đã vượt qua rất tốt sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra, vẫn được coi là một trung tâm sản xuất chủ chốt và đang phát triển. Khi chính phủ tiếp tục thực hiện các hiệp định thương mại tự do trên khắp thế giới và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông cũng như thông tin liên lạc, vị thế của Việt Nam là một "trung tâm sản xuất đang lên" sẽ ngày càng được củng cố.
Coca-Cola Việt Nam và Campuchia bị thâu tóm Tập đoàn Swire Pacific mới đây tuyên bố mua lại dây chuyền sản xuất của Coca-Cola Việt Nam và Campuchia. Thương vụ có giá trị 1,015 tỷ USD. Theo Bloomberg, tập đoàn Swire Pacific của Anh có kế hoạch mua lại hoạt động sản xuất của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia với giá 1,015 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên tập...