Hàn Quốc: Bổ sung gần 700 mặt hàng cấm xuất khẩu sang Nga, Belarus
Theo hãng thông tấn Yonhap, các quan chức Hàn Quốc ngày 26/12 cho biết Seoul sẽ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với Nga và Belarus bằng cách mở rộng đáng kể danh sách các mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu, bao gồm máy xúc, pin và các phương tiện lớn hơn, liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Cảng Busan Sinseondae, ngày 1/12/2023. Ảnh minh họa: Yonhap
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho hay, theo bản sửa đổi quy định kinh doanh mặt hàng chiến lược, Hàn Quốc bổ sung thêm 682 mặt hàng liên quan đến thiết bị xây dựng hạng nặng, pin sạc, linh kiện máy bay, máy móc và các mặt hàng khác vào danh sách cấm xuất khẩu sang Nga và Belarus. Quy định mới sẽ nâng tổng số mặt hàng trong danh sách này từ 798 mặt hàng hiện tại lên 1.159.
Việc sửa đổi dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2024 sau khi hoàn tất các thủ tục hành chính hợp lệ và ban hành hướng dẫn của Chính phủ đối với các nhà xuất khẩu.
Hàn Quốc cho rằng có nhiều khả năng các mặt hàng nêu trên sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự, mặc dù chúng không được phân loại là mặt hàng chiến lược theo kế hoạch kiểm soát xuất khẩu của Hàn Quốc.
Video đang HOT
Tầm quan trọng của gali và gecmani Hai kim loại Trung Quốc sắp hạn chế xuất khẩu
Trong động thái leo thang cuộc chiến thương mại về công nghệ với Mỹ và châu Âu, Trung Quốc tuyên bố sẽ kiểm soát xuất khẩu hai kim loại ít người biết đến nhưng rất quan trọng. Đó là gali và gecmani.
Theo Bloomberg, Trung Quốc cho biết bắt đầu từ ngày 1/8, nước này sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu cả hai kim loại trên cũng như các hợp chất hóa học của hai kim loại này. Mục đích là để bảo vệ an ninh quốc gia của Trung Quốc. Cụ thể, các nhà xuất khẩu sẽ phải xin giấy phép từ Bộ Thương mại Trung Quốc nếu họ muốn bắt đầu hoặc tiếp tục xuất khẩu hai kim loại này ra nước ngoài. Họ sẽ phải báo cáo chi tiết về người mua ở nước ngoài cũng như mục đích sử dụng hai kim loại của người mua.
Các biện pháp thắt chặt xuất khẩu của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ có động thái đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen, theo đó hạn chế nước này tiếp cận các công nghệ của Mỹ, trong đó có những dòng chip tân tiến. Trung Quốc cho rằng động thái trên của Mỹ là nhằm duy trì ưu thế trong ngành, đồng thời cũng có biện pháp nhằm tăng cường khả năng tự cung tự cấp trong lĩnh vực chất bán dẫn.
Mỹ cũng đã thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với chất bán dẫn trong những tuần gần đây và đang thúc đẩy các nước đồng minh làm điều tương tự. Từ tháng 9 tới đây, Hà Lan sẽ áp đặt các hạn chế đối với việc xuất khẩu các công nghệ dành cho sản xuất chip điện tử.
Cả gali và gecmani đều có bề ngoài màu trắng bạc và thường được phân loại là kim loại phụ. Hai kim loại này thường không xuất hiện riêng lẻ trong tự nhiên. Thay vào đó, chúng được sản xuất với nồng độ nhỏ dưới dạng sản phẩm.
Các thị trường của hai kim loại này rất nhỏ khi so sánh với các mặt hàng khác như đồng hoặc dầu mỏ. Giá trị lượng gali và tấm gali arsenua mà Mỹ nhập năm 2022 chỉ khoảng 225 triệu USD. Nhưng việc sử dụng các kim loại này trong các ngành công nghiệp chiến lược có nghĩa là các biện pháp hạn chế của Trung Quốc vẫn có thể có tác động sâu rộng.
Hai kim loại trên có rất nhiều ứng dụng riêng trong sản xuất chip, thiết bị liên lạc và quốc phòng. Gali được sử dụng trong chất bán dẫn hỗn hợp, kết hợp nhiều nguyên tố khác để cải thiện tốc độ và hiệu quả truyền dẫn, được dùng trong TV và màn hình điện thoại di động, tấm pin mặt trời và radar. Gecmani được sử dụng trong sợi quang, kính nhìn ban đêm và khám phá không gian. Hầu hết các vệ tinh đều được cung cấp năng lượng bằng pin mặt trời có thành phần gecmani.
Theo một nghiên cứu của Liên minh châu Âu về các nguyên liệu thô quan trọng trong năm nay, Trung Quốc là nguồn cung cấp chủ yếu của cả hai kim loại này, chiếm 94% nguồn cung gali và 83% lượng gecmani.
Mặc dù có thể thay thế cả hai kim loại này, nhưng có thể tốn nhiều chi phí hơn và có thể cản trở hiệu suất của công nghệ.
Trong thực tế, không có kim loại nào đặc biệt hiếm, nhưng chi phí xử lý có thể cao. Do Trung Quốc đã xuất khẩu hai kim loại trên với giá tương đối rẻ trong một thời gian dài, nên có rất ít cơ sở ở nơi khác sản xuất kim loại này. Khi Trung Quốc tăng sản lượng, các quốc gia khác như Đức và Kazakhstan đã giảm bớt.
Nhưng nếu động thái của Trung Quốc khiến giá hai kim loại này tăng vọt, các nhà phân tích dự báo sản lượng từ các nhà cung cấp khác sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu.
Tái chế cũng có thể đóng vai trò quan trọng. Phế liệu trong các công trường đã chiếm một số nguồn cung các loại này, trong khi phế liệu gecmani cũng được lấy từ cửa sổ trong xe tăng đã ngừng hoạt động và các phương tiện quân sự khác.
Ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác có năng lực sản xuất gali gồm Nga và Ukraine, nơi kim loại này được sản xuất dưới dạng sản phẩm phụ của oxit nhôm. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sản xuất gali dưới dạng sản phẩm phụ của kẽm.
Ở Bắc Mỹ, người ta thu gecmani cùng với kẽm, chì và các kim loại khác tại nhà máy luyện kim Trail của Teck Resources ở British Columbia.
Các nhà sản xuất hai loại kim loại này còn có nhà sản xuất vật liệu đặc biệt 5N Plus và Indium Corporation ở Mỹ. Ở châu Âu, công ty Umicore SA của Bỉ là nhà sản xuất cả hai loại kim loại này.
Một số dự án khai thác chứa hàm lượng kim loại cao hơn và có thể tạo cơ hội tăng nguồn cung, như dự án kẽm Kipushi, dự kiến khởi động vào năm tới tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Trung Quốc ngừng xuất khẩu hai kim loại hiếm Kim ngạch xuất khẩu gali và gecmani của Trung Quốc đã giảm xuống mức 0 trong tháng 8, một tháng sau khi Bắc Kinh thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với hai loại kim loại quý có vai trò quan trọng trong ngành sản xuất chất bán dẫn. Ảnh minh họa: Reuters Theo Liên minh Nguyên liệu thô Quan...