Hạn hán tàn phá khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Iraq
Hạn hán nhiều năm liên tiếp đã làm khô cạn hồ Habbaniyah rộng lớn ở tỉnh Anbar của Iraq, khiến những du khách từng đổ xô đến đây mỗi dịp hè từ bỏ nơi này.
Hạn hán 4 năm liên tục đã khiến nước của hồ Habbaniyah đã cạn đi vài chục mét. Ảnh: AFP
Habbaniyah là một hồ nhân tạo nằm cách thủ đô Baghdad khoảng 70 km về phía Tây. Hạn hán 4 năm liên tục đã khiến nước của hồ này đã cạn đi vài chục mét. Thời tiết khô hạn cũng tàn phá nhiều khu vực của Iraq.
Thương nhân Mohamed, 35 tuổi, chủ một cửa hàng bán áo phao, lưới và quần áo ven hồ Habbaniyah, cho biết anh chưa bao giờ chứng kiến một mùa du lịch khó khăn như hiện nay. Một số hoạt động du lịch vẫn duy trì tại đây trong 2 năm qua nhưng tới nay nước hồ đã cạn kiệt. Anh hy vọng sẽ có một vài khách hàng tới nơi này để mua sắm. Khoác trên mình chiếc áo sơ mi đẫm mồ hôi dưới cái nắng 50 độ C, anh Mohamed than vãn: “Năm nay, thời tiết hoàn toàn khô hạn”.
Video đang HOT
Các cửa hàng như của anh Mohamed và những ngôi nhà nghỉ dưỡng ven hồ hoàn toàn không có khách dù đang giữa cao điểm của mùa hè. Cảnh quan ven hồ bây giờ chỉ là những chú chó hoang lang thang giữa những chiếc ô không sử dụng. Để xuống được nước, du khách phải lội qua lớp bùn bốc mùi hôi thối vốn dĩ nằm sâu dưới mặt hồ trước đây.
Ông Sada’a Saleh Mohamed, một quan chức địa phương giám sát hoạt động kinh doanh tại khu nghỉ dưỡng ven hồ Habbaniyah, cho biết nước hồ đã rút cạn và ngành du lịch của địa phương phải chật vật đối phó. Ông nhấn mạnh: “Hồ đã trở thành một cái ao tù đọng nước, không thích hợp cho các hoạt động vui chơi giải trí”.
Khu nghỉ mát ven hồ Habbaniyah được xây dựng vào năm 1979 và trở thành điểm đến nổi tiếng của khách du lịch từ khắp Trung Đông trong những năm sau đó. Lượng mưa giảm trong 4 năm qua và nhiệt độ tăng cao đã ảnh hưởng nặng nề đến Habbaniyah và các khu vực khác của Iraq. Nước này cho rằng ngoài thời tiết khô hạn, việc Thổ Nhĩ Kỳ xây đập ở thượng nguồn sông Euphrates cũng là nguyên nhân khiến mực nước hồ Habbaniyah xuống thấp kỷ lục.
Ông Jamal Odeh Samir, Giám đốc Sở Thủy lợi tỉnh Anbar, nơi có hồ Habbaniyah, cho biết lần gần đây nhất hồ này chứa đầy nước là vào năm 2020 với dung tích lên tới 3,3 tỷ m3. Nhưng hiện nay, hồ chứa không quá 500 triệu m3. Bộ trên cảnh báo: “Dự trữ nước chiến lược ở Iraq đang ở mức thấp nhất” trong gần một thế kỷ.
Liên hợp quốc (LHQ) xếp Iraq là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, tính theo mức độ thiếu nước. Phát biểu khi kết thúc chuyến thăm 4 ngày tới Iraq vào hôm 9/8, Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk cho rằng: “Nhiệt độ tăng kết hợp với hạn hán cùng thực trạng mất đa dạng sinh học là lời cảnh báo đối với Iraq cũng như toàn thế giới”.
Nhiệt độ tại Maroc lần đầu vượt 50 độ C
Ngày 13/8, cơ quan khí tượng Maroc cho biết nhiệt độ ở nước này lần đầu tiên đạt kỷ lục trên 50 độ C trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi đang trải qua đợt nóng thiêu đốt.
Đất nứt nẻ do hạn hán tại đập nước al-Massira, Maroc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo cơ quan khí tượng Maroc, mức nhiệt 50,4 độ C, cao nhất trong lịch sử nước này, được ghi nhận tại trạm khí tượng ở thành phố Agadir, ven biển phía Nam.
Trước đó, ngày 13/7 nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở Maroc là 49,9 độ C tại thành phố Smara, Tây Sahara. Dự báo nhiệt độ trong những ngày tới sẽ giảm nhẹ tại khu vực phía Bắc của Bắc Phi.
Maroc đang trải qua hàng loạt đợt nóng trong mùa hè với nhiệt độ kỷ lục. Giới chức khí tượng cho biết đợt nóng lần này là do luồng không khí nóng và khô từ phía Nam, làm nhiệt độ tăng đáng kể, vượt qua ngưỡng trung bình hằng tháng từ 5 - 13 độ C. Đợt nóng đã gây ra các vụ cháy rừng trong những ngày gần đây ở miền Bắc, gần Tangier và xa hơn về phía Đông ở tỉnh Taza, gây thiệt hại các khu vừng, nhưng không gây thương vong.
Ngày 8/8, Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết tháng 7 năm nay là tháng nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái đất, vượt 0,33 độ C so với kỷ lục hồi tháng 7/2019. Riêng tại Maroc, tháng qua là tháng 7 nóng thứ tư kể từ năm 1961.
Hạn hán kéo dài làm trầm trọng cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan Hạn hán kéo dài 3 năm qua trên khắp Afghanistan đang gây thiệt hại cho nông dân, nền kinh tế dựa nhiều vào nông nghiệp, và gây mất an ninh lương thực. Người dân lấy nước sinh hoạt ở ngoại ô Jalalabad, Afghanistan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Các chuyên gia cho biết hạn hán trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu vốn...