Ủy hội Sông Mekong Quốc tế ra mắt kênh dự báo lũ và hạn hán
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 4/8, tại thủ đô Viêng Chăn, Ủy hội Sông Mekong Quốc tế (MRC) đã ra mắt Kênh dự báo lũ và hạn nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về tình hình sông Mekong trong lưu vực sông Mekong.
Mực nước thấp để lộ các bãi đá ở lòng sông Mekong. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan
Ra đời tháng 7/2023, kênh cập nhật thường xuyên về mức nước hiện tại, dòng chảy và dự báo rủi ro lũ lụt và hạn hán cho người dân sống dọc sông Mekong. Kênh được phát sóng bằng tiếng Anh với phụ đề bằng các ngôn ngữ Mekong vào thứ 2 trong mùa mưa qua các kênh truyền thông xã hội trên Facebook và YouTube của MRC.
Mùa lũ hằng năm trên sông Mekong có thể mang lại cả tác động tích cực và tiêu cực đối với lưu vực sông. Lũ tăng cường hằng năm có lợi cho ngành thủy sản của lưu vực, duy trì hình thái sông và mang lại phù sa để cải thiện độ màu của đất. Tuy nhiên, lũ lụt cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế và con người, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại cơ sở hạ tầng, khu dân cư, cũng như các hoạt động hằng ngày của người dân.
Trong khi đó, hạn hán gây khó khăn về mặt kinh tế và xã hội cho các quốc gia ven sông. Thời gian và cường độ tác động của hạn hán đã tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua. Với các kịch bản khí hậu khác nhau, lưu vực sông Mekong dự kiến sẽ đối mặt với những đợt hạn hán nghiêm trọng hơn trong tương lai do mưa ít, nhiệt độ không khí cao và sự bốc hơi cao. Gia tăng dân số trong khu vực phụ thuộc nguồn nước sông Mekong cũng làm tăng nhu cầu sử dụng nước từ tất cả các ngành.
Video đang HOT
Để đối phó với những thách thức này, Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun, Giám đốc điều hành của Ban thư ký MRC cho biết Ủy hội hiện cung cấp thông tin theo dõi lưu vực sông hằng ngày, dự báo lũ lụt, hướng dẫn và dự báo lũ quét và dự báo hạn hán để hỗ trợ các quốc gia thành viên quản lý rủi ro lũ và hạn; đồng thời MCR cũng đang tiến hành các biện pháp quản lý và thích nghi với hạn hán.
Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun nhấn mạnh kênh MRC về dự báo lũ lụt và hạn hán là một trong các nỗ lực nhằm giúp người dân trong lưu vực được tiếp cận thông tin về rủi ro lũ lụt và hạn hán một cách dễ dàng hơn.
Tiến sỹ Anoulak Kittikhoun cho biết ngoài tham khảo thông tin cập nhật trên trang web của Ủy hội, kênh này cũng sẽ đem đến thông tin hữu ích và cập nhật đến hàng triệu người dân sống dọc sông Mekong.
H’Hen Niê, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, giúp quảng bá Kênh truyền hình MRC về Dự báo lũ lụt và hạn hán, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật kịp thời về hạn hán và lũ lụt. H’Hen Niê cho biết đồng bằng sông Cửu Long được biết đến như là vựa lúa của khu vực, vì vậy bất kỳ hiện tượng hạn hán hoặc lũ lụt nào ở đây có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
Bên cạnh đó, Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong Quốc tế hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ hơn từ những cá nhân có tầm ảnh hưởng xã hội từ 4 quốc gia thành viên để quảng bá Kênh Dự báo lũ lụt và hạn hán của MRC đến được với nhiều người dân trong khu vực. Những đóng góp này sẽ hỗ trợ quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp, giúp cho việc xây dựng một lưu vực sông Mekong bền vững hơn.
Ủy hội Sông Mekong Quốc tế là một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1995 để thúc đẩy đối thoại và hợp tác cấp khu vực tại hạ lưu sông Mekong. Trên cơ sở Hiệp định Mekong giữa Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, Ủy hội đóng vai trò là diễn đàn khu vực về ngoại giao nước cũng như một kênh tri thức để quản lý tài nguyên nước và hỗ trợ phát triển bền vững trong khu vực.
Tuyên bố chung Viêng Chăn kêu gọi tăng cường hợp tác vì một Lưu vực sông Mekong bền vững
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 5/4, Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong (MRC) quốc tế lần thứ 4 với chủ đề "Đổi mới và hợp tác nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong" đã diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn.
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đã tham dự hội nghị này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton cùng đại diện các nước đối tác, đối thoại chụp ảnh chung. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính, tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ các nước Lào, Campuchia và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước Thái Lan; lãnh đạo và đại diện các đối tác đối thoại, đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ chức xã hội và cộng đồng.
Tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị đã ghi nhận các hành động và cam kết ưu tiên từ các hội nghị cấp cao trước đây của MRC và tính xác đáng của những nội dung này đối với các quốc gia thành viên MRC; nhấn mạnh tầm quan trọng của một tổ chức lưu vực sông dựa trên hiệp ước, mạnh mẽ, bền vững về tài chính trước tình hình thể chế tổ chức vẫn đang tiếp tục thay đổi trong lưu vực sông Mekong để quản lý hiệu quả tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên liên quan.
Tuyên bố cũng tái khẳng định cam kết chính trị cao nhất của lãnh đạo các nước thành viên đối với việc thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong 1995 và vai trò của ủy hội như là một cơ quan ngoại giao và hợp tác về tài nguyên nước hàng đầu trong khu vực và là một trung tâm tri thức trong tăng cường thực hiện các chiến lược, thủ tục, hướng dẫn kỹ thuật cũng như chia sẻ dữ liệu và thông tin trên toàn lưu vực, qua đó thúc đẩy hợp tác hòa bình và cùng có lợi để đạt được tầm nhìn chung về một Lưu vực sông Mekong thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, lành mạnh về môi trường và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tuyên bố công nhận việc phát triển và sử dụng nguồn nước của sông Mekong đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có thể gây ra những tác động bất lợi đến môi trường lưu vực và các cộng đồng dễ bị tổn thương, bao gồm các tác động xuyên biên giới cần phải phối hợp giải quyết, đặc biệt khi mà các tác động trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, như lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng, xói lở và bồi lắng lòng bờ sông, ảnh hưởng của sự dao động bất thường về mực nước và lưu lượng ở một số nơi trong lưu vực, sự suy thoái các giá trị môi trường và suy giảm nguồn lợi thủy sản do dòng sông bị chia cắt; khẳng định để giải quyết các thách thức của lưu vực vốn ngày càng trở nên phức tạp, cần cả các giải pháp quản lý lẫn phát triển để đảm bảo tính bền vững về tài nguyên môi trường, cần xác định các giải pháp đầu tư khác nhau và xem xét thỏa đáng mối liên kết giữa các ngành sử dụng nước, bổ sung quản lý vận hành, bao gồm quản lý vận hành liên hồ chứa xuyên biên giới, đặc biệt là việc chia sẻ số liệu vận hành kịp thời và thường xuyên từ các công trình khai thác sử dụng nước, xác định các dự án đầu tư chung góp phần đảm bảo an ninh nước, lương thực và năng lượng.
Tuyên bố kêu gọi MRC, tất cả các đối tác và các bên liên quan phối hợp tìm ra các giải pháp sáng tạo để ứng phó với những thách thức này, đồng thời nắm bắt các cơ hội và tăng cường hợp tác vì một lưu vực sông Mekong bền vững và đảm bảo an ninh nguồn nước, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc cởi mở, minh bạch, toàn diện, cùng có lợi, bình đẳng, tham vấn, phối hợp, hợp tác, tôn trọng chủ quyền.
Tuyên bố tái khẳng định cam kết cùng nỗ lực tăng cường hơn nữa vai trò của ủy hội nhằm đảm bảo an ninh nước, lương thực và năng lượng, và sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của Lưu vực sông Mekong; hoan nghênh sự thay đổi mang tính chiến lược về quy hoạch lưu vực chủ động và thích ứng, phối hợp trong quản lý vận hành các công trình, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia trong lưu vực, các đối tác và các bên liên quan tiếp tục hợp tác với ủy hội để duy trì thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995 và các thủ tục có liên quan, và để hỗ trợ việc triển khai Chiến lược Phát triển Lưu vực giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với Tuyên bố chung này và phù hợp với "Tinh thần Mekong".
Tuyên bố cũng nêu rõ Hội nghị Cấp cao MRC quốc tế lần thứ 5 sẽ được tổ chức vào năm 2026 tại Vương quốc Thái Lan.
Khai mạc Hội nghị Quốc tế Ủy hội sông Mekong Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 2/4, tại thủ đô Viêng Chăn đã khai mạc Hội nghị Quốc tế Ủy hội sông Mekong lần thứ 4. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào, bà Bounkham Vorachit phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường...