Hầm xương thấy có bọt sủi trắng trong nước là độc hay không? Câu trả lời khiến ai cũng bất ngờ
Khi hầm xương để lấy nước dùng hoặc nấu canh, chúng ta đều thấy xuất hiện rất nhiều bọt trên bề mặt của nước. Vậy lớp bọt trắng này có độc hay không?
Sự thật đằng sau nồi nước hầm thịt, xương sủi đầy bọt
Phần lớn mọi người cho rằng, nước bọt đó chính là chất bẩn có trong thịt tiết ra cần hớt bỏ. Nhưng có người lại cho rằng, bọt này là do protein trong thịt đông tụ mà thành. Vậy thực sự phần bọt này là gì, có độc hại không là điều hầu hết chị em nội trợ quan tâm, lo lắng.
Các chuyên gia phân tích rằng, trong thịt có hai thành phần chính là protein và chất béo. Ngoài hai thành phần này ra, thịt còn gồm nước, carbohydrate và các chất khác. Khi luộc sơ qua xương lần 1, phần bọt trắng đó chính là máu thừa và các bụi bẩn bám trên thịt tiết ra.
Phần bọt trắng trong nước luộc đầu tiên này thường có mùi không thơm, thậm chí là hôi, do đó không nên ăn mà cần hớt bỏ hoặc sau khi luộc sơ xương, đổ bỏ nước đầu tiên rồi luộc lại lần 2. Để hạn chế mùi hôi do bọt gây ra, ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng chị em có thể thêm xíu rượu trắng và vài lát gừng vào nước luộc lần đầu tiên này.
Trước đây, cũng có nhiều thông tin cho rằng nước luộc thịt, xương có bọt trắng xuất hiện là do lợn có hóa chất. nhưng PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho biết, phần bọt đó không có độc tố và cũng không phải do lợn nuôi có hóa chất. “Đám sủi bọt đó chính là lượng protein hòa tan trong nước sau đó đông tụ và nổi lên khi nước luộc thịt, xương bắt đầu sôi lăn tăn và dễ trào ra ngoài. Đám sủi bọt đó cũng tương tự như nấu canh cua vậy”, PGS.TS nói.
Theo PGS. Nguyễn Duy Thịnh, phần bọt đó có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt, xương do trong quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản thì thịt, xương có thể dính bụi bẩn chứ không thể khẳng định là lợn được tiêm hóa chất. “Khi nấu, chúng ta có cảm giác nó bẩn nên đổ đi cũng đúng, khi protein kết tủa thì chất bẩn đó nó quện theo protein đông tụ lại. Vì vậy, mọi người múc bỏ đi là việc rất đúng”, chuyên gia công nghệ thực phẩm chia sẻ.
Video đang HOT
Những điều cần nhớ khi hầm thịt (xương)
Để có được một nồi thịt hầm thơm ngon đúng điệu, trước tiên chúng ta phải chọn những loại thịt phù hợp nhất. Sau đó cần phải rửa thịt thật sạch bằng nước, nếu có thể ta có thể rửa thêm bằng nước muối để loại bỏ chất bẩn; bằng rượu trắng để loại bỏ mùi hôi.
Dùng một nồi nước giấm vừa phải nấu cho sôi để trần sơ thịt, loại bỏ chất độc hại sau đó rửa lại với nước lạnh thêm một lần nữa.
Nấu 1 nồi nước sôi khác, bỏ miếng thịt vào và bắt đầu luộc cho đến khi chín. Ai muốn thịt thơm ngon thì thả thêm vào nồi một vài củ hành khô đã bóc vỏ, đập dập (việc này giúp nước luộc và miếng thịt được thơm hơn).
Trong thời gian đợi thịt chín và mềm các chị em tuyệt đối đừng đậy nấp lại vì sẽ không vớt được lớp bọt bên trên mặt nồi, hơn nữa cũng làm cho nồi nước không được trong và hấp dẫn.
Theo Phunutoday
Muốn nấu cá không tanh thì dùng nước sôi hay nước lạnh là chuẩn nhất? Rất nhiều người làm sai mà không biết
Cá là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá và cũng là món ăn được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, nấu cá dùng nước sôi hay lạnh để không bị tanh thì không phải ai cũng biết.
Chuẩn bị chế biến cá
Bạn nên chọn những con cá còn tươi, sau khi mua về cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vảy, cắt vây, bỏ màng đen trong bụng (phần màng đen trong bụng cá rất tanh) cắt khúc rồi rửa thật kỹ từ 2-3 lần.
Riêng với cá chép, hai bên sườn cá có một sợi gân trắng tạo ra mùi tanh. Khi làm cá, bạn cắt sát mang một tí sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Dùng tay lấy đường gân đó thì cá không còn mùi tanh nữa.
Với các loại cá da trơn như basa, cá hú,... bạn nấu một ít nước nóng đổ vào con cá rồi cạo sạch nhớt. Làm theo cách này cá rất sạch mà không còn mùi tanh.
Để cho cá khỏi tanh phải làm sạch cá, đánh vẩy cá, và rửa sạch hết chất nhớt. Trong bụng cá có màng đen thì đó là chỗ chứa chất tanh nhiều nhất và bạn cần loại bỏ lớp màng đen này.
Trước khi nấu có thể ướp thêm 2 thìa rượu trắng. Sau khi chế biến cá sẽ hết mùi tanh đồng thời có mùi vị thơm hơn.
Dùng gia vị có mùi thơm như tiêu, hành, ớt, gừng, rau răm, rau cần, riềng... sao cho phù hợp với các món cá để làm bớt mùi tanh của cá.
Không đậy vung khi nấu
Các amin trong cá sẽ bị phân hủy trong quá trình đun nóng, do đó không nên đậy nắp nồi để mùi tanh bốc hơi dễ dàng.
Ngoài ra, những gia vị chua như khế, chanh, mẻ, giấm, me... nấu với cá sẽ làm bớt hoặc hết mùi tanh của cá, vì thế bạn chỉ cần sử dụng các nguyên liệu này để nấu kèm sao cho phù hợp với từng món.
Khi nấu cá, nên thả cá vào nồi lúc nước đang sôi để cá không bị tanh.
Khi thả cá vào phần nước đun sôi thì cá sẽ chín ngay phần ngoài da. Lúc này không bị tan axitamin trong nước, giảm bớt độ tanh.
Theo Phunutoday
Chán ăn rau củ luộc bạn làm theo cách này sẽ khiến món ăn đậm vị, ngon hoàn hảo Nếu bạn đã chán món rau củ luộc thì bạn hãy hấp rau củ và chấm với nước kho quẹt đảm bảo món ăn sẽ cực kỳ đậm vị hoàn hảo. Nguyên liệu cần chuẩn bị 1kg các loại củ, hạt Chõ hấp Cách làm rau củ hấp ngọt mát Bước 1: Đâu tiên bạn hãy rửa sạch rau và cắt thành miếng...