Hai trường tư thu tiền vô tội vạ
Phụ huynh vẫn phải đóng các khoản thu như nước uống, đồng phục, quản lý bán trú, trải nghiệm tham quan… dù học sinh không đến trường học trực tiếp, việc này đang gây bức xúc ở một số trường tư thục
Hàng loạt phụ huynh Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký (quận 11, TP HCM) đã gửi đơn đến Báo Người Lao Động phản ánh về các khoản thu khiến họ bức xúc.
Nhiều khoản phi lý
Trong đơn phản ánh, phụ huynh cho biết nhiều khoản thu của Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký không công khai, thiếu minh bạch. Chẳng hạn, tiền sách tiếng Anh cao hơn giá bìa, thu phí sinh hoạt học sinh (HS), tiền nước uống, thẻ đưa rước… dù HS không đến trường do đang trong thời gian học trực tuyến.
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh khối lớp 2 Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký, ngay khi kết thúc năm học lớp 1, nhà trường đã họp phụ huynh để yêu cầu… đóng tiền cho năm lớp 2 và phải đóng trước ngày 31-5. Lý do nhà trường đưa ra là nếu đóng tiền trước thì HS mới được xếp lớp. Ngoài ra, nếu phụ huynh có nhu cầu cho con học hè, mua thêm đồng phục, ba-lô, giày… thì đăng ký để mua thêm. Theo các phụ huynh, tùy từng nhu cầu, số tiền mỗi người phải đóng là từ 7 triệu đến 10 triệu đồng.
Các khoản thu phi lý như nước uống, phí bán trú, đồng phục… tại Trường Tiểu học – THCS-THPT Trương Vĩnh Ký (quận 11, TP HCM) Ảnh: ĐẶNG TRINH
Chị Nh.Đoàn, phụ huynh HS lớp 2A8, phản ánh trong các khoản thu, có những khoản rất bất hợp lý. Chẳng hạn, nhà trường thu phí sinh hoạt của HS là 1,1 triệu đồng, tiền nước uống 300.000 đồng, thẻ đưa rước 100.000 đồng (trong đó có 30.000 đồng tiền chụp hình) dù HS không đến trường và chỉ học trực tuyến…
Video đang HOT
Ngoài ra, sách tiếng Anh nhà trường lại thu cao hơn giá bìa – 3 quyển sách của chương trình tiếng Anh nước ngoài, giá bìa là 264.000 đồng, trường thu 380.000 đồng; 2 quyển sách chương trình Việt Nam giá bìa 174.000 đồng, trường thu 200.000 đồng.
Trước đó, nhiều phụ huynh có con học ở Trường Phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) cũng bày tỏ bức xúc vì phải đóng nhiều khoản phí không hợp lý. Một người có con đang học lớp 4 cho hay danh mục các khoản thu mà trường phát cho phụ huynh có những khoản như: quản lý bán trú; học phẩm trang bị cho HS, chi phí bổ sung, sửa chữa nhạc cụ học tự chọn âm nhạc – nghệ thuật; chi phí trải nghiệm hằng tháng và tham quan dã ngoại mỗi học kỳ 1 lần; chi phí in ấn, photocopy tài liệu học tập phục vụ ôn thi, giấy thi và kiểm tra; tiền nước uống, vệ sinh, chi phí cho chương trình trải nghiệm gia đình dành cho 4 người… Học phí học online bằng 80% học phí học trực tiếp.
“Tôi thấy có nhiều khoản không hợp lý, như đồng phục bắt buộc phải mua 2 áo cộc tay, 2 chân váy, áo sơ-mi, quần dài, bộ thể dục, áo gió, áo ghi-lê phao. Tổng số tiền đồng phục là 2,5 triệu đồng/năm nhưng con tôi chỉ mặc đúng 2 cái áo cộc tay kẻ ngang từ lớp 1 tới giờ, vì cháu lớn chậm mà áo thì rộng. Những trang phục khác, năm nào tôi cũng phải gấp lại mang đi tặng. Đồng phục tại sao không cho đăng ký tự nguyện vì mỗi gia đình có nhu cầu khác nhau? Trong 9 mục thì 6 mục chúng tôi thấy còn nhiều băn khoăn” – phụ huynh này phản ánh.
Bên bảo đã “rõ ràng”, bên nói “nhập nhèm”
Ông Phan Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký, giải thích: Đối với các khoản thu, trường đã rất rõ ràng, chi tiết và gửi tin nhắn cho từng phụ huynh. Phụ huynh nào băn khoăn thì đến trường, sẽ có bộ phận tài chính giải đáp thắc mắc.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký cho biết sau nhiều lần phản ánh với ban giám hiệu nhà trường nhưng không mang lại kết quả, họ tìm cách liên lạc với chủ đầu tư ngôi trường này để kiến nghị nhưng cũng không được. “Nhiều giáo viên của trường nói chủ đầu tư hiện ở nước ngoài, vì kẹt dịch nên không thể về” – một phụ huynh cho biết.
Tình trạng nhập nhèm các khoản thu không phải hiếm, dù quy định của ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là phải công khai, minh bạch để phụ huynh được rõ. Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho biết năm học 2021-2022, sở đề nghị các cơ sở giáo dục ngoài công lập, bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh mức học phí và các khoản thu khác cho phù hợp tình hình thực tế, đặc biệt đối với các trường có HS bậc tiểu học; bảo đảm không để em nào phải bỏ học vì điều kiện kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ngoài vấn đề học phí, theo quy định về các khoản thu trong năm học mới, Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục tuyệt đối không được thay đổi đồng phục, quần áo thể dục thể thao… trong năm học làm phát sinh các chi phí cho phụ huynh.
Khoản thu phải dựa vào số tiết thực tế
Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu đối với nội dung thu, sử dụng các khoản thu khác cần bám sát hướng dẫn chuyên môn của bậc học về thời gian bắt đầu, số tiết thực tế và phương án tổ chức thực hiện. Cần lưu ý số tiết/ngày, bảo đảm không ảnh hưởng đến sức khỏe, không gây quá tải cho giáo viên và HS để phát huy được hiệu quả trên nền tảng học trực tuyến…
Vụ phụ huynh tố mầm non Kim Đính lạm thu: Chưa đến mức phải kỷ luật
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Thành (Hải Dương) cho hay, Hiệu trưởng trường Mầm non Kim Đính chưa đến mức bị kỷ luật.
Ngay sau khi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải 2 bài viết, "Phụ huynh tố Mầm non Kim Đính lạm thu, Phòng Giáo dục Kim Thành sẽ vào cuộc"; "Mầm non Kim Đính bị tố lạm thu, Phòng Giáo dục Kim Thành kiểm tra ra sao?", nhiều độc giả là người dân trên địa bàn huyện Kim Thành có gọi điện thoại vào đường dây nóng thắc mắc về việc sau báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Thành thì việc xử lý trách nhiệm người đứng nhà trường ra sao?
Ngày 21/10, trả lời phóng viên Tạp chí Giáo dục Việt Nam, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Thành Phạm Tiến Nhuận cho biết, sau báo cáo của Hiệu trưởng trường Mầm non Kim Thành và kiểm tra, xác minh của đơn vị, Phòng yêu cầu nhà trường rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo.
"Phòng yêu cầu nhà trường rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo", vị lãnh đạo cho hay.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc kiểm tra, xác minh cho thấy, lãnh đạo nhà trường đã vi phạm Thông tư 55 khi không thực hiện bầu Ban đại diện Cha mẹ học sinh theo quy định; để xảy ra việc thu quỹ lớp tại lớp 4 tuổi C và 3 tuổi C với mức thu 100 nghìn đồng/học sinh, Trưởng phòng Giáo dục huyện Kim Thành cho hay, vi phạm trên chưa đến mức kỉ luật.
Trường Mầm non Kim Đính. (Ảnh: Internet)
Theo như nội dung báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Thành gửi Ủy ban nhân huyện và Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 11/10, trường Mầm non Kim Đính triển khai đổ bê tông sân trường và lát gạch, trong đó khoản chi phí lát gạch chưa có kinh phí thì được nhà trường dự kiến huy động kinh phí từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và cha mẹ học sinh.
Tuy nhiên, theo phản ánh của phụ huynh học sinh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, trong cuộc họp trực tuyến cha mẹ học sinh đầu năm học 2021-2022, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh đã thông báo khoản tiền ủng hộ bắt buộc là 250 nghìn đồng/học sinh để lát sân trường.
Câu hỏi khiến nhiều độc giả thắc mắc là theo như trong báo cáo của Phòng Giáo dục, nhà trường mới chỉ dự kiến vận động kinh phí lát gạch sân trường, nhưng ban đại diện cha mẹ học sinh lại đưa ra mức 250 nghìn đồng/học sinh. Nếu như không có sự chỉ đạo, chấp thuận của nhà trường thì ban đại diện cha mẹ học sinh sao lại đưa ra một con số cụ thể như vậy.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng Nhà trường là bà Phạm Thị Kim Dung trước đó từng trả lời phóng viên rằng, nhà trường chỉ thu "Hội phí" 100 nghìn đồng/học sinh chứ không có quỹ. Tuy nhiên trong báo cáo của Phòng Giáo dục thì lại xác nhận, tại lớp tại lớp 4 tuổi C và 3 tuổi C thì các học sinh phải đóng 100 nghìn đồng/học sinh cho quỹ lớp.
Từ những dẫn chứng trên, độc giả đặt câu hỏi vấn đề trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra các vấn đề trên khiến phụ huynh bức xúc.
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, theo phản ánh của phụ huynh học sinh tại trường Mầm non Kim Đính, vào ngày 26/9 vừa qua, trong cuộc họp trực tuyến cha mẹ học sinh đầu năm học 2021-2022, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh đã thông báo khoản tiền ủng hộ bắt buộc là 250 nghìn đồng/học sinh để lát sân trường.
Bên cạnh đó là các khoản tiền khác như quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh trường là 100 nghìn đồng/học sinh, quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là 100 nghìn đồng/học sinh.
Các khoản thu trên không được nhà trường ghi biên lai khi cha mẹ học sinh học sinh đóng tiền.
Phụ huynh còn bức xúc khi nhà trường chỉ định sẵn trưởng ban, phó ban đại diện và người cầm quỹ, chứ không cho công khai bầu cử theo quy định.
Lãng phí sách giáo khoa tiếng Anh phổ thông, giá đắt và chỉ dùng 1 lần rồi bỏ Sách môn Tiếng Anh, Tin học ở cấp Trung học cơ sở có giá cao hơn nhiều so với mười môn học còn lại nhưng học sinh không thể tận dụng được vào những năm học sau. Những năm vừa qua, một số loại sách giáo khoa chỉ được sử dụng một lần rồi bỏ, gây lãng phí của phụ huynh sau mỗi...