Hai trẻ mắc Covid-19 nguy kịch thoát cửa tử
Thiếu niên 15 tuổi là bệnh nhân Covid nhỏ tuổi nhất phải can thiệp ECMO và bé trai 8 tuổi, bệnh nhi đầu tiên mắc di chứng Covid phải lọc máu, hồi phục sau hơn một tháng nguy kịch.
Thiếu niên 15 tuổi cơ địa béo phì, điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM (ICU, đặt tại Bệnh viện Ung bướu Cơ sở 2, do Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách chính).
Em mắc Covid-19 vào tháng 9, theo dõi tại hai bệnh viện, diễn tiến nặng hơn, các bác sĩ hội chẩn với Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM. Mặc dù bệnh viện hồi sức chỉ dành cho người lớn, song trước diễn biến nặng quá nhanh của bệnh nhi trên cơ địa béo phì, bác sĩ Trần Thanh Linh – Phó giám đốc Bệnh viện quyết định nhận em về điều trị.
Lúc chuyển viện, em đã suy hô hấp nặng, tổn thương gan thận, tràn khí màng phổi, phải can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể) ngay. Các bác sĩ đã sử dụng đến 6 màng lọc, hai màng ECMO và chạy liên tục hơn ba tuần, tình trạng em mới có tín hiệu khả quan.
Hiện, sau hai lần xét nghiệm âm tính Covid-19, em đã tự thở được bằng khí trời, xuất viện.
Thiếu niên 15 tuổi là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM. Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy
Video đang HOT
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng điều trị thành công cho bé trai 8 tuổi, bị biến chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) nguy kịch sau khi mắc Covid-19. Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc thông tin, trước khi nhập viện hồi tháng 10, bé sốt cao liên tục hơn 5 ngày, nôn ói, đi tiêu lỏng như một đợt nhiễm trùng tiêu hóa. Đôi môi và hai lòng bàn tay em đỏ ửng suốt những ngày sốt.
Xét nghiệm RT-PCR cho thấy bé âm tính Covid-19 nhưng đo nồng độ kháng thể virus cao như chỉ số miễn dịch có thể đạt được ở một người đã tiêm vaccine hoặc một F0 đã từng mắc bệnh. Bé được chẩn đoán mắc MIS-C, xét nghiệm cho thấy phản ứng viêm toàn thân, tăng đông tăng cao, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan.
12 ngày tiếp theo, bệnh nhi sốt cao liên tục, hôn mê, phải hồi sức tích cực. Đây là trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 phải lọc máu liên tục tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Sau gần một tuần lọc máu, em đáp ứng điều trị, dần hạ sốt, các phản ứng viêm quá mức được kiểm soát và khống chế kịp thời, hiện đã ngưng lọc máu, cai máy thở, sức khỏe ổn định. Dự kiến bé sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Theo bác sĩ Vũ, sau đợt mắc Covid-19 cấp tính căng thẳng, không phải bệnh nhân nào cũng vượt qua cửa tử, hồi phục tốt hay trở về với cuộc sống dễ dàng. Những nghiên cứu về ảnh hưởng hậu dịch cũng còn nhỏ lẻ và chưa nhiều chứng cứ. Tại Mỹ, các loài virus là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em, bao gồm cả rủi ro từ MIS-C và ảnh hưởng từ đại dịch kéo dài. Do đó, bác sĩ Vũ nhấn mạnh, tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em là cấp thiết. Với trẻ chưa đủ tuổi tiêm chủng, phụ huynh cần hết sức cảnh giác, đưa con đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng bất thường sau nhiễm Covid-19.
Em bé mắc di chứng Covid-19 đầu tiên phải lọc máu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
Vì sao số bệnh nhân được can thiệp ECMO tại TP.HCM giảm về 0?
Đồ thị số lượng ca mắc mới và tử vong tại TP.HCM có chiều hướng giảm rõ rệt so với giai đoạn đỉnh điểm của đợt bùng phát dịch.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 4/10, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, lý giải thông tin liên quan số bệnh nhân được can thiệp ECMO tại các bệnh viện tầng 3 giảm mạnh trở về 0.
Theo bà Mai, việc chỉ định sử dụng máy thở và thiết bị hỗ trợ hồi sức tích cực, trong đó có ECMO là kỹ thuật khó. Đây là biện pháp hỗ trợ oxy hóa màng ngoài cơ thể sau cùng khi nhân viên y tế đã sử dụng tất cả biện pháp hồi sức cấp cứu nhưng không thành công.
"Trường hợp không có bệnh nhân nào phải thở ECMO là rất mừng, bởi họ đã cai được ECMO hoặc cũng có thể là bệnh nhân đã tử vong do không thể cứu chữa. Tuy nhiên, nếu nhìn trên bình diện chung, số ca tử vong tại thành phố giảm, nhiều khả năng bệnh nhân đang điều trị ECMO đã chuyển nhẹ và được chuyển về tầng thấp hơn để điều trị", bà Mai nói.
Một bệnh nhân Covid-19 nặng được can thiệp ECMO tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.
Ông Phạm Đức Hải, Phó ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, cho biết trong ngày 3/9, số ca bệnh nặng thở máy và nhập viện ở thành phố có chiều hướng giảm mạnh. Về số bệnh nhân nặng đang thở máy, trong ngày 1/10 là 1.572 trường hợp, đến ngày 2/10 giảm còn 1.536 và 3/10 chỉ còn khoảng 724 người.
Số bệnh nhân nhập viện trong ngày 3/10 là 1.449, trong khi đó, số xuất viện 2.743. Về số lượng tử vong do Covid-19, trong ngày 1/10, con số này là 125 trường hợp, ngày 2/10 giảm còn 79 và ngày 3/10 là 93.
Liên quan một số cơ sở y tế triển khai xét nghiệm kháng thể, bà Mai cho biết hiện tại Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM không có quy định người dân phải có kết quả xét nghiệm kháng thể khi ra đường. Việc người dân đăng ký xét nghiệm kháng thể xuất phát từ nhu cầu.
Do đó, các cơ sở y tế, phòng khám có thể triển khai xét nghiệm này nếu đã được phê duyệt danh mục kỹ thuật và đảm bảo đủ yêu cầu. Tuy nhiên, đơn vị chức năng của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM sẽ rà soát đối với các cơ sở có triển khai xét nghiệm này.
"Dù là nhu cầu của người dân nhưng xét trên bình diện khoa học, quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM không khuyến cáo làm vì xét nghiệm này không có ý nghĩa. Xét về mức độ lãng phí kinh tế, thời gian tới, Sở sẽ triển khai các bài viết tuyên truyền để người dân hiểu rõ về xét nghiệm kháng thể trong giai đoạn này", bà Mai nói.
Tính đến ngày 3/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM nhận được báo cáo kết quả đánh giá của các đoàn kiểm tra tại 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.
Kết quả cho thấy có 17 địa phương đề nghị công bố kiểm soát dịch, bao gồm: TP Thủ Đức, quận 1, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi.
Còn 3 đơn vị chưa có báo cáo thẩm định của đoàn kiểm tra (quận 4, Bình Thạnh, Hóc Môn). Hai đơn vị chưa công nhận kiểm soát dịch là Bình Tân và Bình Chánh.
Ông Phạm Đức Hải cho biết trong 3 ngày thực hiện chỉ thị 18, đại bộ phận người dân TP.HCM phấn khởi, nhiều doanh nghiệp, cơ sở trở lại hoạt động, tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp.
Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận người dân chưa thực hiện Chỉ thị 18 (không khẩu trang, xếp hàng không khoảng cách, lưu thông khi chưa đủ điều kiện, bán hàng rong...)
Cảnh giác với triệu chứng rối loạn tiết niệu ở nam giới Xuất hiện tình trạng rối loạn tiết niệu như bí tiểu, tiểu nhiều lần, nhiều nam giới chủ quan. Khi các triệu chứng rầm rộ hơn, bệnh nhân đi khám tiết niệu lại được chuyển sang bệnh viện ung bướu. Ths.BS CKII Nguyễn Thị Hương Giang, Trưởng khoa Nội 3, Bệnh viện K cho biết, thực tế điều trị tại bệnh viện cho...