Hai sinh viên Trường ĐH Trà Vinh nhận được học bổng từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Sinh viên Nguyễn Lê Hoàng Minh và Đặng Gia Huy, ngành Ngôn ngữ Anh Trường ĐH Trà Vinh đã xuất sắc đạt học bổng tham gia chương trình đào tạo tại Hoa Kỳ.
Sinh viên Nguyễn Lê Hoàng Minh và Đặng Gia Huy.
Cố gắng vượt qua trở ngại
Với sự nỗ lực không ngừng trong quá trình học tập, hai sinh viên Nguyễn Lê Hoàng Minh và Đặng Gia Huy, ngành Ngôn ngữ Anh (Trường ĐH Trà Vinh) đã xuất sắc đạt được học bổng tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn của các tổ chức giáo dục uy tín từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Nguyễn Lê Hoàng Minh và Đặng Gia Huy là sinh viên xuất sắc của Khoa Ngoại ngữ. Hai em đang chuẩn bị cho hành trình tiến xa hơn khi có trong tay học bổng đến Hoa Kỳ. Đây là “quả ngọt” của hai em sau những nỗ lực không ngưng nghỉ. Thành tích học tập của Minh và Huy cũng là niềm tự hào của thầy cô và sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh thuộc khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Trà Vinh.
Sinh viên Nguyễn Lê Hoàng Minh.
Là sinh viên năm thứ tư, Nguyễn Lê Hoàng Minh vượt qua nhiều vòng xét tuyển để xuất sắc trở thành một trong số sinh viên đạt học bổng Global Undergraduate Exchange Program (Global UGRAD) – một chương trình của Vụ Giáo dục và Văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tham gia chương trình học bổng này, Hoàng Minh sẽ được học một số môn tại một trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ. Đồng thời em sẽ tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, giao lưu cùng các tổ chức học thuật và tham gia các chương trình phục vụ cộng đồng tại đây.
Hoàng Minh khiêm tốn chia sẻ: “Em khá bất ngờ khi nhận được học bổng. Sự cố gắng và nỗ lực từ chính bản thân đã giúp em vượt qua mọi khó khăn từ khi làm hồ sơ xét chọn. Nhận được học bổng cũng có phần may mắn, nhưng vượt qua nhiều trở ngại em vẫn tin vào bản thân là mình có thể làm được”.
Học bổng Global UGRAD được tài trợ bởi Vụ Giáo dục và Văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Những sinh viên được chọn sẽ học một năm hoặc một học kỳ không lấy bằng tại một trường đại học ở Hoa Kỳ. Chương trình nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên xuất sắc từ các nước được trải nghiệm việc học tập và sinh hoạt trong môi trường Đại học – Cao đẳng ở Hoa Kỳ.
Video đang HOT
“Ra biển lớn” để học hỏi
Cùng với Nguyễn Lê Hoàng Minh, em Đặng Gia Huy là sinh viên năm thứ tư ngành Ngôn ngữ Anh, Trường ĐH Trà Vinh cũng đã vượt qua các vòng xét tuyển và xuất sắc giành được học bổng YSEALI Academic Fellows 2022.
Đây là chương trình quan trọng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy những mục tiêu chiến lược, thu hẹp các rào cản đối với thế hệ trẻ ở khu vực Đông Nam Á và kết nối thế hệ trẻ.
Sinh viên Đặng Gia Huy.
Nhận được học bổng này, Gia Huy sẽ được nâng cao về kỹ năng lãnh đạo và phát triển năng lực chuyên môn phù hợp với bản thân và ngành nghề mình đang theo học. Ngoài việc học lý thuyết, Huy cũng sẽ được tiếp xúc với các hoạt động ngoại khóa, chương trình tham quan học tập, các chuyến đi thực tế cùng với cơ hội tham gia hoạt động tình nguyện.
Đồng thời Huy cũng được rèn luyện những kỹ năng giải quyết vấn đề về chủ đề Môi trường – Environmental Issues. Với chủ đề đó, em sẽ được học về lý thuyết và cách thực thi dự án liên quan. Ngoài ra, Gia Huy cũng sẽ được tham gia hoạt động tình nguyện để giao lưu văn hóa và phục vụ cộng đồng.
Chia sẻ niềm vui khi nhận học bổng, Gia Huy cho biết em rất vui khi nhận được học bổng từ Chính phủ Hoa Kỳ. Ban đầu, em nghĩ rằng hồ sơ của mình cũng không quá mạnh, chủ yếu thiên về lãnh đạo và ít có hoạt động tình nguyện cũng như dự án liên quan đến môi trường. Vì thế nên em đầu tư rất nhiều vào bài luận của mình để có thể nói lên tính lãnh đạo và quan tâm của bản thân đối với môi trường.
“Em cố gắng hết sức mình với mong muốn là được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và được gặp nhiều bạn bè, nhiều thầy cô và chuyên gia”, Gia huy chia sẻ.
Chương trình học bổng YSEALI dành cho thủ lĩnh trẻ là một chương trình học ngắn hạn chuyên sâu nhằm cung cấp cho các nhóm thủ lĩnh trẻ hiểu biết sâu sắc hơn về Hoa Kỳ và một chủ đề cụ thể, đồng thời nâng cao kỹ năng lãnh đạo.
Học bổng bao gồm chương trình học trực tuyến tại đất nước của người tham gia và trải nghiệm trực tiếp kéo dài từ hai đến ba tuần tại một trường tiếp nhận ở Hoa Kỳ. Nội dung của phần học trực tuyến bao gồm các buổi học tập, tham quan, các bài tập phát triển kỹ năng lãnh đạo và các hoạt động văn hóa.
Những người tham gia sẽ đến Hoa Kỳ vào mùa thu năm 2022 hoặc mùa xuân năm 2023 để tham gia các hoạt động giáo dục và văn hóa trong và ngoài lớp học, các bài giảng và tham quan thực tế tại cộng đồng địa phương.
Bù đắp kỹ năng nắm bắt cơ hội việc làm 'hậu Covid-19'
Trong bối cảnh bình thường mới, nhiều sinh viên đã chủ động lên kế hoạch nhằm thúc đẩy quá trình học tập và tốt nghiệp sớm.
Ngoài ra, năm cuối là thời gian để các em tích lũy kinh nghiệm, trau dồi thêm kỹ năng và tìm kiếm cơ hội việc làm như mong muốn.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tham dự Ngày hội việc làm.
Rút ngắn thời gian học
Là một trong nhiều sinh viên Trường ĐH Ngoại Thương hoàn thành chương trình học trong ba năm, Nguyễn Thị Thảo Vân (ngành Quản trị kinh doanh) đã dành thời gian năm thứ tư để tìm việc làm giúp trau dồi kinh nghiệm, bù lấp những hạn chế, thiếu hụt trong thời gian 2 năm học trực tuyến. "Mục đích của em là nỗ lực hoàn thành sớm chương trình để dành thời gian năm cuối đi làm, cọ sát thực tế như làm việc nhóm, giao tiếp, xử lý các tình huống... Đó là những kỹ năng em bị thiếu hụt do học trực tuyến thời gian dài", Vân chia sẻ.
Mặc dù vậy, quá trình xin việc của Vân không dễ dàng. Nữ sinh cho biết: "Giai đoạn đầu em chật vật khi đi phỏng vấn. Sau đó, em chuyển hướng làm hồ sơ ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh có lương. Với vị trí này, em có thể dễ dàng vượt qua các vòng phỏng vấn bởi nhà tuyển dụng không đòi hỏi quá cao về kỹ năng, số năm kinh nghiệm. Điều họ chú trọng là thành tích học tập cũng như kỹ năng tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp".
Sở hữu chứng chỉ IELTS 6.5 là điểm cộng giúp Vân xin vào làm thực tập sinh có lương cho phòng Makerting tại một công ty thương mại điện tử. Sau ba tháng làm việc, Vân đã hoàn thiện nhiều kỹ năng mềm như làm việc nhóm, biết xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng nhóm công việc mình đảm nhiệm.
Tập trung học hết chương trình đại học trong quãng thời gian 2,5 năm, với số điểm bình quân mỗi môn học là 3,47/4, Vũ Trọng Cao Trí, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Tài Chính - Marketing TPHCM sử dụng thời gian 1,5 năm còn lại để rèn luyện tiếng Anh và học thêm kiến thức liên quan đến marketing, truyền thông.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong giờ học thực hành.
Trí chia sẻ: "Dẫu ra trường sớm nhưng những kỹ năng xử lý công việc, tình huống còn hạn chế. Do đó em dành thời gian 6 tháng để tham gia một số khóa học về truyền thông và trau dồi kỹ năng trước khi đi làm chính thức".
Trịnh Văn Đại (cựu sinh viên Trường CĐ Nghề Bách khoa Hà Nội), hiện là kỹ thuật viên đào tạo lập trình - vận hành robot công nghiệp tại Công ty Samsung Việt Nam chia sẻ: "Để có thể định hướng rõ con đường sau khi ra trường, từ năm thứ nhất, em đã tích cực tham gia các hội thảo, ngày hội việc làm dành cho sinh viên để nắm bắt được những yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, thị trường việc làm".
Đặc biệt, được nghe thầy cô, anh chị đi trước chia sẻ về con đường, hướng đi của họ, từ đó Đại rút bài học, sinh viên nếu có tay nghề chắc, cơ hội việc làm sẽ cao hơn. Sang năm hai, nam sinh đăng ký học việc tại một số công ty nhỏ để tích lũy kinh nghiệm. Đến năm cuối, Đại mạnh dạn nộp đơn ứng tuyển vào các công ty nước ngoài liên kết với Trường CĐ Nghề Bách khoa Hà Nội để thực tập. Kết quả, nam sinh trở thành nhân viên chính thức cho Tập đoàn SamSung Việt Nam.
"Cuối tháng 12/2021, em tốt nghiệp, mặc dù dịch bệnh căng thẳng nhưng em được tuyển thẳng vào vị trí kỹ thuật viên đào tạo lập trình - vận hành robot công nghiệp tại Công ty SamSung Việt Nam. Nhiều người có thể nghĩ em may mắn nhưng để đạt được thành công bước đầu này, em phải có lộ trình học tập rõ ràng và chủ động trau dồi thêm kiến thức từ thực tế. Có như vậy khi bước vào môi trường làm việc, em mới nhanh chóng hòa nhập", Đại chia sẻ.
Sinh viên Trường ĐH Thủy lợi tại cuộc SV.STARTUP do Bộ GD&ĐT phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Bù đắp kỹ năng còn thiếu
Học trực tuyến trong thời gian dài đã tác động không nhỏ tới việc hình thành các kỹ năng của sinh viên như giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý tình huống... Do đó, ngay sau lại trạng thái "bình thường mới", Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tư vấn tâm lý giúp sinh viên vượt qua khó khăn, trở ngại nảy sinh trong thời kỳ học trực tuyến.
PGS.TS Đinh Văn Hải, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin: Hàng năm nhà trường cũng khảo sát nhu cầu, mong muốn và định hướng của sinh viên trong thời gian học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên năm thứ 1 và 2 đi tham quan, kiến tập để hiểu rõ và hình dung được ngành nghề, lĩnh lực mình đang học, tính chất công việc sau này.
Đối với năm thứ 3 và thứ 4, nhà trường tăng cường tổ chức các lớp kỹ năng mềm, khóa thực tập doanh nghiệp, kiến thức về khởi nghiệp để bổ trợ các phần lý thuyết cũng như tăng tính thực hành, thực tế cho sinh viên. Với sinh viên năm cuối, bên cạnh các khóa thực tập gắn với đề tài tốt nghiệp, sinh viên được trang bị thêm thông tin về thị trường việc làm, kỹ năng làm hồ sơ, phỏng vấn, làm thế nào để hòa nhập với môi trường làm việc sau tốt nghiệp... Nhờ vậy, tỷ lệ sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có việc làm ngay từ năm cuối đại học luôn đạt ở mức trên 60% và sau khi tốt nghiệp 3 tháng đạt 86%.
ThS Đặng Hương Giang, Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐH Thủy lợi cho biết: "Để sinh viên năng động, có định hướng công việc cho bản thân từ khi còn đi học, nhà trường tổ chức nhiều cuộc thi, trong đó có Cuộc thi Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp.
Những sinh viên có ý tưởng nếu đăng ký tham dự, nhà trường sẽ bố trí giảng viên có kinh nghiệm chuyên sâu hướng dẫn, hỗ trợ các em. Sau 6 tháng, chuyên gia đào tạo các kỹ năng về khởi nghiệp, lập dự án sẽ đánh giá, góp ý, hỗ trợ cho các ý tưởng của sinh viên và nhà trường sẽ tổ chức thi chung kết. Đội đoạt giải cao được chọn đi thi ở cấp cao hơn".
Theo ThS Đặng Hương Giang, qua cuộc thi khởi nghiệp, sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt. Đặc biệt, các em hình dung được quá trình khởi nghiệp ra sao, làm thế nào để thuyết phục nhà đầu tư và môi trường làm việc trong tương lai ra sao.
Hàng năm, Trường ĐH Thủy lợi tổ chức Ngày hội việc làm cho sinh viên. Hai năm vừa rồi do đại dịch Covid-19, Ngày hội việc làm được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Năm nay, dự kiến ngày 18/8, nhà trường tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên bằng hình thức trực tiếp với sự tham gia của gần 50 doanh nghiệp. Có nhiều sinh viên đã tìm được việc làm tại ngày hội. Đặc biệt, một số doanh nghiệp đề nghị nhà trường giới thiệu sinh viên. - ThS Đặng Hương Giang
Thú vị lễ tốt nghiệp 'khác người' ở các trường ĐH trên thế giới Khác với những hình ảnh trang nghiêm thường thấy ở các lễ tốt nghiệp thông thường, lễ phát bằng cho sinh viên ở một số trường ĐH danh tiếng Mỹ lại vô cùng độc đáo, thậm chí còn 'cực dị'. Truyền thống của lễ tốt nghiệp ở ĐH Stanford là "wacky walk" - sinh viên có thể cosplay, ăn mặc đủ thứ quần...