Hải Phòng: Thảo luận, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên
Cán bộ quản lý, giáo viên tại quận Kiến An (Hải Phòng) đã được bồi dưỡng, thảo luận phương pháp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên theo chương trình GDPT mới.
Ngày 5/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Kiến An tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên” năm học 2022-2023 tại Trường Trung học cơ sở Trần Phú.
Các đại biểu tham dự hội thảo (Ảnh: LT)
Dự và chỉ đạo có ông Bùi Văn Kiệm – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng; các Phó Giám đốc: ông Đỗ Văn Lợi, bà Đỗ Thị Hòa cùng lãnh đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo quận Kiến An và đông đảo cán bộ quản lý, giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên trên địa bàn quận Kiến An.
Các tiết mục văn nghệ tại hội thảo chuyên đề (Ảnh: LT)
Phát biểu tại hội thảo chuyên đề, ông Đỗ Văn Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng nhấn mạnh: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có nhiều đổi mới, bộ môn Khoa học tự nhiên có vai trò góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực và phát triển thế giới quan khoa học ở học sinh.
Bộ môn Khoa học tự nhiên đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của thiên nhiên để từ đó biết ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường.
Ông Đỗ Văn Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng phát biểu tại chuyên đề (Ảnh: LT)
Môn Khoa học tự nhiên có 3 phân môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học. Hội thảo sẽ giúp các thầy cô giáo đảm nhiệm 2 phân môn thay vì một phân môn như hiện nay tiến tới đảm nhiệm cả 3 phân môn của môn Khoa học tự nhiên.
Hội thảo chuyên đề “Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên” thông qua 2 tiết dạy minh họa:
Tiết thứ nhất: Môn Khoa học tự nhiên – bài 20: “Sự lớn lên và sinh sản của tế bào” dạy học theo định hướng giáo dục STEM do cô giáo Hoàng Thị Loan và các em học sinh lớp 6A1, Trường Trung học cơ sở Nam Hà thực hiện.
Video đang HOT
Tiết dạy: “Sự lớn lên và sinh sản của tế bào” dạy học theo định hướng giáo dục STEM do cô giáo Hoàng Thị Loan và các em học sinh lớp 6A1, Trường Trung học cơ sở Nam Hà thực hiện (Ảnh: LT)
Thông qua các hoạt động của tiết học giúp học sinh củng cố lại các kiến thức cơ bản: quá trình lớn lên của tế bào, quá trình sinh sản (phân chia) của tế bào và ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản (phân chia) của tế bào.
Trong tiết học này, cô giáo Hoàng Thị Lan đã vận dụng kiến thức của các môn học khác như: môn Toán (dùng để tính toán lượng nguyên, vật liệu), môn Mỹ thuật (dùng để vẽ và sử dụng màu vẽ, cắt dán).
Đồng thời vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học trong các môn học trên giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người (bảo vệ sức khỏe, phòng, tránh bệnh ung thư…).
Học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua việc tự gieo trồng các loại hạt để nắm bắt được quá trình lớn lên của tế bào (Ảnh: LT)
Qua tiết học, giáo viên đã phát triển các năng lực cho học sinh như: năng lực giao tiếp: trình bày dự án, điều hành các hoạt động trên lớp; năng lực hợp tác: hoạt động nhóm, cùng nhau tạo ra các sản phẩm.
Cùng với đó là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: qua việc tạo mô hình sơ đồ đơn giản về quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào từ các nguyên vật liệu (giấy thủ công, giấy xốp màu, đất sét, kẹo màu);
Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua việc tự gieo trồng các loại hạt để nắm bắt được quá trình lớn lên của tế bào…
Tiết thứ 2 của chuyên đề là môn Khoa học tự nhiên lớp 7 – bài 11 “Thảo luận về sự ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông” do cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy và các em học sinh lớp 7C1 Trường Trung học cơ sở Trần Phú thực hiện.
Tiết dạy “Thảo luận về sự ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông” do cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy và các em học sinh lớp 7C1 Trường Trung học cơ sở Trần Phú thực hiện (Ảnh: LT)
Mục tiêu của tiết học giúp học sinh nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông thông qua việc học sinh sưu tầm tranh, ảnh, học liệu điện tử.
Tiết học giúp phát triển cho học sinh năng lực chung đó là tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong giải quyết một số bài tập trắc nghiệm.
Mục tiêu của tiết học giúp học sinh nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông thông qua việc học sinh sưu tầm tranh, ảnh, học liệu điện tử (Ảnh: LT)
Tiết dạy của cô và trò Trường Trung học cơ sở Trần Phú (Ảnh: LT)
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được một số ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông; tìm hiểu tự nhiên: đọc và phân biệt được các biển báo an toàn trong giao thông. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng, tuân thủ các quy tắc an toàn trong tham gia giao thông.
Sau 2 tiết dạy, các đại biểu tham dự hội thảo chuyên đề đã cùng nhau thảo luận về những thuận lợi, khó khăn của phương pháp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên.
Dạy tích hợp: Có giáo viên tuần 30-40 tiết, tuần không tiết nào
Để GV có thể dạy trọn vẹn môn tích hợp lớp 7, Hiệu trưởng 1 trường THCS cho biết phải năm sau mới thực hiện được, còn cần thời gian cho GV tự bồi dưỡng.
"Dạy được" và "dạy tốt" là khoảng cách khác nhau
Năm học 2022-2023 đã diễn ra gần 2 tháng, tình trạng thiếu giáo viên vẫn tồn tại ở nhiều địa phương như một bài toán khó tìm lời giải. Đáng nói, nhiều giáo viên, nhiều nhà trường vẫn đang loay hoay với việc giảng dạy các môn tích hợp: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bà N.T.H. - Hiệu trưởng một trường trung học cơ sở tại Hà Nội không giấu được nỗi lo lắng: "Biên chế của nhà trường hiện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu người học, nên trường phải hợp đồng thêm giáo viên. Yêu cầu của Sở Nội vụ hiện nay là giảm định biên dần, cũng đang gây thêm một phần khó khăn cho các trường.
Với chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên rất vất vả, bởi vì ngoài công tác giảng dạy như trước đây, các thầy cô phải tự bồi dưỡng chuyên môn, tự học thêm rất nhiều, đặc biệt với những môn học mới, chẳng hạn như các môn tích hợp (Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý), hay những nội dung mà các thầy cô cũng chưa được đào tạo bao giờ như Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục địa phương... Thực tế, dù đã tập huấn cho giáo viên, song, từ tập huấn đến thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều "khoảng trống".
Vậy nên, khó khăn là điều không thể tránh khỏi!".
Bà N.T.H. cũng giải thích thêm: "Một số trường vẫn dạy theo tiến trình như đã được vạch ra, thậm chí một số giáo viên có thể khẳng định " Tôi dạy được", nhưng đó sẽ chỉ là với lớp 6, lớp 7; còn đến khi lên lớp 8, lớp 9, kiến thức đi vào chuyên sâu thì chắc hẳn để "dạy tốt" là chuyện không dễ dàng, thậm chí khó mà làm được.
Giáo viên dạy môn tích hợp cần có thêm tiến trình tự học và bồi dưỡng kiến thức để đáp ứng chương trình (Ảnh minh họa: Bảo Thanh).
Bởi vì, một giáo viên chuyên giảng dạy môn Vật lý, hoặc Hóa học hay bất kỳ môn học nào, có thể 10-20 năm đứng lớp còn chưa chắc đã trở thành giáo viên giỏi, mà bây giờ yêu cầu giáo viên phải tự học thêm 1-2 môn nữa với những kiến thức thời phổ thông đã trôi qua nhiều năm. Thật sự là "đánh đố"!
Đáng lẽ, ngay từ đầu, chúng ta phải xác định rõ lộ trình, nếu đã biên soạn và phát hành sách giáo khoa mới thì phải đảm bảo đào tạo được giáo viên đáp ứng chương trình mới, sách mới.
Thứ hai, phải nghiên cứu tích hợp kiến thức thực sự, phân chia theo từng chủ đề, chuyên đề..., chứ không phải chỉ là sự lắp ghép cơ học như hiện nay".
"Nếu trường nào "áp" cho giáo viên thực hiện theo đúng quy định, thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề. Một là, nếu dạy theo tiến trình, sẽ có giáo viên một tuần phải dạy 30-40 tiết mà tuần khác lại không có tiết nào. Thứ hai, dạy theo cách chia từng phân môn, tức là giáo viên Vật lý sẽ dạy kiến thức Lý, giáo viên Hóa học sẽ dạy kiến thức Hóa, giáo viên Sinh học sẽ dạy kiến thức Sinh, như vậy, lại không thực hiện đúng tinh thần của chương trình tích hợp" - vị Hiệu trưởng phân tích.
Nữ Hiệu trưởng cho hay: "Cũng có ý kiến rằng sẽ "dạy được", tất nhiên là sẽ dạy được, kể cả đưa giáo viên dạy Vật lý sang dạy Ngữ văn, hay đưa giáo viên Ngữ văn sang dạy Toán cũng vẫn được, vì có sách giáo khoa rồi, cứ theo đó mà hướng dẫn, nhưng kiến thức ngoài sách thì sao?
Có rất nhiều cách dạy để nói rằng "dạy được", nhưng quả thực, nếu như giáo viên mà không có kiến thức, sẽ không mang lại hiệu quả, nếu không muốn nói rằng, sẽ làm hỏng cả một thế hệ học sinh".
Để một giáo viên dạy trọn vẹn môn tích hợp, phải có độ "trễ" một năm
Vị nữ Hiệu trưởng cũng cho biết: "Trong một cuộc họp với lãnh đạo Sở, Phòng, tôi đã đứng lên thú nhận rằng: " Tôi không cho giáo viên dạy theo đúng trình tự sách giáo khoa...".
Tôi lấy ví dụ, hiện tại, việc tích hợp môn Khoa học tự nhiên vẫn chỉ là sự lắp ghép cơ học, các kiến thức vẫn bị rời rạc từng chương, ứng với các môn khác nhau về Hóa học, Vật lý hay Sinh học.
Vì vậy, nếu bây giờ, bắt giáo viên phải dạy theo đúng trình tự sách giáo khoa (dạy nối tiếp), sẽ xảy ra tình trạng, một giáo viên có thể tuần này dạy 30 tiết, 40 tiết, nhưng tuần sau lại không dạy tiết nào".
Trước đây, có thời điểm quy định giáo viên không được dạy chéo môn, nhưng cách "tích hợp" như hiện tại đang biến là giáo viên trở thành dạy chéo môn. (Ảnh minh họa: Bảo Thanh).
Theo vị Hiệu trưởng, năm học 2021-2022, nhà trường không triển khai môn tích hợp theo hướng đó: "Năm học trước, tôi phân công giáo viên dựa trên thời lượng số tiết của 3 bộ môn Lý - Hóa - Sinh, để làm sao cân đối được giáo viên. Mỗi giáo viên của phân môn nào dạy phân môn đó, đảm bảo dạy được số tiết tương ứng với nhau trong một tuần.
Như vậy, trong năm học 2021-2022, các giáo viên phụ trách môn tích hợp vừa tiến hành dạy song song, vừa kết hợp đi bồi dưỡng thêm, thậm chí, giáo viên trong các tổ bộ môn sẽ dạy nhau. Để đến năm học này, khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai đến lớp 7, thì nhà trường qua quá trình làm quen một năm trước, đã có thể cho một giáo viên dạy cả 3 phân môn của môn tích hợp, nhưng chỉ mới áp dụng được với khối lớp 6.
Đặc biệt, chúng tôi cũng để giáo viên các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, tự xung phong. Thầy cô nào tự tin có thể dạy cả 3 phân môn, sẽ xếp vào dạy môn tích hợp.
Nhưng với lớp 7, nhà trường vẫn chưa thể thực hiện được một giáo viên dạy trọn vẹn cả môn tích hợp. Nhà trường vẫn xếp riêng từng phân môn, sau đó, căn cứ theo thời lượng của các phân môn để thay đổi, điều chỉnh thời khóa biểu, tức là, giáo viên môn nào, vẫn đảm nhiệm nội dung phân môn đó.
Nói chung, độ "trễ" với mỗi khối lớp là một năm. Như năm nay chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai đến lớp 7, chúng tôi mới bố trí được giáo viên tích hợp khối 6, các năm sau với từng khối cũng sẽ có thời gian trễ như vậy".
6 giải pháp gỡ rối cho các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở Các môn học tích hợp đã thực hiện gần một nửa chặng đường mà giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức dạy tích hợp là một bất cập rất lớn. Từ năm học 2020-2021, ngành Giáo dục bắt đầu triển khai giảng dạy lớp đầu tiên đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nếu so với cấp tiểu học, trung...