Hải Phòng: Người dân không lo khan hiếm hàng hóa
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Công Thương Hải Phòng đã yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại triển khai giải pháp đảm bảo đầy đủ các nguồn cung hàng hóa cho người dân.
Lượng hàng hóa tại siêu thị Big C rất dồi dào
Theo ghi nhận của PV, hiện tại các hệ thống siêu thị trên địa bàn TP Hải Phòng như Big C, Vinmart, Metro… đều rất đa dạng về nguồn cung nhu yếu phẩm. Các mặt hàng rau xanh, hoa quả, cá, thịt gia cầm, thịt lợn… được bày bán với chủng loại phong phú, tươi ngon.
Bà Vũ Thị Thu Hương – Giám đốc Big C cho biết, ngay khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, chuỗi siêu thị Big C đã nhận được chỉ đạo của TP Hải Phòng về việc đảm bảo hàng hóa dồi dào phục vụ cho người dân. Lượng người đổ về Big C mua sắm khá lớn, tăng khoảng 60 – 70% đối với các mặt hàng thiết yếu.
Video đang HOT
Người dân không lo khan hiếm hàng hóa. Ảnh chụp tại siêu thị Big C Hải Phòng
Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, tại Hải Phòng đối với các mặt hàng thiết yếu luôn dồi dào, mẫu mã da dạng, phong phú, chất lượng đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của người dân, giá cả ổn định.
Tại hệ thống siêu thị Vinmart, Co.opmart, MMMega sẽ hướng dẫn người dân mua hàng trực tuyến, áp dụng cho mỗi hóa đơn từ 200.000 đồng trở lên được miễn phí vận chuyển hàng hóa trong bán kính từ 5 – 10km… Đây cũng là cách tạo thuận lợi cho người dân nếu không thực sự cần thiết thì nên ở nhà mà vẫn có thể mua bán được những nhu yếu phẩm cần thiết.
Sở Công Thương Hải Phòng cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Điều chỉnh số lượng ca sản xuất, chế biến phù hợp với thực tế; không tập trung quá 10 người trong 1 ca sản xuất; hạn chế thấp nhất việc di chuyển của công nhân, người lao động từ Hải Phòng đi các địa phương khác.
Khu vực sản xuất kinh doanh cần khử khuẩn thường xuyên, trang bị dung dịch rửa tay diệt khuẩn; khuyến cáo khách hàng mua hàng phải đảm bảo giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang theo quy định.
Vĩnh Quân
Doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn tăng bất chấp dịch Covid-19
Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 3 tháng đầu năm nay của Việt Nam vẫn tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở TP.HCM
Tổng cục Thống kê nhận định hoạt động thương mại, dịch vụ trong 3 tháng đầu năm 2020 diễn ra kém sôi động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 1.2020 giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm ở hầu hết các thị trường, mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ.
Dù vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1.2020 vẫn đạt 1,24 triệu tỉ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 3 tháng đầu năm nay ước đạt 985.800 tỉ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 126.200 tỉ đồng, giảm 9,6%; doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 7.800 tỉ đồng, giảm 27,8% và doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 126.300 tỉ đồng, tăng 1,5% so với quý 1/2019.
Đồng thời, doanh thu viễn thông ước tính 3 tháng đầu năm 2020 đạt 98.100 tỉ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối tháng 3, tổng số thuê bao điện thoại đạt 129,2 triệu thuê bao, giảm 6% so với cùng thời điểm năm 2019. Trong đó, số thuê bao di động là 125,5 triệu thuê bao, giảm 5,9% và thuê bao truy nhập Internet băng thông rộng cố định ước tính đạt 15,2 triệu thuê bao, tăng 13%.
Một lĩnh vực nữa cũng gia tăng trong 3 tháng đầu năm nay là kinh doanh bảo hiểm. Số liệu thống kê cho thấy doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21% và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý 1.2020 đạt mức tăng cao, ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Các công ty bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp nhiều gói sản phẩm linh hoạt mang tính thời điểm, tăng các gói hỗ trợ nhằm thu thút khách hàng sở hữu các hợp đồng bảo hiểm phù hợp.
Trong khi đó, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tác động trực tiếp tới hoạt động vận tải quý đầu năm nay khiến vận tải hành khách đạt 1.190,7 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, vận tải hàng hóa đạt 435,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước...
Cao điểm mùa dịch, hàng hóa tại Hà Nội dồi dào, dân không cần tích trữ Người dân không cần tích trữ lương thực, hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành phố đã dự trữ nguồn thực phẩm đủ để cung ứng cho Hà Nội. Để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên toàn quốc, theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ...