Hải Phòng linh hoạt kế hoạch giảng dạy trực tiếp và trực tuyến
Đón năm học 2021-2022, ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã sẵn sàng phương án dạy học trực tiếp và trực tuyến để thích ứng với diễn biến của dịch COVID-19.
Đến thời điểm này, các nhà trường, thầy, cô giáo và học sinh đều phấn khởi chuẩn bị để đến trường học tập, bắt đầu những ngày đầu tiên của năm học mới từ ngày 6/9.
Học sinh ngồi học giãn cách đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19. Ảnh tư liệu: An Đăng/TTXVN
Mong chờ những buổi học trực tiếp
Gia đình chị Lê Thị Sen, phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân có hai con là học sinh lớp 8 và học sinh lớp 4. Những ngày qua, ba mẹ con háo hức chuẩn bị đồ dùng học tập, bọc sách vở, sẵn sàng cho một năm học mới. “Sau hơn 4 tháng học sinh Hải Phòng tạm dừng đến trường do dịch bệnh và nghỉ hè, sang tuần tới các con sẽ được trở lại trường học, gặp gỡ thầy, cô giáo và bạn bè”, chị Lê Thị Sen vui vẻ chia sẻ.
Cháu Trần Khôi Nguyên, con trai chị Sen hào hứng khoe hộp bút mới, sách vở mới và kể, học trực tuyến, các bạn trong lớp vẫn trả lời câu hỏi của cô giáo, làm bài tập nhưng không vui bằng học ở trường. Khi gặp nhau trực tiếp, ngoài việc học các bạn còn kể cho nhau nghe nhiều chuyện, tham gia trò chơi cùng nhau.
Cô Trần Thị Lợi, giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Lê Chân cho biết, dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh do khi học trực tuyến, giáo viên khó có thể kèm cặp, nhắc nhở từng em. Dù đã quán triệt phương án giảng dạy năm học 2021-2022 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng là linh hoạt giữa trực tiếp và trực tuyến tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh, song cô Trần Thị Lợi luôn mong muốn, năm học này, cả thầy, cô giáo và học sinh liên tục được tương tác trực tiếp trong những giờ dạy và học.
Video đang HOT
Cùng tâm tư, cô giáo Vũ Thị Thúy Hằng, Trường Tiểu học An Lư, huyện Thủy Nguyên, Tổ trưởng chuyên môn khối 1 tâm sự: Điều lo lắng của các giáo viên lớp đầu khối năm học 2021-2022 là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 các con lớp 5 tuổi học mầm non chưa được làm quen hết với bảng chữ cái và số để bắt kịp ngay với nền nếp của học sinh lớp 1. Như vậy, các thầy, cô giáo sẽ phải dành nhiều thời gian, sức lực để truyền đạt kiến thức cũng như rèn các thói quen của học sinh bậc tiểu học cho các con.
Tận dụng “thời gian vàng”
Theo kế hoạch mới nhất của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Lễ khai giảng năm học 2021-2022 sẽ tổ chức thống nhất trên toàn thành phố vào ngày 5/9, với tinh thần trang trọng, an toàn, ngắn gọn và thiết thực. Về thời gian dạy và học, các nhà trường, cơ sở giáo dục, các trung tâm và đơn vị liên quan hoạt động trở lại từ ngày 6/9/2021.
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp, xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch COVID-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.
Để đảm bảo an toàn trường học trước ngày khai giảng năm học 2021-2022, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho tất cả cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên và người lao động của các nhà trường, cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan (cả công lập và ngoài công lập), bắt đầu từ ngày 1/9 và hoàn thành trước ngày 5/9, chi phí do thành phố chi trả.
Theo ông Đỗ Văn Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, đến thời điểm này, Hải Phòng là một trong những địa phương kiểm soát tốt dịch COVID-19, do đó học sinh của thành phố sẽ đến trường học trực tiếp. Ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đang tranh thủ “thời gian vàng” này để giảng dạy trực tiếp ở tất cả các khối lớp. Các nhà trường sẽ dạy tăng buổi để đảm bảo chương trình. Toàn ngành đều sẵn sàng để đón năm học mới.
Cùng với kế hoạch giảng dạy trực tiếp, để chủ động ứng phó với điều kiện dịch bệnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã cấp tài khoản dạy và học trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams cho toàn bộ giáo viên và học sinh từ khối 3 đến khối 12 để các thầy, cô giáo và học sinh cùng làm việc trên một nền tảng. Đối với học sinh khối 1 và 2, việc học trực tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn nên các nhà trường dùng các hình thức khác như quay video các bài học gửi qua các kênh truyền thông để phụ huynh đồng hành với giáo viên hướng dẫn con học tập.
Theo thống kê sơ bộ, trong năm học 2021-2022, toàn thành phố Hải Phòng có trên 510.000 học sinh các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông. Những năm qua, Hải Phòng luôn nằm trong top đầu của cả nước về chất lượng học sinh giỏi. Hơn 20 năm liên tục, Hải Phòng có học sinh giành huy chương quốc tế. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững.
Thành tích này đến từ sự nỗ lực của các thày, cô giáo, học sinh, cha mẹ các em và không thể không kể đến sự động viên, khuyến khích kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần bằng những chính sách cụ thể của thành phố Hải Phòng. Trong 3 năm qua, Hải Phòng đã khen thưởng mức cao nhất là 500 triệu đồng đối với các thầy, cô giáo và học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy và học. Từ năm học 2020-2021, thành phố Hải Phòng đã triển khai chính sách hỗ trợ 100% học phí đối với toàn bộ học sinh mầm non và học sinh từ bậc học trung học cơ sở đến bậc học trung học phổ thông. Hàng năm, thành phố đều tổ chức lễ vinh danh học sinh giỏi, học sinh thủ khoa trước thềm năm học mới.
Năm học 2021-2022, Thanh Hóa tổ chức hoạt động giáo dục theo 3 cấp độ
Trong năm học mới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức hoạt động giáo dục theo 3 cấp độ để phòng, chống dịch với các hình thức dạy học trực tiếp, dạy trực tuyến hoặc qua truyền hình.
Học sinh học trực tuyến tại nhà. Ảnh minh họa. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vừa có văn bản về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 và chuẩn bị các điều kiện, phương án tổ chức hoạt động giáo dục năm học 2021-2022 trong tình hình mới.
Tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức hoạt động giáo dục theo 3 cấp độ để phòng, chống dịch.
Ở cấp độ 1 - trên địa bàn chưa thực hiện giãn cách xã hội, học sinh đến trường bình thường, các cơ sở giáo dục tranh thủ thời điểm đang kiểm soát được dịch bệnh, tập trung nguồn lực, tăng thời lượng dạy học để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình giáo dục.
Các nhà trường tăng tiết, tăng buổi, trước mắt là dạy học cả ngày thứ Bảy, có thể kết hợp hình thức online, qua truyền hình, giao bài tập qua hình thức OTT (mọi người liên lạc và giao tiếp với nhau dựa trên nền tảng Internet). Các nhà trường tạm thời chưa tổ chức dạy thêm, học thêm tại trường học.
Cấp độ 2 - trên địa bàn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15/CT-TTg, các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 2 ca/ngày sáng và chiều, mỗi ca bố trí chỉ 50% học sinh đến trường.
Các nhà trường tập trung dạy học những nội dung cốt lõi, các nội dung khác tổ chức dạy bù khi có điều kiện; kết hợp hình thức online, qua truyền hình, giao bài tập qua hình thức OTT.
Cấp độ 3 - trên địa bàn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, học sinh tạm dừng đến trường, hoạt động giáo dục chỉ tổ chức bằng hình thức online hoặc qua truyền hình, kết hợp giao bài tập qua hình thức OTT. Riêng giáo dục tiểu học chỉ đặt mục tiêu duy trì trạng thái học tập cho học sinh.
Theo ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, cùng với việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo 3 cấp độ, để đảm bảo an toàn và chủ động phòng chống, dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học khẩn trương tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.
Thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, tổ chức thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và cơ quan quản lý nếu thiếu trách nhiệm, để xảy ra dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.
Các cơ sở giáo dục tiếp tục quán triệt đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học và các bậc phụ huynh nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành trong phòng, chống dịch, các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống dịch COVID-19.
Các đơn vị tuyên truyền, khuyến cáo cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh không đi, đến các vùng có dịch đã được công bố trong tỉnh và trên cả nước; không tổ chức dạy thêm, học thêm trực tiếp tại trường và tại nhà để đảm bảo an toàn cho năm học mới ./.
Nhiều tỉnh thành quyết định không tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1, có phương án thay thế như sau Học sinh chưa có kĩ năng cần thiết để học trực tuyến và làm chủ phương tiện CNTT; trẻ nhỏ tiếp cận phương tiện CNTT sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm sinh lý... là một trong những lý do tỉnh thành này không tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1. Trước diễn biến phức tạp của đại...