Hai nữ sinh ngành kinh tế chọn Grab và Now làm mô hình nghiên cứu
Niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã giúp Phương Quỳnh và Thu Hương gặt hái được những thành công trên con đường chinh phục những giải thưởng lớn.
Đạt giải Nhất giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ và giải khuyến khích Giải thưởng Euréka năm 2020, đôi bạn Nguyễn Hồ Phương Quỳnh và Trương Thị Thu Hương (cùng lớp 42K12.2-CLC – Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng) đã đặt những viên gạch đầu tiên trong hành trình chinh phục khoa học.
Đôi bạn Nguyễn Hồ Phương Quỳnh (bên trái) và Trương Thị Thu Hương cùng chung niềm đam mê nghiên cứu khoa học khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Ảnh: TH
Đề tài “Understanding the effect of social media advertising value on brand image and purchase intention” đã được Hội đồng đánh giá cao bởi tính áp dụng cao trong thực tiễn.
Chia sẻ về niềm vui này, Phương Quỳnh nói: ” Khi nghe tin được nhận giải Nhất Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ thì em đang ở hội đồng thi bên Euréka.
Cảm xúc vỡ òa và em vẫn không tin cho đến khi em nhận được nhiều tin nhắn chúc mừng hơn”.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp mới hiện nay đang áp dụng nguyên tắc của kinh tế chia sẻ góp phần khắc họa rõ nét sự dịch chuyển từ cách kinh doanh thương mại truyền thống sang chia sẻ nguồn lực.
Qua đó, nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng, Phương Quỳnh và Thu Hương xuất phát từ chuyên ngành Marketing đã tiếp cận và tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng trong thời đại công nghệ số.
Video đang HOT
“Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng và tác động của chúng lên giá trị quảng cáo mạng xã hội.
Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định ảnh hưởng của giá trị quảng cáo trên mạng xã hội đối với hình ảnh thương hiệu và ý định mua hàng của khách hàng”, Phương Quỳnh cho biết thêm.
Nói về việc chọn hai thương hiệu Grab và Now làm mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cho rằng hai hãng công nghệ phụ thuộc phần lớn vào điện thoại thông minh để triển khai dịch vụ và kết nối với người tiêu dùng.
Đồng thời, khách hàng của các hãng công nghệ có sự tương đồng về nhân khẩu học với các đối tượng sử dụng mạng xã hội.
Trong một năm thực hiện đề tài, khó khăn lớn nhất là lần đầu tiên tiếp xúc với nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, bên cạnh đó dịch bệnh bùng phát cũng gây trở ngại cho việc khảo sát số liệu thực tế.
Đối diện với khó khăn, cùng với sự nỗ lực của bản thân, Phương Quỳnh và Thu Hương đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa.
“Từ những kỹ năng cơ bản để thực hiện đề tài nghiên cứu như: cách đọc một nghiên cứu, cách viết, cách lập luận, cách phân tích dữ liệu, cách viết tài liệu tham khảo…
Cho đến hình thành tư duy phản biện, kỹ năng research… các thầy, cô luôn đồng hành để nhóm tự tin hơn để hoàn thiện đề tài và trình bày, phản biện xuất sắc trước các hội đồng.
Các thầy cô đều là những người dày dặn kinh nghiệm trong nghiên cứu nên đã giúp cho sinh viên có cái nhìn khách quan hơn về làm nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc và cập nhật xu hướng nghiên cứu theo tính cấp thiết trong cuộc sống”, Thu Hương chia sẻ.
Cũng chính nhờ “đòn bẩy” đó giúp Phương Quỳnh từ ấn tượng ban đầu về nghiên cứu khoa học là môn học “vừa cứng vừa khô khan” đã trở thành một sở thích nghiêm túc của mình.
Nghiên cứu khoa học đã đem những giá trị thực tiễn cho cuộc sống, đồng thời giúp người trẻ phát triển tư duy phản biện, kỹ năng research thông tin và kỹ năng phân tích tổng hợp – 3 kỹ năng sinh viên thường yếu nhất.
Ngoài ra, việc viết nghiên cứu giúp sinh viên rèn luyện tính kiên nhẫn, cách lập lập logic và cách chọn lọc từ ngữ để truyền tải nội dung đầy đủ nhất cho người đọc.
Xem nghiên cứu khoa học như một sở thích nghiêm túc, Phương Quỳnh và Thu Hương mong muốn phát triển đề tài theo hướng áp dụng trí tuệ nhân tạo trong việc thu thập mẫu để củng cố mô hình nghiên cứu của mình.
Từ đó, mang lại giá trị về lý thuyết và thực tiễn cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0.
ĐH Kinh tế Đà Nẵng giành giải Nhất cuộc thi phòng chống HIV/AIDS
Xuất sắc vượt qua 5 đối thủ, đội thi đến từ trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) giành giải nhất cuộc thi Tìm hiểu công tác phòng, chống HIV/AIDS cho sinh viên năm 2020.
Xuất sắc vượt qua 5 đối thủ, đội thi đến từ ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) giành giải nhất cuộc thi Tìm hiểu công tác phòng, chống HIV/AIDS cho sinh viên năm 2020
Tối 10/12, Đoàn Thanh niên Đại học Đà Nẵng tổ chức cuộc thi Tìm hiểu công tác phòng, chống HIV/AIDS cho sinh viên năm 2020, cuộc thi thu hút sự quan tâm của hàng trăm sinh viên các đơn vị trực thuộc.
Đây là hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12). Cuộc thi năm nay là sự tranh tài của 6 đội thi đến từ các đơn vị các trường thành viên: Trường ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế, ĐH Sư phạm, ĐH Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐH CNTT&TT Việt Hàn và Khoa Y dược - ĐH Đà Nẵng.
Các đội thi sân khấu hóa các thông điệp phòng chống HIV/AIDS
Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa, mỗi đội có 5 thành viên tham gia lần lượt và các phần thi: Chào hỏi, Kiến thức và Hùng biện. Ở phần thi Chào hỏi, các đội lần lượt diễn các vở kịch gửi gắm thông điệp về tuyên truyền HIV/AIDS trong thời gian quy định.
Trong phần thi Kiến thức, các đội trả lời câu hỏi kiến thức về HIV/AIDS và công tác phòng chống bằng cách giơ bảng. Phần thi Hùng biện là màn thuyết trình của mỗi đội về chủ đề cuộc thi.
Nội dung cuộc thi bao gồm các kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS, luật và công tác phòng chống HIV/AIDS ở nước ta trong thời gian qua...
Theo anh Lê Đình Quang Phúc, Bí thư Đoàn Thanh niên ĐH Đà Nẵng, Cuộc thi là sự kiện quy mô và có ý nghĩa, đánh dấu cột mốc 30 năm Việt Nam đương đầu với đại dịch HIV/AIDS.
"Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong phòng chống HIV/AIDS. Thủ tướng Chính phủ cũng đã thông qua Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS hướng đến chấm dứt dịch bệnh này vào năm 2030. Bởi vậy, cuộc thi là dịp để các bạn sinh viên nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng, chống HIV/AIDS, có lối sống tích cực, biết giữ gìn bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội", anh Phúc cho hay.
Chung cuộc, đội thi đến từ trường ĐH Kinh tế giành giải nhất cuộc thi, giải nhì thuộc về đội thi đến từ trường ĐH Sư phạm, giải ba thuộc về trường ĐH Bách Khoa và trường ĐH Sư phạm kỹ thuật. 2 giải khuyến khích thuộc về KHoa Y Dược (trường ĐH Đà Nẵng) và trường ĐH CNTT&TT Việt - Hàn.
Nghiên cứu dòng chảy văn hóa dân gian trong Rap Việt giành giải Nhì Euréka Với định hướng đi theo con đường nghiên cứu, ngay từ năm thứ hai, Tiến đã vạch ra lộ trình cho mình. Nghiên cứu về rap ở Việt Nam rất ít người đề cập và văn hóa dân gian trong Rap Việt giai đoạn 2010 - 2020 lại càng hiếm hơn. Sau một năm tìm tòi và nghiên cứu nhạc rap theo hướng...