Hai nam sinh lớp 11 Hà Nội khởi nghiệp với dự án đáng nể!
Kinh nghiệm của nam sinh giành giải Nhì cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp là khi đứng trước áp lực, đừng lo sợ và hãy cố gắng hết mình vì mục tiêu thì chắc chắn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Mới đây, đề tài “ Signtegrate- giải pháp hỗ trợ giao tiếp dành cho người khiếm thính tại Việt Nam bằng ứng dụng dịch thuật ngôn ngữ ký hiệu sử dụng trí tuệ nhân tạo” do nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam thực hiện đã xuất sắc giành giải Nhì toàn quốc tại cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Được biết, Nguyễn Tài Minh và Phạm Ninh Giang – học sinh lớp 11 Toán 2 Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam chính là tác giả của ý tưởng khởi nghiệp trên.
Hai bạn Nguyễn Tài Minh và Phạm Ninh Giang
Nói về ý tưởng khởi nghiệp của mình, Tài Minh cho biết: “Ý tưởng phát triển “Signtegrate” bắt nguồn từ một người em hàng xóm của em bị khiếm thính từ nhỏ, em chơi rất thân với em và thường xuyên dạy học cho em ấy.
Qua quá trình tiếp xúc và học tập cùng nhau, em đã quan sát thấy em gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và điều đó đã gây ảnh hưởng tới sự tự tin cũng như khả năng hòa nhập của em ấy với cộng đồng.
Chính vì vậy, khi đã có đủ khả năng và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của thầy cô và gia đình, em đã quyết định phát triển ứng dụng “Signtegrate” để có thể phần nào giúp ích cho cộng đồng người khiếm thính tại Việt Nam và những người như em hàng xóm của em sẽ được hòa nhập tốt nhất”.
Trong quá trình nghiên cứu và phát triển ý tưởng khởi nghiệp có tên “Signtegrate”, Tài Minh và Ninh giang đã gặp phải không ít khó khăn.
Video đang HOT
“Đối với em, điều khó khăn nhất đó chính là phần thu thập dữ liệu, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh, rất khó để có thể tìm và mời các chuyên gia cung cấp dữ liệu cho ứng dụng.
Sau đó, em và Ninh Giang đã may mắn tìm được một người để giúp đỡ giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, nếu chỉ một người thao tác thì vẫn là chưa đủ bởi bọn em cần nhiều người hơn để nhân rộng mẫu số liệu.
Cuối cùng, chính em và Giang đã tự học ngôn ngữ kí hiệu và quay lại các thao tác để phục vụ công tác huấn luyện mô hình cho “Signtegrate”. Chúng em đã vượt qua được những rào cản này là nhờ có sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè và thầy cô”, Tài Minh tâm sự.
Ngoài ra, trong suốt quá trình theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp thì khối lượng công việc lớn và dồn dập, nhất là khoảng thời gian cuộc thi sắp diễn ra khiến cho cả Tài Minh và Ninh Giang đều rất lo lắng nhưng cả hai đều nỗ lực vượt qua một cách xuất sắc.
Tài Minh nhớ lại: “Ngày thuyết trình cho cuộc thi, em đã không dám ăn sáng để dành thời gian ôn lại bài thuyết trình cho thật kĩ lưỡng. Khi thuyết trình trước nhiều người, em cũng rất lo lắng và cứ nghĩ là sẽ không thể hoàn thành tốt nhưng sau cùng, tất cả đều đạt được kết quả ngoài mong đợi nên em rất vui”.
Nguyễn Tài Minh và Phạm Ninh Giang thuyết trình ý tưởng khởi nghiệp.
Còn Ninh Giang thì tâm sự, một trong những chướng ngại mà cậu đã gặp phải đó là phần lập trình ứng dụng. Đôi lúc việc lập trình có thể xảy ra những sai sót không thể tránh khỏi và việc sửa lại khá là khó khăn.
“Ngoài ra, bản thân em thấy khá áp lực vì lo rằng ứng dụng của bọn em sẽ không được tốt bằng các sản phẩm khác cùng làm về công nghệ và “Signtegrate” không đủ sức thuyết phục ban giám khảo.
Chướng ngại nữa là bản thân em cũng không quá am hiểu về mảng kinh tế mà chỉ có kiến thức về công nghệ thôi. Để có thể trả lời những câu hỏi của ban giám khảo trong quá trình thuyết trình về ý tưởng khởi nghiệp thì em cũng đã phải dành ra một khoảng thời gian rất lâu để luyện tập để có được sự tự tin và có thể thuyết phục ban giám khảo.
Và sau tất cả, kinh nghiệm em rút ra được là khi đứng trước áp lực, đừng lo sợ và hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, cố gắng hết mình vì mục tiêu thì chắc chắn sẽ nhận được thành quả xứng đáng”, Ninh Giang chia sẻ.
Nói về kế hoạch cho tương lai, Tài Minh cho biết sẽ sớm lên kế hoạch khởi nghiệp, hoàn thành sản phẩm và tìm kiếm nhà đầu tư để có thể ra mắt “Signtegrate”.
Bên cạnh đó, hai bạn trẻ cũng đã thành công kết nối được với các bác sĩ và các nhà đầu tư tiềm năng là ban giám khảo tại cuộc thi.
“Em rất hi vọng những dự định trong tương lai sẽ diễn ra tốt đẹp để “Signtegrate” sớm có thể giúp cho cộng đồng người khiếm thính tại Việt Nam dễ dàng hòa nhập với xã hội”, Tài Minh nói.
Khóa đào tạo kỹ năng về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp cho sinh viên EPU
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021".
Tối 8/12/2021, Trung tâm Hỗ trợ việc làm và Khởi nghiệp phối hợp cùng Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Điện lực tổ chức thành công khóa đào tạo kỹ năng về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trên nền tảng trực tuyến.
Trung tâm Hỗ trợ việc làm và Khởi nghiệp phối hợp cùng Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Điện lực tổ chức thành công khóa đào tạo kỹ năng về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trên nền tảng trực tuyến.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021".
Khóa đào tạo dành cho sinh viên EPU với mục đích trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo.
Các đội thi được hỗ trợ, hướng dẫn phát triển và hoàn thiện ý tưởng, dự án của mình để đạt được kết quả cao nhất trong Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021".
Diễn giả của khóa đào tạo là ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc Ươm tạo - BK Holdings, Giám đốc quản lý quỹ BK Fund, chuyên gia hàng đầu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Về phía nhà trường có sự tham dự của ông Chu Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ việc làm và Khởi nghiệp, Bí thư Đoàn trường và các thầy cô cố vấn cuộc thi.
Diễn giả của khóa đào tạo là ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc Ươm tạo - BK Holdings, Giám đốc quản lý quỹ BK Fund, chuyên gia hàng đầu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Khóa đào tạo thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia. Với sự chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm chuyên môn một cách nhiệt tình, ông Phạm Tuấn Hiệp đã mang đến rất nhiều kiến thức, góc nhìn thực tế về các ý tưởng, dự án của các đội tham gia dự thi.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021".
Khóa đào tạo đã kết thúc thành công tốt đẹp và các đội thi sẵn sàng bước vào vòng Bán kết và Chung kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021" sắp diễn ra.
Đưa chuỗi chương trình tư vấn hướng nghiệp đặc biệt tiếp cận 150 trường Năm 2021, chuỗi chương trình "Tư vấn hướng nghiệp, việc làm và khởi nghiệp (Career Trip) của Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ thanh thiếu niên Hà Nội (CSS) đã triển khai tại 120 trường trung học, đại học tại 13 tỉnh, thành phố dự kiến tiếp cận thêm 150 trường trong năm 2022. Ký thỏa thuận hợp tác đồng...