Hài hòa lợi ích

Theo dõi VGT trên

Theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Hài hòa lợi ích - Hình 1

Ảnh minh họa/INT

Cấp học này có các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (mọi học sinh đều phải học, tham gia); môn học lựa chọn (môn học được học sinh chọn theo định hướng nghề nghiệp); môn học tự chọn (môn học không bắt buộc, được học sinh chọn theo nguyện vọng).

Cụ thể, chương trình THPT có 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và nghệ thuật. Học sinh chọn 5 môn từ 3 nhóm trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học. Ngoài ra, các môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học. Ở lớp 10, lớp 11 và lớp 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học, vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường.

Như vậy, ngay trong Chương trình GDPT 2018, việc xây dựng các tổ hợp môn học đã được lưu ý trên cả 2 vế: “Nhu cầu người học” và “điều kiện về về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường”. Việc hài hòa được cả 2 vế này là vô cùng quan trọng. Nếu chỉ căn cứ theo nguyện vọng của học sinh, nguy cơ “vỡ trận” có thể xảy ra bởi xuất hiện rất nhiều tổ hợp, vượt ngoài khả năng của nhà trường. Ngược lại, nếu chỉ căn cứ trên những gì nhà trường có, mục tiêu phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm cơ hội tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động khó có thể thực hiện được.

Làm sao để có thể hài hòa được cả 2 yếu tố này? Chương trình GDPT 2018 chỉ quy định tổng số tiết/năm học; nhà trường được giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của trường phù hợp với điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất và định hướng phát triển. Nhiều cơ sở giáo dục có sáng kiến thực hiện khảo sát nguyện vọng thực tế tại trường THCS có nhiều học sinh đăng ký thi tuyển sinh vào trường. Từ phân tích kết quả khảo sát và thực tiễn đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng một số mô hình lớp với các tổ hợp tự chọn. Việc công khai tổ hợp các môn học trước khi tuyển sinh, do đó phải là yêu cầu bắt buộc để học sinh biết, lựa chọn. Điều này đã không ít lần được đại diện Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Dự báo, năm học 2022 – 2023, tổ hợp các môn học sẽ chủ yếu tập trung theo các khối thi/xét tuyển đại học truyền thống, vì học sinh lớp 9 vẫn theo học theo chương trình 2006. Có thể thấy, hầu hết trường THPT đều quan tâm đến tổ hợp thi/xét tuyển đại học trong tương lai để định hướng xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn; đây cũng là quan tâm của đa số học sinh khi lựa chọn tổ hợp. Cũng dự báo nhiều trường sẽ từng bước điều chỉnh theo các các tổ hợp (cơ bản) thi/xét tuyển của các trường đại học, coi đó là yêu cầu “đầu ra”, đáp ứng nguyện vọng định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Với bất cứ vấn đề gì, lần đầu tiên thực hiện khó tránh khỏi lúng túng. Việc xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn ở lớp 10 cũng không ngoại lệ. Bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo, trách nhiệm, quyết liệt, để bảo đảm điều kiện tốt nhất cho chương trình mới; việc đồng hành, tư vấn, định hướng để các em chọn được tổ hợp phù hợp (chọn cả tổ hợp, không phải từng môn theo sở thích) là không thể thiếu. Thực hiện điều này cần sự vào cuộc của cả nhà trường và cha mẹ học sinh. Chọn đúng tổ hợp để tập trung học xuyên suốt trong 3 năm THPT là bước khởi đầu vô cùng quan trọng, giúp các em phát triển được năng lực, sở trường, đặt nền móng vững chắc cho giai đoạn sau THPT.

Video đang HOT

Có 108 tổ hợp, các trường như 'ngồi trên đống lửa'chờ hướng dẫn từ Bộ Giáo dục

Việc có đến 108 cách chọn tổ hợp môn trong chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 10 sẽ khiến cho học sinh, giáo viên gặp nhiều rối rắm khi lựa chọn.

Từ năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu áp dụng cho bậc trung học phổ thông đối với lớp 10.

Theo đó, thay vì phải học 13 môn như hiện nay, học sinh chỉ phải học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương.

Các môn học tự chọn là: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Ba nhóm môn học để lựa chọn 5 môn gồm: Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật), Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học và Nghệ thuật).

Riêng môn Nghệ thuật sẽ bao gồm 2 phân môn là Âm nhạc, Mỹ thuật thì học sinh chỉ cần chọn học 1 trong 2 phân môn này (sẽ được tính là 1 môn).

Trừ ngoại ngữ thì tất cả các môn học đều xây dựng các cụm chuyên đề. Mỗi học sinh sẽ phải chọn để học 3 cụm chuyên đề, cùng với các môn học bắt buộc và môn học lựa chọn.

Với việc tổ chức chương trình, phân phối các môn học như trên, sẽ có tới 108 cách lựa chọn tổ hợp để cho học sinh chọn. Do có quá nhiều lựa chọn nên các chuyên gia, thầy cô lo ngại có thể sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều môn/tổ hợp môn được nhiều học sinh lựa chọn và ngược lại.

Có 108 tổ hợp, các trường như ngồi trên đống lửachờ hướng dẫn từ Bộ Giáo dục - Hình 1

Việc quá nhiều tổ hợp môn tự chọn sẽ gây khó khăn cho học sinh, giáo viên (ảnh minh họa: P.L)

Việc này cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng thừa/thiếu giáo viên tương ứng theo sự lựa chọn của học sinh đối với số môn/tổ hợp môn.

Khó đảm bảo nguồn nhân lực khi triển khai

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện chỉ còn khoảng 5 tháng nữa để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của lớp 10.

Các trường hiện nay như là "ngồi trên lửa" để chờ hướng dẫn cụ thể từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, để triển khai thực hiện, còn phụ huynh và học sinh vẫn chưa thể hiểu mình sẽ chọn gì, học gì trong vòng 3 năm học cuối cấp bậc trung học phổ thông

Thầy Huỳnh Thanh Phú đã nói rằng, có quá nhiều tổ hợp môn tự chọn, nên phụ huynh, học sinh rối rắm là điều hiển nhiên, ngay cả đối với những người làm trong ngành đôi lúc còn cảm thấy hoang mang.

Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Du khẳng định, khó có thể đảm bảo nguồn nhân lực khi triển khai là điều có thể xảy ra.

"Học sinh được học các môn bắt buộc, được lựa chọn 5 môn trong 3 nhóm môn có thể dẫn đến tình trạng học sinh chọn nhiều môn khác nhau, tạo ra sự chênh lệch số lượng học sinh giữa các môn. Điều này sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong sắp xếp nhân sự, giáo viên của trường học.

Môn nào ít học sinh lựa chọn thì có thể dẫn đến tình trạng thừa giáo viên, không thể tránh khỏi chuyện một lớp học chỉ có vài học sinh, và cũng có những môn học sẽ có rất đông học sinh mà đội ngũ giáo viên lại có thể không đáp ứng. Như vậy sẽ xảy ra tình trạng thừa - thiếu một cách cục bộ", thầy Phú nói.

Ngoài ra, thầy Huỳnh Thanh Phú còn cho hay, nhiều môn học mới còn có thể xảy ra chuyện khó khăn khi tuyển giáo viên.

Một khía cạnh khác mà thầy Phú cũng đề cập đến, đó là vấn đề học sinh được lựa chọn hay bỏ môn học.

Theo thầy Phú, những nước trên thế giới luôn đề cao môn Lịch sử, nhưng ở chương trình mới thì lại đưa môn này vào lựa chọn. Vậy phải giáo dục lòng yêu nước, nguồn cội của dân tộc, lịch sử của đất nước, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của của ông cha ta như thế nào, nếu các em học sinh không chọn học môn này?

Muốn đẩy nhanh quá trình triển khai chương trình mới, thầy Huỳnh Thanh Phú đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công bố kho học liệu, bài giảng e-learning mẫu để các giáo viên nghiên cứu và học hỏi.

Việc chọn sách giáo khoa nên để cho các trường quyết định, thay vì như hiện nay. Bên cạnh đó, học sinh chọn môn học thì cũng cần gắn liền với định hướng thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, nên Bộ cũng cần sớm có định hướng làm nền tảng để phụ huynh, học sinh lựa chọn.

Không có chuyện một môn cả 3 năm không học

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Hoàng Thị Hảo - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Đào Sơn Tây, thành phố Thủ Đức cho biết, hiện giáo viên của trường đang nghe giới thiệu sách giáo khoa, sau đó mới có đề xuất sử dụng bộ sách giáo khoa nào, rồi Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố sẽ có định hướng.

Theo cô Hoàng Thị Hảo, việc lựa chọn tổ hợp môn dựa trên nguyện vọng của học sinh lớp 10 khi trúng tuyển vào trường, dựa trên cơ cấu và năng lực của giáo viên từng trường.

Nếu đáp ứng hết theo nguyện vọng và sự lựa chọn của học sinh, thì có thể xảy ra tình trạng dư giáo viên ở một số môn.

Ngoài việc học các môn bắt buộc, môn tự chọn thì trong chương trình còn có học theo các chuyên đề, dạy theo những môn còn lại.

Cô Hoàng Thị Hảo khẳng định: "Hoàn toàn không có chuyện một môn nào đó mà trong suốt 3 năm trung học phổ thông học sinh không phải học, vì giáo dục là phải toàn diện".

Trong khi đó, cô Vũ Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, quận 1 thì lại không phải băn khoăn việc học sinh sẽ chọn quá nhiều tổ hợp môn, gây xáo trộn, mà là lo lắng việc có thể học sinh sẽ chọn quá nhiều môn Tin học, bỏ rơi môn Công nghệ.

Song song đó, cô Dung cho biết, sẽ có thêm một khó khăn nữa là tìm giáo viên dạy Mỹ thuật và Âm nhạc là không dễ có.

Người đứng đầu trường trung học phổ thông Bùi Thị Xuân nói, trong năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, trường dự định sẽ chỉ thực hiện việc dạy Mỹ thuật.

"Còn với giáo viên dạy Âm nhạc, trường cũng đã tính đến phương án mời giáo viên tiểu học nhưng giáo viên phải có bằng đại học để về dạy Âm nhạc, để có sự bài bản, chuyên nghiệp, nhưng phải một năm học sau đó nữa mới thực hiện việc này" - cô Vũ Thị Ngọc Dung chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Jayce gợi nhắc đến 2 siêu anh hùng đình đám của DC và Marvel

Mọt game

09:55:38 18/11/2024
Jayce có thể là một nhân vật thực sự liêm và thậm chí anh còn gợi nhắc đến hình ảnh của 2 siêu anh hùng nổi tiếng của vũ trụ DC và Marvel.

Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài

Sao việt

09:44:27 18/11/2024
Qua những địa điểm và chi tiết tương đồng trong ảnh cá nhân của Đình Tú và Ngọc Huyền, fan của cả hai chắc chắn họ đã đánh lẻ du lịch ngọt ngào cùng nhau.

'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Du lịch

09:43:24 18/11/2024
Đường lên núi Ba Vì ken đặc xe cộ của các bạn trẻ. Thời tiết đẹp cùng với mùa hoa dã quỳ đang độ rực rỡ nhất đã thu hút đông đảo du khách đến đây.

Bạn trai lọt top hấp dẫn nhất hành tinh nhưng lại lười tắm, Selena Gomez phản ứng thế nào?

Sao âu mỹ

09:41:06 18/11/2024
Bạn trai Selena Gomez lại có phát ngôn gây tranh cãi về chuyện tắm rửa. Nhà sản xuất âm nhạc này khẳng định bản thân vẫn sạch sẽ nhưng không thích tắm mỗi ngày.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

Uncat

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

Thế giới

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Huỳnh Tú Anh hóa Cám trên sàn diễn

Thời trang

08:15:23 18/11/2024
Quán quân The Face Huỳnh Tú Anh trong vai trò vedette với trang phục ấn tượng cùng hình ảnh nhân vật Cám đa nhân cách trong chiếc mặt nạ cầu kỳ.

Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'

Sao châu á

08:12:44 18/11/2024
Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn nữ hoàng cảnh nóng ; Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ nói về tin đồn săn trai trẻ.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.