Hai giải pháp trị mụn vĩnh viễn
Nếu điều trị mụn không đúng cách, có thể khiến khuôn mặt chịu những di chứng nặng nề, khó khắc phục hơn như: sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo lõm… Vì vậy nhiều người thường tìm đến các phương pháp trị mụn an toàn và hiệu quả.
Các giải pháp sau đây sẽ giúp bạn có thể trị mụn vĩnh viễn:
Trị tận gốc
Theo xu thế mới trên thế giới, đặc biệt là tại những nơi có công nghệ làm đẹp rất phát triển như Italy, Mỹ, Pháp, Hong Kong… thì phương pháp trị mụn nhờ công nghệ PTF được cho là an toàn và hiệu quả. Không chỉ có khả năng điều trị mụn tận gốc, công nghệ này còn không gây ra các tổn thương cho da. Đặc biệt, PTF còn có khả năng chăm sóc da ngay trong quá trình điều trị, giúp da săn chắc và mịn màng hơn.
Công nghệ PTF sử dụng các bước sóng chuyên biệt và an toàn được chỉ định cụ thể trong điều trị mụn – đó chính là các luồng xung động ánh sáng. Chúng sẽ chiếu trực tiếp vào điểm da có mụn, thấm sâu vào tận gốc của nhân mụn (ổ nhiểm khuẩn) rồi từ từ khiến cho nhân mụn cô đặc lại. Theo đó, các vi khuẩn chứa trong nhân mụn cũng sẽ bị triệt tiêu. Nhân mụn sau khi bị teo lại sẽ tự động bong ra mà không cần sự dụng các công cụ thô cứng, gây tổn thương cho da.
Điểm đặc biệt của phương pháp điều trị mụn bằng ánh sáng chính là việc không để lại các di chứng của mụn. Do công nghệ chỉ sử dụng các bước sóng được chỉ định cụ thể, tác động trực tiếp lên nhân mụn để làm teo nhân mụn nên không phá vỡ cấu trúc da, dẫn đến tổn thương da và gây ra sẹo thâm, sẹo lõm.
Trong quá trình điều trị mụn, luồng xung động ánh sáng còn đồng thời điều chỉnh lượng dầu thừa trên mặt – nhân tố chính khiến da mọc mụn. Chính nhờ thế đã ngăn chặn được sự tái sinh của mụn. Những luồng xung động ánh sáng khi tác động lên mặt còn có tác dụng như một thao tác massage, nên sau khi điều trị xong làn da sẽ trở nên tươi tỉnh, mịn màng và thanh khiết như chưa từng bị mụn.
Thời gian cho mỗi lần điều trị mụn là khoảng 15 phút. Sau khoảng 10 lần chiếu sáng, tuỳ theo tình trạng da, bạn có thể hết mụn tới 99%, vết thâm sẽ giảm hẳn. Nếu kết hợp với các biện pháp bảo vệ da đúng cách thì mụn sẽ vĩnh viễn không xuất hiện trở lại.
Sử dụng mỹ phẩm chuyên trị
Video đang HOT
Để điều trị mụn, bạn có thể tìm các dòng sản phẩm có chữa hỗn hợp chất lactic acid, Grycolic acid và vitaminC, Ceramides theo các nồng độ nhất định. Hiện nay, dòng sản phẩm điều trị mụn Power C Peel của hãng Peterthomasroth đang được tín nhiệm trên thị trường quốc tế.
Trong dòng sản phẩm đặc trị mụn Power C Peel, các hợp chất được điều chế theo các tỷ lệ cụ thể là 10% lactic acid 30%, 5% grycolic acid và 1% vitaminC kết hợp với ceramides.
Khi thoa lên da, lactic acid 30% và grycolic acid có trong sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm tẩy sạch tế bào chết, cho phép da dễ dàng hấp thụ các hợp chất hơn. Dưỡng chất vitamin C theo đó thấm sâu trong từng tế bào, ngăn ngừa tác hại do các gốc tự do đồng thời thúc đẩy da tự bảo vệ trước các tác nhân của môi trường.
Cuối cùng, ceramides sẽ như một lớp màng bảo vệ bên ngoài, chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tế bào gốc tự do, tăng cường dưỡng chất oxy cho các tế bào da. Sản phẩm này có công dụng làm khít lỗ chân lông to chỉ sau ba lần điều trị, sạch thâm do mụn sau ba lần điều trị đầu tiên.
Theo VNExpress
Sẹo lõm, sẹo thâm sau mụn "bay biến" dứt điểm nhờ vitamin E
Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề trị sẹo bằng vitamin E. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng chứa vitamin E và thực phẩm giàu vitamin E tự nhiên đã được chứng minh là tốt cho da nói chung.
Người ta tin rằng dầu vitamin E có thể giúp sẹo mau liền và mờ dần hiệu quả. Rất nhiều thuốc mỡ và thuốc dạng kem chứa vitamin E, đi kèm với mô tả vitamin E giúp làm lành sẹo do mụn, vết thương và sau phẫu thuật.
Các nghiên cứu về khả năng làm liền sẹo của vitamin E
Một nghiên cứu năm 1999 cho biết vitamin E và thuốc mỡ Aquaphor chỉ cải thiện được 10% sẹo ở những người phải vá da do điều trị ung thư. Hơn nữa, 1/3 những người được sử dụng vitamin E trong nghiên cứu đã phát triển viêm da tiếp xúc với các vết đỏ và phát ban ngứa ngáy, khó chịu.
Tuy nhiên, một nghiên cứu trong năm 2010 lại chỉ ra rằng trẻ em có sẹo sau phẫu thuật sử dụng vitamin E 3 lần/ngày không phát triển sẹo lồi trên vết thương nữa. "Vitamin E được bôi ngoài ra trước và sau khi phẫu thuật đã giúp cải thiện các vết thương và cải thiện thẩm mỹ tốt" những người trong nghiên cứu kết luận.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề trị sẹo bằng vitamin E. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng chứa vitamin E và thực phẩm hàng ngày giàu vitamin E đã được chứng minh là tốt cho da nói chung và giúp quá trình chữa lành cơ thể tiến triển nhanh hơn.
Các nguồn vitamin E
Một vài nghiên cứu cho biết thực phẩm bổ sung vitamin E có hiệu quả đối với những người bị tổn thương da lớn. Ví dụ, vitamin E giúp bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi các gốc tự do - nguyên nhân chính gây tổn thương tế bào và thúc đẩy quá trình lão hóa. Vitamin E cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu đỏ, bao gồm cả việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Cả hai chức năng này của vitamin E đều cần thiết trong việc chữa bệnh.
Ngoài thực phẩm chức năng chứa vitamin E, bạn cũng có thể sử dụng vitamin E tự nhiên. Nguồn vitamin E dồi dào nhất là từ thực phẩm, bao gồm các loại rau lá xanh, các loại hạt và ngũ cốc.
Liều lượng sử dụng vitamin E tiêu chuẩn
Dưới đây là bảng sử dụng vitamin E tiêu chuẩn hàng ngày cho các đối tượng khác nhau do Bộ Thực phẩm và Dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo:
- Trẻ em từ 0 - 6 tháng: 4 mg
- Trẻ em từ 7 - 12 tháng: 5 mg
- Trẻ em từ 1 - 3 tuổi: 6 mg
- Trẻ em từ 4 - 8 tuổi: 7 mg
- Trẻ em từ 9 - 13 tuổi: 7 mg
- Trẻ em từ 15 hoặc lớn hơn:15 mg
- Phụ nữ đang cho con bú: 19 mg
Chú ý sử dụng liều lượng vitamin E
Đối với người lớn, dùng quá 1000 mg mỗi ngày ở dạng tự nhiên hoặc 670 mg ở dạng vitamin E tổng hợp có thể gây nguy hiểm. Tình trạng sử dụng quá liều này có thể khiến máu loãng, tăng nguy cơ chảy máu và thậm chí là chảy máu não.
Tóm lại, vitamin E là nguyên liệu có tác dụng trị sẹo ở hai dạng uống và bôi ngoài da. Tuy nhiên, vẫn chưa có các báo cáo khoa học cụ thể về hiệu quả đặc trị sẹo của loại vitamin này.
Theo Emđep
Công nghệ lấp đầy 'vết khuyết' trên da Sau mụn, da có thể bị thâm họăc sẹo lõm. Điều này tạo nên những "vết khuyết" không thẩm mỹ trên da. Không phải tất cả trường hợp da bị mụn đều có thể để lại sẹo. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người hoặc do vết thương bị nhiễm trùng, điều trị mụn không đúng cách (tự ý...