Hai điểm đột phá trong quá trình hội nhập
Năm học 2019 – 2020, ngành giáo dục nói chung, giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng chịu khá nhiều tác động của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, đây cũng là năm GDĐH thu được nhiều thành tựu, tạo bước đột phá trong thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín quốc tế.
Giờ thực hành của sinh viên Khoa Cơ khí, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: MINH HÀ
Đẩy nhanh quá trình tự chủ
Theo Vụ trưởng GDĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Nguyễn Thu Thủy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng GDĐH. Năm học 2019 – 2020 quyền tự chủ cho các trường đại học (ĐH) trong đào tạo, nhân sự và tài chính… được đẩy mạnh.
Bộ GD và ĐT đã tổ chức rà soát, xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH gắn chặt với điều kiện bảo đảm chất lượng theo quy định.
Trong đó, các trường được giao quyền mạnh hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức và tài chính; chủ động, linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Quá trình mở ngành được rút ngắn, giảm bớt thủ tục hành chính giúp các trường chủ động trong đào tạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội.
Số lượng mở ngành đào tạo tăng dần từng năm, tính từ năm 2016 đến giữa năm 2020 đã mở mới thêm 1.733 ngành. Nếu như năm 2016, Bộ GD và ĐT giao mở 295 ngành và các trường tự chủ mở 94 ngành đào tạo, thì trong 5 tháng đầu năm 2020 Bộ GD và ĐT chỉ giao mở 28 ngành, các trường tự chủ mở 149 ngành.
Video đang HOT
Đối với công tác tuyển sinh, các trường ĐH thực hiện tự chủ đã thay đổi định hướng đào tạo ở các hệ khác nhau; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Quy mô đào tạo chính quy đại trà có phần suy giảm trong khi quy mô đào tạo chương trình tiên tiến, chất lượng cao tăng nhanh.
Năm học 2019 – 2020, tổng quy mô đào tạo là gần 1,7 triệu sinh viên (không bao gồm sinh viên đào tạo từ xa). Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm không thể tách rời của trường. Vì vậy, trên cơ sở được giao quyền tự chủ, các trường đã chủ động hơn trong việc quyết định hướng nghiên cứu và tham gia các nhiệm vụ khoa học – công nghệ.
Các công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên môn nước ngoài; chỉ số nghiên cứu khoa học tăng mạnh. Nếu như năm 2015, số lượng các công trình công bố trên hệ thống SCOPUS/ISI chỉ có 4.159 bài báo khoa học thì đến năm 2019, tổng số công bố trên các hệ thống này đạt 12.307 bài. Đáng chú ý, năm 2020, lần đầu tiên một tạp chí khoa học của Việt Nam được lọt vào danh sách 25% tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới.
Khẳng định uy tín quốc tế
Cùng với thành công của quá trình tự chủ đại học, uy tín quốc tế của GDĐH Việt Nam ngày càng được nâng cao. Theo Bộ trưởng GD và ĐT Phùng Xuân Nhạ, chất lượng GDĐH và uy tín quốc tế là hai trong nhiều yếu tố quan trọng tác động đến sự tồn tại và phát triển của các trường ĐH.
Nếu như chất lượng tạo ra nền tảng phát triển bền vững thì uy tín quốc tế giúp các trường ĐH khẳng định vị thế và thu hút nguồn lực quốc tế để vươn xa hơn. Hệ thống GDĐH Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ với xu thế quốc tế hóa và tự chủ đại học. Điều đó đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ sở GDĐH, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh về vị thế trong khu vực và trên thế giới về thứ hạng, danh tiếng.
Bộ GD và ĐT cũng đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều chính sách để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển cho các cơ sở GDĐH hàng đầu. Bên cạnh việc đẩy mạnh tự chủ, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện về chính sách, cơ sở vật chất cho một số cơ sở GDĐH để nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Thời gian qua, các cơ sở GDĐH Việt Nam đã liên tục được ghi nhận trong các bảng xếp hạng đại học uy tín hàng đầu của thế giới.
Đến đầu năm học 2020 – 2021, cả nước có hơn 160 cơ sở GDĐH và hơn 300 chương trình đào tạo đã được các tổ chức kiểm định uy tín trong nước và quốc tế kiểm định chất lượng. Các cơ sở GDĐH đã và đang tiếp cận các công cụ quản trị để nhận diện năng lực của mình.
Trước năm 2016, chỉ có hai đến ba trường ĐH của Việt Nam được vào danh sách các trường ĐH hàng đầu châu Á. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng 505 đại học tốt nhất châu Á năm 2019 (QS Asia 2019) do Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) của Anh quốc công bố, Việt Nam đã có bảy trường ĐH được xếp hạng gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội (hạng 124), ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh (hạng 144); Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (nhóm 261-270), Trường ĐH Tôn Đức Thắng (nhóm 291-300), Trường ĐH Cần Thơ (nhóm 351-400), ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng (nhóm 451-500).
Đáng chú ý, theo công bố tháng 9-2020, ba cơ sở giáo dục ĐH lọt vào bảng xếp hạng ĐH thế giới (World University Rankings 2021) của Thời báo Giáo dục đại học Times Higher Education (Anh quốc). Trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp trong nhóm 801 – 1.000; ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong nhóm 1.001 .
ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cũng vào tốp 101-150 bảng xếp hạng các trường ĐH trẻ tuổi có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới của Tổ chức xếp hạng đại học QS. Trong khi đó, xếp hạng ĐH thế giới theo thành tựu học thuật, Việt Nam có 11 nhóm ngành thuộc tốp 1.000 thế giới.
Các nhóm ngành gồm: Ngành Kỹ thuật xây dựng, ngành Cơ khí, ngành Khoa học thông tin và Khoa học máy tính, ngành Kỹ thuật hóa học, ngành Toán học, nhóm ngành Kỹ thuật, nhóm ngành Kỹ thuật điện – điện tử, nhóm ngành Công nghệ, ngành Hóa học, ngành Vật lý, Y học và Khoa học sức khỏe. Trong đó, ngành Kỹ thuật xây dựng (Civil Engineering) đứng vị trí 373 thế giới và là vị trí nhóm ngành cao nhất của các trường ĐH Việt Nam…
Hôm nay, các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét nguyện vọng bổ sung
Hôm nay 10/10, nếu trường tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu đã công bố ban đầu, các trường đại học có thể bắt đầu triển khai xét tuyển đợt bổ sung.
Thông tin từ Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD - ĐT, kết quả xét tuyển đợt 1 (còn tùy thuộc vào tình hình nhập học chính thức của thí sinh) cho thấy, có 161 trường tuyển đủ chỉ tiêu. Sau kết quả xét đợt 1, có 83 trường, trong đó chủ yếu là các trường ngoài công lập, các trường thuộc tỉnh, các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non (chiếm 26,95% các trường) có tỷ lệ trúng tuyển dưới 50%.
Các trường này sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung từ ngày 10/10 đến hết năm 2020, sau đó báo cáo về Bộ GD - ĐT trước ngày 28/2/2021.
Để xét tuyển bổ sung, các trường phải công bố chỉ tiêu, mức điểm nhận hồ sơ, thời gian nhận hồ sơ, thời gian xét tuyển... và công bố kết quả trên trang thông tin điện tử của trường hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các trường xét tuyển bổ sung phải đảm bảo điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) các đợt sau không được thấp hơn đợt 1 và xét tuyển theo quy trình như đợt 1, xét điểm từ cao xuống thấp nhằm đảm bảo quyền lợi thí sinh và công bằng tuyển sinh.
Thí sinh chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển mà chưa xác nhận nhập học vào bất cứ trường nào có thể căn cứ vào các thông tin do trường công bố để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung vào trường; thí sinh cũng có thể nộp xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành, nhiều đợt khác nhau để xét tuyển.
Hôm nay, các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét nguyện vọng bổ sung.
Theo ghi nhận của PV, hàng loạt trường đại học sẽ đồng loạt nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung. Điển hình, trường ĐH Tôn Đức Thắng xét tuyển bổ sung 8 ngành chương trình tiêu chuẩn, với điểm nhận hồ sơ từ 23 - 24 điểm (theo thang điểm 40). Bên cạnh đó là 5 ngành chất lượng cao, 8 chương trình học bằng tiếng Anh, mức điểm nhận hồ sơ từ 24 trở lên.
Ngoài ra, trường xét thêm 8 chương trình học 2 năm đầu tại cơ sở Nha Trang và Bảo Lộc, điểm xét từ 24 - 25 điểm theo thang điểm 40. Điểm xét tuyển (thang 40 điểm) là tổng điểm của 3 môn theo tổ hợp (có nhân hệ số môn theo tổ hợp, ngành xét tuyển), cộng với điểm ưu tiên đối tượng/khu vực (nếu có), được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM cũng dành đến 140 chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung với điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt 1. Đối với chương trình đại trà, xét bổ sung 50 chỉ tiêu cho 5 ngành, gồm: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm, Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông, Quản lý Tài nguyên và Môi trường.
Đối với chương trình chất lượng cao, trường tuyển 30 chỉ tiêu cho 3 ngành: Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật Hóa học. Chương trình liên kết quốc tế, trường tuyển 60 chỉ tiêu cho 6 ngành. Thời gian xét tuyển từ ngày 10 đến 15/10.
Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) thông báo xét tuyển bổ sung 490 chỉ tiêu cho 16 ngành do trường cấp bằng và 845 chỉ tiêu cho 21 ngành chương trình liên kết quốc tế do trường đối tác cấp bằng. Trong đó, điểm nhận hồ sơ các ngành do trường cấp bằng từ 18 - 22,5 điểm. Chỉ tiêu ngành xét tuyển bổ sung nhiều nhất là Công nghệ Sinh học (100 chỉ tiêu), Công nghệ Thực phẩm (60 chỉ tiêu), Kỹ thuật Điện tử Viễn thông (55 chỉ tiêu)...
Phân hiệu trường ĐH Kinh tế TP. HCM tại tỉnh Vĩnh Long công bố xét tuyển bổ sung 145 chỉ tiêu cho thí sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến hết ngày 15/10. Theo đó, ngành Quản trị 25 chỉ tiêu, Kinh doanh quốc tế 35 chỉ tiêu, Ngân hàng 20 chỉ tiêu, Kế toán doanh nghiệp 25 chỉ tiêu, Thương mại điện tử 20 chỉ tiêu, Kinh tế và Kinh doanh nông nghiệp 20 chỉ tiêu. Đối với thí sinh xét tổ tợp có môn Toán nhân hệ số 2. Đối tượng là thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có hộ khẩu thường trú tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Những bước phát triển vững chắc của Trường Đại học Phenikaa Sau 13 năm thành lập (10/10/2007 - 10/10/2020) và tuy chỉ xuất hiện với tên gọi mới "Đại học Phenikaa" được gần 2 năm. Với những kết quả đạt được trong hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, cùng với cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại, đội ngũ giảng viên xuất sắc... Trường...