Hai địa phương thi vào lớp 10 THPT bằng 4 môn
Năm nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đều quyết định thi vào lớp 10 THPT bằng ba môn, trong đó có 2 tỉnh thi bốn môn.
Tính đến ngày 7/4, trong số các tỉnh, thành phố công bố phương án thi vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022, chỉ có Bắc Giang và Hà Nội tổ chức thi 4 môn.
Sở GD&ĐT Bắc Giang quyết định chọn môn thi thứ 4 vào lớp 10 năm học 2021 – 2022 là Giáo dục công dân.
Như vậy 4 môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên năm học 2021-2022 gồm: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh và Giáo dục công dân. Thời gian thi ngày 3 và 4/6.
Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2021-2022 bằng 4 môn: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian 60 phút.
Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021-2022 được tổ chức vào các ngày 29 và 30/5.
Thí sinh tham gia thi THPT.
Theo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 tỉnh Vĩnh Long , mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 5 nguyện vọng vào các trường THPT khác nhau. Khi đã trúng tuyển ở 1 nguyện vọng bất kỳ thì không được tham gia xét tuyển ở các nguyện vọng tiếp theo. Dự kiến kỳ thi diễn ra trong hai ngày 29 – 30/5.
Tuyên Quang công bố phương thức thi tuyển vào lớp 10 năm bằng ba môn Ngữ văn và Toán hệ số 2, Ngoại ngữ hệ số 1 và điểm ưu tiên (nếu có). Thời gian tuyển sinh hoàn thành trước ngày 31/7.
Với thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên thêm môn thứ 4 (môn chuyên) tương ứng với lớp chuyên đăng ký dự thi, riêng thí sinh dự thi lớp chuyên Toán – Tin thi môn Toán chuyên.
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc ban hành hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022. Năm nay, các thí sinh dự thi vào lớp 10 với ba bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn và bài thi tổ hợp. Bài thi môn Toán, Ngữ văn thi theo hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm; bài thi tổ hợp có 60 câu, gồm: 30 câu tiếng Anh, 15 câu Sinh học và 15 câu Địa lý.
Kỳ thi vào lớp THPT ở Vĩnh Phúc diễn ra trong hai ngày 5 và 6/6/2021.
Video đang HOT
Năm nay, Sở GD&ĐT Hải Dương quyết định kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT từ ngày 5 – 8/6/2021.
Theo thông báo, 14h ngày 5/6, thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, lịch thi. Ngày 6/6, thí sinh sẽ thi 2 môn: Ngữ văn (buổi sáng) và Toán (buổi chiều), thời gian làm bài 120 phút/môn thi.
Trong đó, môn Toán, Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian 120 phút/bài thi; môn tiếng Anh thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian 60 phút. Điểm xét tuyển là tổng số điểm của cả ba bài thi đã tính hệ số (không có bài thi nào bị điểm từ 1,0 trở xuống) và điểm ưu tiên (nếu có).
Cần Thơ cơ bản giữ ổn định hình thức, định hướng, cấu trúc và nội dung đề kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021.
Để xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập, các thí sinh phải tham dự ba môn: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 thường và dự thi thêm môn chuyên nếu thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường THPT chuyên Lý Tự Trọng.
Sở GD&ĐT Quảng Ngãi tổ chức thi vào lớp 10, năm học 2021-2022 bằng 3 môn thi Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. Trong đó, môn Toán, Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm 120 phút, riêng môn tiếng Anh thi trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút.
Từ năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất với UBND TP.HCM cho thay đổi 3 môn thi Toán, Văn, tiếng Anh cùng hệ số 1 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Theo đó, cả 3 môn thi Toán, Văn và Ngoại ngữ đều là hệ số 1 thay vì 2 môn Toán, Văn có hệ số 2, còn môn Ngoại ngữ có hệ số 1 như những năm trước. Cấu trúc đề thi môn Ngoại ngữ dự kiến tăng số câu hỏi từ 36 lên 40 câu và thời gian làm bài tăng từ 60 phút lên 90 phút.
Đà Nẵng quyết định tuyển sinh lớp 10 THPT theo 2 hình thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển. Thí sinh thực hiện 3 bài thi Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, trong đó môn Toán và Ngữ văn làm bài tự luận, môn Ngoại ngữ thi theo hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm.
Thời gian làm bài thi môn Ngữ văn, Toán là 120 phút/môn; môn ngoại ngữ là 90 phút. Hệ số điểm bài thi môn Toán, Ngữ văn nhân hệ số 2, bài thi môn ngoại ngữ hệ số 1.
Thí sinh thi THPT.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT ở Hải Phòng diễn ra với 3 môn thi Ngữ Văn (tự luận, 120 phút); Toán (tự luận, 120 phút) và Ngoại ngữ (trắc nghiệm, 45 phút).
Năm nay, đề thi Ngữ văn và Toán có nhiều ngữ liệu thực tế. Cụ thể, môn Ngữ văn, phần đọc hiểu lấy một đoạn trích, đoạn thơ ngoài sách giáo khoa. Bài thi môn Toán có cơ số điểm là 10, trong đó có 3 điểm liên hệ tới kiến thức thực tế.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Đồng Nai diễn ra trong hai ngày 4 và 5/6. Các thí sinh dự thi 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Cụ thể, môn Toán và Ngữ văn cùng có thời gian làm bài 120 phút, môn tiếng Anh thời gian làm bài 60 phút.
Các thí sinh đăng ký thi vào lớp chuyên trường THPT chuyên Lương Thế Vinh thi thêm các môn chuyên tương ứng với thời gian làm bài 150 phút.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Nghệ An tiếp tục thi 3 môn thay vì 4 môn thi như một vài năm trước. Kỳ thi dự kiến được tổ chức vào ngày 3 – 4/6 với 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).
Trong đó, thi viết đối với môn Toán và Ngữ văn (hệ số 2) trong thời gian 120 phút và môn Ngoại ngữ (hệ số 1) thi theo hình thức trắc nghiệm trong thời gian 60 phút.
Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 của Sở GD&ĐT Hưng Yên , kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày 4 và 5/6.
Thí sinh dự thi vào các trường THPT công lập không chuyên làm ba bài thi Ngữ văn, Toán, Bài thi tổng hợp. Thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Hưng Yên làm 4 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Bài thi tổng hợp (cùng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên) và 1 bài thi chuyên.
Năm học 2021-2022, tỉnh Khánh Hòa áp dụng phương án tuyển sinh vào lớp 10 bằng xét tuyển (đối với trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Khánh Hòa, trường THPT Lạc Long Quân, trường THPT Nguyễn Thái Bình (huyện Khánh Vĩnh) và trường THPT Khánh Sơn) và thi tuyển (đối với trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; các trường THPT công lập).
Thí sinh sinh thi tuyển ba môn Ngữ văn, Toán và tiếng Anh. Riêng thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn thi 4 môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh và môn chuyên. Dự kiến lịch thi vào lớp 10 từ ngày 3 – 4/6/2021.
Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui, có được không?
Khẩu hiệu Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui sẽ mãi chỉ là ước mơ xa xỉ của các lớp học, nhà trường khi mà áp lực học tập luôn đè nặng trĩu vai các học trò.
Cứ đến tháng 3, những cha mẹ ở Hà Nội có con thi vào lớp 10 như tôi lại như ngồi trên đống lửa chờ công bố của sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về môn thi thứ 4. Sử, Địa, Sinh, Hóa, Lý hay Giáo dục công dân sẽ được gọi tên để đi kèm trọn bộ 3 môn cố định là Văn, Toán, Anh đây? Làm sao để giúp con có thể ôn tốt nhất môn thứ 4 trong bối cảnh ngày thi không còn xa?
Năm nay, lịch sử đã được công bố là môn thi thứ 4. Tuy nhiên, tính từ thời điểm công bố, học sinh cũng chỉ có vỏn vẹn hơn 60 ngày để ôn thi. Với những học sinh có sở trường về những môn khoa học xã hội, thi Sử khá thuận lợi. Nhưng với những học sinh có thiên hướng phát triển các môn khoa học tự nhiên, môn học "thuộc lòng" này thực không đơn giản, đặc biệt khi mà cùng lúc còn phải ôn luyện 3 môn cố định còn lại.
Học là phải toàn diện, không học lệch, học tủ. Điều này đúng nhưng thực tế, thiên hướng, khả năng của mỗi đứa trẻ lại không phải bao giờ cũng toàn diện. Chẳng lẽ lại để một đứa trẻ xuất sắc môn Toán hay Anh trượt vào trường công lập chỉ vì một môn học không phải sở trường?! Chẳng lẽ lại để một đứa trẻ luôn tự hào vì thành tích trong các môn khoa học tự nhiên rớt đài con đường học vấn chỉ vì một môn học "lệch tông"?
Vì lẽ đó nên để con giành thắng lợi trong cuộc chọi đua khốc liệt vào lớp 10, nhiều cha mẹ cực chẳng đã phải viện đến nhiều phương kế để giúp con chạy đua cho kịp tiến độ thi. Những lời khẩn khoản kêu gọi mở lớp ôn Sử cấp tốc, gom nhóm học chung hay xin tài liệu ôn thi Sử của các phụ huynh hiện trở thành chủ đề nóng hơn bao giờ trên các diễn đàn về giáo dục. Vẫn biết học nhồi nhét, học cấp tốc là điều bất đắc dĩ nhưng trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng, cha mẹ biết làm gì khác đây?!
Nhìn vào áp lực thi cử, học hành của học sinh ngày nay, tôi luôn băn khoăn tự hỏi nếu không thay đổi, mỗi ngày đến trường có là mỗi ngày vui của học sinh được chăng? Ảnh minh họa từ internet
Dù kiến thức thi chỉ trong khuôn khổ sách giáo khoa chứ đâu cao siêu gì nhưng thực sự, sự lo lắng, hồi hộp, sự phấp phỏm đợi chờ công bố môn thi thứ 4 trong thời gian dài cũng làm nhiều học sinh và phụ huynh căng thẳng đến mất ăn mất ngủ. Việc phải chờ đến cuối tháng Ba mới công bố môn thi thứ 4 liệu có giúp cho việc học tập của học sinh tốt hơn chăng hay chỉ tạo thêm những áp lực tâm lý không đáng có?
Từ năm 2019, sau cả chục năm chỉ thi 2 môn là Toán và Ngữ Văn, lần đầu tiên học sinh Hà Nội phải thi 4 môn để vào trường cấp 3. Tăng môn thi cuối cấp đồng nghĩa áp lực lên các cô cậu học trò ngày một nhiều hơn. Nhìn cảnh học sinh cuối cấp phờ phạc sau những đêm thức muộn ôn thi, những khuôn mặt lo lắng bàn chuyện thi cử trong những giờ nghỉ của học sinh cuối cấp hay những hiện tượng trầm cảm trong mỗi kỳ thi mà thấy thương vô cùng. Còn đâu sự hồn nhiên, vui tươi, còn đâu sự lãng mạn, luyến lưu của những ngày cuối cùng bạn bè chung lớp như thuở xưa... Đến lớp những ngày cuối cấp giờ là một không khí căng thẳng, là sự bao trùm của những lo lắng, ưu tư.
Khẩu hiệu Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui lâu nay vẫn là mục tiêu hướng đến của ngành giáo dục. Nhưng học sinh sao có thể vui đến trường khi mà số môn thi cứ tăng theo năm tháng? Sao có thể vui khi những áp lực vô hình và hữu hình luôn đè nặng lên đôi vai của những cô cậu học trò đang ở tuổi ăn chưa no lo chưa tới?
Đã có nghiên cứu nào chứng minh việc học sinh trung học cơ sở thi 4 môn sẽ tốt hơn 3 môn hay có lý giải nào xác đáng cho việc thi cử nhiều sẽ tạo nên nhiều học sinh thành công? Có quá nhiều điều mà phụ huynh chưa thể lý giải nổi?
Áp lực cho các kỳ thi vào cấp 3 thực sự không chỉ hằn ghi ở riêng học sinh cuối cấp. Cuộc chạy đua để có tấm vé vào trường công lập cấp 3 ở các thành phố lớn thực sự đã bắt đầu từ những lớp giữa, thậm chí đầu cấp 2. Những lò luyện luôn rực lửa "thiêu đốt" tuổi thơ, sức khỏe... của bao trẻ trong suốt nhiều năm.
Thực tế, ngoại ngữ là môn học được đề cao. Việc tăng thêm môn ngoại ngữ cần thiết. Nhưng tăng thêm môn thứ tư (lựa chọn theo kiểu ngẫu nhiên) quả là đánh đố học sinh. Nên chăng Hà Nội tính đến môn thi thứ tư là môn thi tự chọn (giống thi đại học) học sinh có thế mạnh môn gì sẽ chủ động đăng ký chọn lựa thi môn đó. Như thế môn thi không còn là bất ngờ khó chống đỡ với thí sinh.
Thế giới phẳng, chúng ta không thể không nhìn vào thực tế ở nhiều nền giáo dục tiên tiến, nơi áp lực thi cử đã không còn tồn tại. Úc là một ví dụ. Ở xứ sở này, học sinh hoàn toàn không bị áp lực thi cử.
Trong khi ở nước ta, học sinh vẫn phải đối mặt với hằng hà sa số các kỳ thi, từ thi học kỳ tới thi chuyển cấp, thi lớp chuyên chọn tới thi chuẩn hóa tiếng Anh, có khi vừa đỗ kỳ thi này lại lăn lộn ở các lớp học thêm cho kỳ thi tiếp, thì ở Úc và nhiều nước khác trên thế giới, các cấp học phổ thông chương trình học rất nhẹ, các kỳ thi chuyển cấp cũng không còn.
Giảm tải chương trình học và xóa bỏ bớt các kỳ thi ở phổ thông, các nhà giáo dục ở những nước này tin rằng các chương trình học nặng không quyết định đến việc học sinh sẽ thành công hay thất bại trong tương lai và một bài thi không phản ánh tất cả các mặt năng lực của học sinh.
Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui là mục tiêu hướng đến của mọi nền giáo dục. Tuy nhiên, nhìn vào áp lực thi cử, học hành của học sinh ngày nay, tôi luôn băn khoăn tự hỏi nếu không thay đổi, mỗi ngày đến trường có là mỗi ngày vui của học sinh được chăng?
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Chọn trường cấp 3 cho con đừng chỉ nghe theo lời đồn đại Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, khi con lên lớp 10, cha mẹ cần phải tùy thuộc vào năng lực, sức khỏe của con ở mức nào để chọn trường gần hay xa. Chọn trường, lớp cho con luôn là bài toán khó đối với rất nhiều phụ huynh. Mỗi khi các em chuyển cấp bài toán khó ấy lại càng trở nên...