Hai cuốn sách giúp nhớ lâu, nắm kiến thức hiệu quả từ đọc sách
Việc đọc sách cũng tương tư như việc học. Bạn không cần phải có trí thông minh hay bộ nhớ siêu phàm để đạt mục tiêu, chỉ cần bạn nắm đúng phương pháp.
Cuốn sách “Làm sao học ít hiểu nhiều?” của bác sĩ tâm thần người Nhật, Zion Kabasawa, ra đời để giải quyết vấn đề phương pháp học đúng, để đạt được kết quả tốt.. Bằng kiến thức giảng dạy về thần kinh và tâm lý học, bác sĩ Zion Kabasawa lý giải bản chất của việc học. Từ đó, tác giả đưa ra những hướng dẫn thực tiễn về phương pháp học để vừa tiết kiệm công sức vừa đạt hiệu quả.
Sách “Làm sao học ít hiểu nhiều?” của bác sĩ tâm thần người Nhật, Zion Kabasawa.
Xuyên suốt quyển sách là những chỉ dẫn thực tiễn, giúp người học đạt được hiệu quả học tập mong muốn. Cũng như triết lý cốt lõi trong sách “học ít hiểu nhiều”, nguyên tắc đầu tiên của việc học chính là định hướng phương pháp học.
“Trước khi lên ý định học một điều gì, phương pháp học đã quyết định đến 90% kết quả. Những người nắm rõ phương pháp học thường có khả năng lĩnh hội kiến thức trong thời gian nhất, là đòn bẩy tạo sức bật giúp bạn khởi động lại từ con số 0″, Zion Kabasawa nói.
Video đang HOT
Xây dựng thói quen đọc sách, biến việc học thành niềm vui.
Sách mang lại nhiều lợi ích nhưng đọc sách mà không quên, nhớ được lâu nội dung là một vấn đề lớn. Người đọc thường quên, hoặc chỉ nhớ mang máng nội dung đã đọc được, việc đọc sẽ không mang lại lợi ích hiệu quả.
Cuốn sách “Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu” là tập hợp những bí quyết của bác sĩ Nhật Zion Kabasawa về cách tận dụng thời gian một cách khoa học mỗi ngày để đọc hết một quyển sách. Bên cạnh đó, sách còn giúp phát huy khả năng tập trung và chọn loại sách phù hợp để phát triển bản thân, giúp các trường hợp người đọc nhiều mà không nhớ được nội dung,.
Vì sao lớp 1, lớp 2, bé học giỏi xuất sắc, lên lớp 3 kết quả học tập lại sụt giảm như vậy?
Thực ra đến lớp 3, khả năng học tập của trẻ mới được phân hoá rõ.
Sau khi con bắt đầu đi học, nhiều phụ huynh phàn nàn rằng hồi con học lớp 1, lớp 2, thành tích học tập của con luôn xuất sắc. Nhưng khi học lớp 3, thành tích học tập của con sụt giảm chóng mặt. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Có lẽ, nhiều phụ huynh đều biết rằng phần lớn kiến thức của lớp 1 và lớp 2 ở bậc tiểu học thường rất đơn giản. Giáo viên chủ yếu chỉ dạy trẻ biết đọc, viết, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Trẻ em không cần tư duy phức tạp và có thể nắm vững hầu hết kiến thức bằng cách học thuộc lòng, đặc biệt là một số trẻ đã tham gia lớp học thêm trước khi học tiểu học nên có thể đạt điểm cao dễ dàng.
Tuy nhiên, kiến thức sau lớp 3 đã là kiến thức nâng cao hơn rất nhiều. Dù là đọc, viết hay làm toán thì trẻ cần có tư duy học tập và phương pháp học nhất định. Những đứa trẻ học tập chỉ dựa vào phương pháp học thuộc lòng sẽ có kết quả học tập sa sút nghiêm trọng.
Bé học giỏi hay kém, liệu có triển vọng trong tương lai hay không, mẹ hãy nhìn kết quả học tập lớp 3 của bé để xác định. Dưới đây là 3 nguyên nhân cơ bản khiến kết quả học tập của trẻ giảm sút nhanh chóng đến vậy.
1. Tư duy toán học
Điểm số môn toán học của trẻ thường giảm sút rõ ràng nhất khi bé lên lớp 3. Toán học sau lớp 3 là môn học hỗn hợp và trẻ em cần có tư duy logic và toán học vững vàng, có khả năng tìm ra các vấn đề trong toán học và kết hợp nhiều kiến thức để giải toán. Nếu trẻ chỉ ghi nhớ các công thức theo cách học vẹt, hoặc sử dụng các phương pháp máy móc thì không thể đạt điểm cao. Trẻ có tư duy toán học vững vàng có thể nhìn một vấn đề toán học từ nhiều khía cạnh, tích hợp kiến thức, giải quyết vấn đề dễ dàng hơn và học toán tương đối dễ dàng.
2. Thói quen học tập
Sau khi lớp 3, phương thức học tập của trẻ chuyển đổi từ "bố mẹ học hộ" sang tự học. Nếu không có sự giám sát, hướng dẫn của bố mẹ, trẻ sẽ bị choáng ngợp và gặp khó khăn trong khi làm các bài tập. Khi trẻ học lớp 1, lớp 2, các em cần rèn luyện thói quen suy nghĩ độc lập, nghiêm túc thì lên lớp 3, bé mới có thể đạt kết quả tốt.
3. Khả năng tập trung
Khả năng tập trung là điều kiện tiên quyết để giúp trẻ có thể học tập tốt. Nhiều em bé lên lớp 3 học tập sa sút nhanh chóng do hồi con học lớp 1, lớp 2 trẻ không tập trung nghe giảng và thường chủ quan, nghĩ rằng bài tập quá dễ. Việc mất tập trung trong giờ học khiến trẻ không bắt kịp với các bạn.
Khả năng tập trung của trẻ phát triển nhanh chóng từ độ tuổi 4, 5 cho đến lớp 1 và lớp 2 của trường tiểu học. Trẻ có thể tập trung hay không quyết định kết quả học tập của trẻ. Muốn con học tốt, mẹ cần hướng dẫn trẻ trau dồi khả năng tập trung.
4 ưu điểm ngành thiết kế sáng tạo tại BUV Chương trình học chuẩn Anh, cá nhân hóa, cơ sở vật chất tốt, nhiều cơ hội thực tập là ưu điểm của ngành Ứng dụng Sáng tạo Đương đại, BUV. Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) ra mắt ngành Ứng dụng Sáng tạo Đương đại (Contemporary Creative Practice - CCP) năm 2018, cấp bằng trực tiếp từ Đại học Staffordshire, Anh...