Hai công dân Nhật bơi đến đảo tranh chấp
Hai công dân Nhật đã bơi đến một hòn đảo tranh chấp mà cả Nhật, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền, bất chấp những cảnh báo từ lực lượng tuần duyên Nhật.
Tàu tuần duyên Nhật truy đuổi một thuyền cá Đài Loan gần quần đảo tranh chấp – Ảnh: AFP
Ông Hitoshi Nakama, một chính trị gia ở thành phố Ishigaki thuộc tỉnh Okinawa, và một người khác đã đặt chân lên đảo Kitakojima, một trong số các hòn đảo thuộc quần đảo được Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
“Bất chấp các cảnh báo của chúng tôi, họ đã bơi từ một thuyền cá và đặt chân lên bờ”, một quan chức tuần duyên Nhật nói với AFP vào hôm nay, 6.7 .
Theo ông này, cả hai đã ở lại trên đảo trong 90 phút trước khi rời đi.
Video đang HOT
Vụ việc đang được cả lực lượng tuần duyên và cảnh sát Nhật điều tra.
Chính phủ Nhật hiện cai quản quần đảo không người ở và cấm người dân đến đó mà không được phép.
Vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm gây căng thẳng giữa Tokyo, Bắc Kinh và Đài Bắc.
Vào đầu tuần này, các con thuyền Đài Loan đã va chạm với các tàu tuần duyên Nhật trong vùng biển gần quần đảo này.
Theo Thanh Niên
Thủ tướng Nga Medvedev: "Không quan tâm" phản đối của Nhật
Thủ tướng Nga Medvedev hôm nay đã bác phản đối của Nhật đối với chuyến thăm mới nhất của ông tới quần đảo Kuril và kêu gọi các bộ trưởng thường xuyên thăm vùng lãnh thổ xa xôi này.
Ông Medvedev trong chuyến thăm một trong những đảo lớn nhất trong quần đảo Kurils ngày 3/7.
"Về phản ứng của các đối tác Nhật của chúng ta, tôi không quan tâm", ông Medvedev cho biết trong bình luận được đăng tải trên trang web chính thức của chính phủ.
"Tôi chỉ quan tâm một chút về việc tôi thậm chí còn không muốn mất thì giờ trả lời câu hỏi của các bạn", ông Medvedev cho biết với các phóng viên khi sắp kết thúc chuyến thăm vùng Viễn Đông của Nga.
"Vì sao? Bởi tại sao chúng ta lại thảo luận về sự hiện diện của người đứng đầu chính phủ Nga trên lãnh thổ của Nga", ông Medvedev chất vấn.
Hôm thứ ba vừa qua Nhật đã tỏ rõ "vô cùng đáng tiếc" về quyết định thăm đảo lớn nhất trong số 4 đảo mà quân đội Liên Xô quản lý từ cuối Thế chiến II của ông Medvedev.
Ông Medvedev cũng đã được xem là "mở vết thương sâu" ở Nhật hồi tháng 11/2010 khi có chuyến thăm bất ngờ tới quần đảo. Lúc đó ông Medvedev là tổng thống Nga và đây là chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Nga.
Mối quan hệ thương mại giữa hai nước láng giềng cũng gánh chịu tổn thất do tranh chấp đảo, mặc dù Nhật có nhu cầu rất lớn đối với nguồn năng lượng Nga và Nga có thể sẽ hưởng lợi nếu Nhật giúp phát triển vùng Viễn Đông của nước này.
Trong chuyến thăm mới nhất, ông Medvedev kêu gọi các bộ trưởng thường xuyên tới thăm các khu vực lân cận và chuỗi đảo xa xôi này.
"Tất cả các thành viên chính phủ phải thường xuyên ở đây để giải quyết các vấn đề của quần đảo", ông Medvedev cho hay.
Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền đối với 4 đảo ở cực nam của quần đảo và gọi đây là "Các vùng lãnh thổ phía bắc".
Trong khi đó tháng 2/2011, Nga công bố kế hoạch khuyến khích quân sự trên quần đảo Kurils và kể từ đó Nga đã loan báo về kế hoạch triển khai ít nhất một trong những tàu sân bay trực thăng hiện đại nhất nước này ngoài khơi quần đảo.
Theo Dân Trí
Philippines: Trung Quốc "đuối lý" về các đảo tranh chấp Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile khẳng định "Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá ngầm Scarborough ở Biển Đông là hoàn toàn không có bằng chứng". Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile (giữa) Ngày 1-7, nhật báo Inquirer của Philippines dẫn lời ông Juan Ponce Enrile phát biểu về vấn đề Trung Quốc tuyên...