Hai cán bộ ngân hàng vụ cựu Bí thư Bến Cát mua đất ‘giá bèo’ được trả tự do
Hết thời hạn tạm giam, hai cựu cán bộ ngân hàng trong vụ án cựu Bí thư thị xã Bến Cát mua đất thế chấp “giá bèo” được trả tự do để phục vụ công tác điều tra bổ sung.
Hôm nay (16/8), nguồn tin của PV VietNamNet cho hay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương vừa có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giam để trả tự do cho hai cựu cán bộ ngân hàng trong vụ án cựu Bí thư thị xã Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh mua đất thế chấp “giá bèo” gây thất thoát lãng phí xảy ra ở tỉnh Bình Dương.
Bị cáo Nguyễn Huy Hùng tại phiên tòa sơ thẩm – Ảnh: Đ.T
Theo đó, hai cựu cán bộ ngân hàng được trả tự do là ông Nguyễn Huy Hùng (Giám đốc Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn) và ông Nguyễn Quang Lộc (Phó Trưởng Phòng Khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn).
Hai cựu cán bộ này bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương bắt tạm giam từ ngày 25/5/2018; bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 28/5/2020, HĐXX TAND tỉnh Bình Dương tuyên phạt bị cáo Nguyễn Huy Hùng 12 năm tù, bị cáo Nguyễn Quang Lộc 11 năm tù.
Riêng bị cáo Nguyễn Hồng Khanh – Cựu Bí thư thị xã Bến Cát bị tuyên phạt 10 năm tù.
Video đang HOT
Sau phiên tòa này, tất cả các bị cáo đều cho rằng mình bị oan nên kháng cáo đến TAND Cấp cao tại TP.HCM.
Đến tháng 5/2021, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị điều tra lại vụ án do vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng và nhiều nội dung thiếu căn cứ pháp lý.
Trong thời gian này, ông Nguyễn Hồng Khanh đã được trả tự do để tiếp tục phục vụ công tác điều tra lại vụ án.
Tháng 7/2023, Viện KSND tỉnh Bình Dương tiếp tục trả hồ sơ cho Công an tỉnh Bình Dương để điều tra bổ sung vụ án liên quan ông Nguyễn Hồng Khanh bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí”.
Đến ngày 15/8/2023, hai bị cáo Hùng và Lộc cũng hết thời gian tạm giam nên được Cơ quan điều tra trả tự do.
Như vậy, vụ án liên quan đến ông Nguyễn Hồng Khanh đến nay đã kéo dài 5 năm với 7 lần Viện KSND tỉnh Bình Dương trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Vụ án cựu Bí thư thị xã Bến Cát mua đất thế chấp ngân hàng giá “bèo” được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vào năm 2018. Từ đó tới nay, TAND tỉnh Bình Dương nhiều lần trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung với các bị cáo. Cơ quan điều tra cũng phải tách thành nhiều vụ án khác nhau từ vụ án liên quan đến ông Khanh để điều tra.
Đầu năm 2020, Viện KSND tỉnh Bình Dương ra quyết định hủy biện pháp tạm giam đối với 3 bị can là Lê Hoài Linh (38 tuổi, nguyên Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Bến Cát), Nguyễn Thành Luân (35 tuổi, nguyên cán bộ đo đạc) và Nguyễn Minh Tâm (53 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã An Tây), là những cán bộ cấp dưới của ông Khanh.
Theo cáo trạng, bà Hồ Thị Hiệp (đã chết năm 2016) cầm cố hàng chục ha đất tại BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn để vay hàng chục tỷ đồng. Thấy bà Hiệp không thể trả nợ, cán bộ BIDV đồng ý cho bà bán đất đã thế chấp để trả nợ ngân hàng.
Thông qua người môi giới, ông Khanh (lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND thị xã Bến Cát) biết bà Hiệp muốn bán đất nên tới hỏi mua. Ông Khanh yêu cầu bà Hiệp phải xin được giấy ngân hàng xác nhận cho bán đất.
Bà Hiệp tới ngân hàng trình bày, được cán bộ ngân hàng đồng ý. Sau đó, 3 bên gồm ông Khanh, bà Hiệp và cán bộ ngân hàng đã ký hợp đồng chuyển nhượng đất (hợp đồng 3 bên).
Từ năm 2012 đến năm 2015, 3 bên đã làm hợp đồng mua bán tài sản thế chấp 4 lần. Tổng cộng, ông Khanh mua được hơn 18ha đất mà bà Hiệp cầm cố tại BIDV, vay hơn 45 tỷ đồng.
Sau khi bán cho ông Khanh, ngân hàng chỉ thu về được hơn 10 tỷ đồng, nhà nước lỗ hơn 35 tỷ đồng. Từ đó, ông Khanh và cán bộ ngân hàng bị truy tố tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí”.
Bị cáo Nguyễn Hồng Khanh bị khởi tố, bắt giam vào tháng 8/2018. Từ đó tới nay, ông Khanh liên tục gửi đơn kêu oan.
Lừa đảo, chiếm đoạt 112 tỷ đồng của người thân để... trả nợ
Người phụ nữ nói dối làm bên bộ phận đáo hạn cho khách của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh nên nhiều bị hại tin tưởng đưa tiền để lấy lãi suất.
Sau đó, đối tượng đã chiếm đoạt số tiền trên 112 tỷ đồng.
Ngày 7/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Lan Anh (SN 1990), ở phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Qua tài liệu của cơ quan Công an, ngay khi nhận được đơn tố giác của 7 công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tố cáo Nguyễn Thị Lan Anh đã chiếm đoạt tổng số tiền trên 112 tỷ đồng, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra, xác minh. Theo đó, cơ quan CSĐT bước đầu xác định, do vay nợ tiền của rất nhiều người và không có khả năng trả nợ nên Lan Anh đã nảy sinh ý định tìm cách chiếm đoạt tiền của những người thân, bạn bè để có tiền trả nợ.
Bị can Nguyễn Thị Lan Anh tại cơ quan điều tra.
Đơn cử, khoảng cuối tháng 5/2022, Lan Anh nói với bà N.T.Y. ở phường Đồng Tâm (TP Vĩnh Yên) về việc cô ta đang liên kết làm bên bộ phận đáo hạn cho khách của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh nên cần rất nhiều tiền để chứng minh tài chính lập phòng giao dịch và làm đáo hạn khoản vay cho khách. Lan Anh rủ bà Y. tham gia cho vay tiền với lời hứa hẹn sau mỗi lần làm hồ sơ đáo hạn ngân hàng cho khách xong, đối tượng sẽ trả lại tiền gốc cho bà Y. theo từng hồ sơ khoản vay cùng với lãi suất từ 3.000 đồng đến 10.000đồng/triệu/ngày.
Do tin tưởng những điều Lan Anh nói là thật nên trong khoảng thời gian từ ngày 26/5 đến ngày 24/6/2022, bà Y. đã chuyển cho Lan Anh nhiều lần với tổng số tiền trên 74 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Lan Anh không sử dụng làm đáo hạn ngân hàng cho khách để lấy lãi như đã nói với bà Y. mà sử dụng toàn bộ số tiền này trả nợ gốc, lãi cho những người vay trước.
Để che giấu hành vi của mình và để bà Y. tiếp tục cho vay tiền, sau mỗi khoản bị hại cho vay, Lan Anh lại vay tiền của những người khác để trả bớt tiền gốc kèm tiền lãi cho bà Y. Tổng số Lan Anh đã trả cho bà Y. trên 49 tỷ đồng, đến nay số tiền còn nợ và không có khả năng trả cho bà Y. là trên 25 tỷ đồng.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh xác định với thủ đoạn tương tự như trên, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2022 đến tháng 6/2023, đối tượng Lan Anh đã vay tiền và chiếm đoạt của một số người khác với tổng số tiền trên 112 tỷ đồng. Kết quả điều tra cũng xác định, tại thời điểm đối tượng đưa ra thông tin liên kết với các ngân hàng làm đáo hạn cho khách để vay tiền của mọi người, Lan Anh không làm cho bất kỳ ngân hàng nào, không làm gì để có tiền và đang nợ tiền của rất nhiều người. Hiện, vụ việc đang được tiếp tục điều tra mở rộng.
Nhiều người "sập bẫy" lừa đảo của nhân viên ngân hàng Ngày 6/7, Công an TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã phối hợp với chi nhánh Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tại TP Bảo Lộc và các cơ quan chức năng tiến hành giải thích, vãn hồi bức xúc của một số người khi bị cựu nhân viên của ngân hàng này có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với tổng...