Hai 9X ‘đình đám’ nói bí quyết để CV gây ấn tượng trong 5 giây
Chỉ có 5 giây để nhà tuyển dụng quyết định chọn bạn giữa hàng trăm nghìn hồ sơ khác. Vậy cần chú trọng điều gì để mang lại ấn tượng tốt nhất, giúp bạn có công việc mình mong muốn?
Mới đây, tại Học viện Ngoại giao, Trần Hà Dương (Thạc sĩ ngành Chính sách công tại ĐH Harvard) và Ngô Di Lân (Nghiên cứu sinh Đại học Brandeis, Nhà sáng lập Tổ chức Thanh niên Việt Nam) đã chia sẻ với sinh viên về cách để có một hồ sơ tuyển dụng (CV) nổi bật.
Trần Hà Dương và Ngô Di Lân đều từng giành học bổng toàn phần đến các trường ĐH danh tiếng của Hoa Kỳ
Điều nhà tuyển dụng cần trên CV
Anh Ngô Di Lân chia sẻ: “Điều đầu tiên khi nhà tuyển dụng đọc CV sẽ xem cách chọn lọc thông tin của ứng viên để đưa vào, sau đó mới tới cách sắp xếp thông tin xem có logic, mạch lạc, chi tiết và mang lại hình dung rõ nét hay không? Từ đó, họ mới đào sâu hơn về kinh nghiệm, kỹ năng xem ứng viên có phải là người phù hợp? Vậy nên, chỉ cần một ấn tượng ban đầu không tốt, hồ sơ có thể bị loại ngay lập tức”.
“Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm bạn có khả năng gì, làm được việc hay không và có tiêu chuẩn gì đáp ứng được nhu cầu công việc. Họ chỉ có 5 giây để quyết định có đọc tiếp CV hay không. Những yếu tố trang trí, màu sắc, không rõ ràng sẽ làm cản trở trong 5 giây đầu tiên và không gây ấn tượng bằng một CV đơn giản, trình bày nội dung cụ thể.
Muốn trình bày đơn giản, bắt buộc mình phải tập trung vào nội dung, kết quả để tăng tính thuyết phục”, đó là nhận xét của anh Trần Hà Dương sau một thời gian hỗ trợ góp ý CV cho các sinh viên và tham gia vào quá trình tuyển dụng.
Theo anh, sinh viên cần để lại dấu ấn bằng nội dung cụ thể như điểm số, kỹ năng, mục tiêu công việc thay vì chú tâm vào hình thức CV.
Những lưu ý để CV ấn tượng hơn
Anh Trần Hà Dương, Thạc sĩ Chính sách công tại Harvard, Chuyên gia tư vấn chiến lược tại Boston Cosuling Group. (Ảnh: Thế Vũ)
Theo anh Trần Hà Dương, nhà tuyển dụng cần 1% số ứng viên có sự khác biệt thay vì 99% hồ sơ ứng tuyển giống nhau. Vì vậy, trước khi làm hồ sơ, ứng viên cần chú tâm đến tính cạnh tranh và một vài lưu ý như sau:
Video đang HOT
Điều đầu tiên phải đảm bảo đầy đủ những “yếu tố cơ bản” của một bản CV như họ tên, đầu mục, diễn giải phần công việc,… Trình bày đơn giản trên 1 trang, bố cục rõ ràng, tập trung đến phần nội dung, có chọn lọc.
Tiếp đến phải chứng minh bạn “làm được việc”. Cụ thể, ứng viên cần thể hiện được những kỹ năng học từ các công việc, hoạt động ngoại khóa từng tham gia thay vì kể lể, liệt kê điều mình đã làm.
Ví dụ thay vì viết “nghiên cứu vaccine Covid-19″, bạn có thể viết “phân tích dữ liệu phản ứng của 100.000 bệnh nhân bằng Excel Pivot Table để đánh giá hiệu quả vaccine Covid-19″. Bằng cách này, bạn khẳng định với nhà tuyển dụng về kỹ năng nghiên cứu, sử dụng Excel Pivot Table trong công việc thực tế và đáp ứng được khi có tiêu chí này.
Điều quan trọng nữa, cần tập trung nhấn mạnh những yếu tố để bạn trở nên “nổi bật”, tăng tính “cạnh tranh” với người khác. Đó có thể là điểm số như GPA cao hay các chứng chỉ tiếng Anh Ielts, kỹ năng khác bằng cách in đậm lên. Hay cả những mục không được để ý như sở thích cũng nên viết cụ thể, ví dụ viết tên 3 cuốn sách bạn thích nhất thay vì ghi “thích đọc sách” chung chung.
“Riêng với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế như sinh viên năm nhất, năm hai, có thể để phần học vấn dài hơn, tập trung vào những lợi ích mà các môn học mang lại, thể hiện sự hiểu biết của bản thân. Từ đó, sinh viên có thể nhìn nhận, từng bước điều chỉnh, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm khác để làm “dày” CV về sau. Nếu những năm sau bạn vẫn không có thêm hoạt động gì để thêm vào CV thì cần phải nhìn nhận lại chính mình để thay đổi.
Cuối cùng là điều chỉnh mục tiêu phù hợp với năng lực hiện tại. Bạn không thể lựa chọn vị trí tốt với mức lương cao nhất khi hồ sơ của mình không có chút kinh nghiệm nào. Vì vậy, hãy đổi mục tiêu vừa sức, dành thời gian lập kế hoạch cụ thể để tích lũy thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm cho CV”, anh Lân chia sẻ.
Thương hiệu cá nhân là điểm nhấn khác biệt
Thương hiệu cá nhân là điều rất quan trọng đối với mỗi người. Nếu chúng ta có một giá trị tốt thì nên chia sẻ rộng rãi để tất cả cùng biết đến, khác với việc khoa trương, đánh bóng hình ảnh thỏa mãn cái tôi bản thân. Bởi những người theo dõi bạn sẽ bị thu hút bởi nền tảng, kiến thức thật sự.
Anh Dương lấy ví dụ, bạn từng thực tập tại các tập đoàn ‘big four’ hay tại các tổ chức quốc tế, trong CV nên đề cập đến điều này để giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận ngay bạn có những lợi thế, năng lực gì. Điều đó sẽ giúp tạo nên thương hiệu của bạn.
Anh Ngô Di Lân nhận học bổng Tiến sĩ toàn phần Đại học Brandeis năm 21 tuổi. (Ảnh: Thế Vũ)
Anh Lân cũng chia sẻ thêm, thương hiệu cá nhân được ví như “tiếng lành đồn xa”, cơ hội có thể sẽ tự đến với bạn khi có được thương hiệu tốt.
Bên cạnh đó, thương hiệu cá nhân có thể trở thành yếu tố quyết định CV của bạn có được chọn lựa giữa hai hồ sơ có năng lực tương đương nhau hay không. Đây là yếu tố lâu dài, bởi “khi nhắc đến thương hiệu của bạn không ai có thể thay thế được”.
Hai diễn giả cũng nhấn mạnh, xây dựng thương hiệu cá nhân “đúng nghĩa” phải dựa trên giá trị thực sự xuất phát từ chính đam mê của mình. Sinh viên có thể bắt đầu bằng xây dựng cho mình một câu chuyện xuyên suốt, nhất quán và lâu dài.
“Điển hình như một sinh viên nổi tiếng về lĩnh vực phần mềm công nghệ, bạn ấy có thể thể hiện những mối quan tâm về những trải nghiệm công nghệ với mọi người trong suốt thời gian dài. Điều đó sẽ giúp nâng cao uy tín, xây dựng và khẳng định được thương hiệu cá nhân. Họ phải xuất phát từ đam mê, yêu thích thì mới có thể duy trì được việc đó chứ không phải nửa vời”, anh Lân nói.
Trần Hà Dương (Sinh năm 1991)
- Chuyên gia tư vấn cấp cao tại Boston Consulting Group (BCG) – tập đoàn tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới.
- Thạc sỹ Chính sách công tại ĐH Harvard.
- Học bổng 4 năm của ĐH Swarthmore (top 3 LAC Mỹ), tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Kinh tế.
- Từng làm việc tại các tập đoàn, tổ chức phi chính phủ lớn tại Mỹ, Singapore và Việt Nam.
- Người sáng lập – thủ lĩnh của YVS Việt Nam – tổ chức hàng đầu về tư duy, tranh luận, hùng biện cho giới trẻ.
- Đại diện của Việt Nam tại các Diễn đàn thanh niên quốc tế tại Liên Hợp Quốc và UNESCO.
Ngô Di Lân (Sinh năm 1994)
- Nghiên cứu sinh chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại ĐH Brandeis – Mỹ (Học bổng Tiến sĩ toàn phần).
- Học bổng toàn phần ĐH College Maastricht 2012-2015.
- Người sáng lập – Chủ tịch đầu tiên của Tổ chức Hợp tác Thanh niên Việt Nam (VYCO).
- Tổng thư ký Chương trình Thanh niên Việt Nam Mô phỏng họp Liên Hợp Quốc (VYMUN) năm 2014, 2015 và 2016.
- Đại sứ hội thảo “Harvard Project for Asian and International Relations” 2014.
- Đại biểu giỏi ngoại giao nhất “Hanoi Model United Nations” 2013.
Tiến sĩ Harvard 37 tuổi là ứng viên trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư 2020
Ông Lê Anh Vinh nhận bằng tiến sĩ của ĐH Harvard khi mới 27 tuổi. Trong đợt xét công nhận chức danh giáo sư năm 2020, ông là người trẻ tuổi nhất (37 tuổi) đạt tiêu chuẩn.
Ngày 6/11, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 39 ứng viên giáo sư và 300 ứng viên phó giáo sư đạt đủ phiếu tín nhiệm. So với số ứng viên đăng ký nộp hồ sơ ban đầu tại các Hội đồng Giáo sư cơ sở, danh sách cuối cùng giảm 203 người.
Ứng viên trẻ nhất được xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư là ông Lê Anh Vinh, 37 tuổi, quê Thanh Hoá. Ông Vinh là ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư ngành Toán học.
Ông Vinh đã giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế và huy chương vàng Toán châu Á Thái Bình Dương năm 2001. Với học bổng toàn phần của chính phủ Australia, ông học tại ĐH New South Wales. Năm 2005, ông Vinh tốt nghiệp thủ khoa ĐH chuyên ngành Toán - Tin của Australia. Năm 2010, ông nhận bằng tiến sĩ của ĐH Harvard khi mới 27 tuổi.
Năm 2013, ông là người trẻ nhất Việt Nam được công nhận chức danh phó giáo sư khi mới tròn 30 tuổi. Ông vừa được bổ nhiệm phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (trực thuộc Bộ GD&ĐT) vào giữa tháng 11.
Năm 2013, ông Lê Anh Vinh là phó giáo sư trẻ nhất được công nhận chức danh. Ảnh: Phạm Thắng.
Theo danh sách được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công khai, ngành có nhiều giáo sư đạt chuẩn nhất là Hóa học - Công nghệ thực phẩm và Y học với 8 ứng viên ở mỗi ngành; tiếp đến là Chăn nuôi - Thú y - Thuỷ sản với 4 ứng viên được công nhận.
Kinh tế là ngành có nhiều ứng viên đạt chuẩn chức danh phó giáo sư nhất (45 người), kế đến là ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm (28 người), Vật lý (26 người).
Hai ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học và Tâm lý học có ít ứng viên phó giáo sư nhất, mỗi ngành chỉ có một người đạt chuẩn.
Theo quy định, sau khi công khai danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn, 15 ngày sau Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ ký quyết định công nhận, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho các ứng viên. Hết thời hạn 5 năm, nếu ứng viên không được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học thì quyết định này hết hiệu lực.
Ông bố có con đỗ Harvard: 'Tôi thường bị chê viển vông khi dạy con' Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Vũ Cân - bố nữ sinh Nguyễn Đình Tôn Nữ, người đã trúng tuyển ĐH Harvard cách đây 3 năm. Cách đây hơn 3 năm, Nguyễn Đình Tôn Nữ, nữ sinh trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã được ĐH Harvard trao học bổng toàn phần cho 4 năm học. Trong một buổi chia sẻ ấm...