Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu tạm thời
Ngày 14/11, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự luật trên sẽ gia hạn nguồn tài trợ của chính phủ đến giữa tháng 1/2024. Hiện văn bản pháp luật này đang được chuyển đến Thượng viện xem xét thông qua, nơi các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa đã lên tiếng ủng hộ.
Để ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ, Thượng viện và Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát phải thông qua dự luật trên để Tổng thống Joe Biden có thể ký ban hành thành luật trước khi nguồn tài trợ hiện tại cho các cơ quan liên bang hết hạn vào nửa đêm 17/11 tới.
Video đang HOT
Dự luật chi tiêu tạm thời sẽ mở rộng nguồn tài trợ của chính phủ ở mức hiện tại đến năm 2024, giúp các nhà lập pháp có thêm thời gian để xây dựng các dự luật chi tiêu chi tiết, trong mọi lĩnh vực từ quân đội đến nghiên cứu khoa học.
Dự luật sẽ gia hạn tài trợ cho xây dựng quân sự, phúc lợi cho cựu chiến binh, giao thông, nhà ở, phát triển đô thị, nông nghiệp, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), cũng như các chương trình năng lượng và nước cho đến ngày 19/1/2024. Tài trợ cho tất cả các hoạt động liên bang khác – bao gồm cả quốc phòng – sẽ hết hạn vào tháng 2/2.
Với tỷ lệ ủng hộ 336-95, dự luật trên được coi là chiến thắng dành cho tân Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, người vừa được bầu vào vị trí này chưa đầy 3 tuần trước, sau nhiều tuần hỗn loạn khiến Hạ viện không có người lãnh đạo.
Quốc hội Mỹ đang rơi vào tình trạng bế tắc tài chính lần thứ 3 trong năm nay, sau một mùa Xuân bế tắc kéo dài nhiều tháng về khoản nợ hơn 31.000 tỷ USD của Mỹ, khiến chính phủ liên bang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Tình trạng này khiến Moody’s hạ triển vọng xếp hạng tín dụng của Mỹ xuống “tiêu cực” từ “ổn định”, vì lo ngại rằng lãi suất cao sẽ tiếp tục đẩy chi phí vay cao hơn.
Bầu cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Các ứng cử viên mới xuất hiện
Chủ tịch Hội nghị đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Elise Stefanik ngày 24/10 thông báo 6 nghị sĩ đã tuyên bố ứng cử thay thế ông Tom Emmer, người vừa thông báo rút lui ngay sau khi được đề cử vào vị trí Chủ tịch Hạ viện.
Quang cảnh Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC., ngày 16/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
6 nghị sĩ này gồm Byron Donalds, Chuck Fleischmann, Mark Green, Kevin Hern, Mike Johnson và Roger Williams. Đảng Cộng hòa dự kiến bỏ phiếu bầu tân ứng viên lúc 20h ngày 24/10 (7h ngày 25/10 giờ Hà Nội). Ông Hern ngay sau đó cũng đã rút lui và tuyên bố ủng hộ ông Johnson.
Ông Emmer là ứng viên thứ ba của đảng Cộng hòa thất bại kể từ khi ông Kevin McCarthy bị miễn nhiệm vị trí Chủ tịch Hạ viện hôm 3/10.
Ứng viên đầu tiên là lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Steve Scalise đã rút lui chỉ 30 giờ sau khi được đề cử. Người tiếp theo là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jim Jordan. Ông Jordan thất bại trong 3 vòng bỏ phiếu tuần trước và bị đảng Cộng hòa rút lại đề cử hôm 20/10.
Hạ viện Mỹ đang không có lãnh đạo, trong khi quyền Chủ tịch Patrick McHenry bị hạn chế quyền lực đáng kể. Cơ quan này không thể đưa ra các quyết định về xung đột Israel - Hamas, phê duyệt thêm viện trợ cho Ukraine và thông qua các dự luật chi tiêu trước khi nguồn tài trợ hiện tại của chính phủ liên bang cạn kiệt vào ngày 17/11.
Hạ viện có 435 ghế với đảng Cộng hòa đang kiểm soát 221 ghế, đảng Dân chủ giữ 212 ghế và hai ghế đang để trống. Bất cứ ứng cử viên nào cũng cần hội đủ quá bán sự ủng hộ trên tổng số nghị sĩ tham gia bỏ phiếu để chiến thắng. Một số ý kiến cho rằng với những khác biệt, chia rẽ sâu sắc hiện nay trong nội bộ đảng Cộng hòa, không có gì chắc chắn để bảo đảm rằng đảng này sẽ sớm bầu được Chủ tịch Hạ viện mới. Đã có những đánh giá cho rằng nội bộ đảng Cộng hòa có quá nhiều luồng tư tưởng đối lập nhau, quá nhiều cá tính để nhượng bộ và quá nhiều mâu thuẫn để có thể đoàn kết.
Lợi thế của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử 2024 sau khi ông McCarthy mất chức Giới chuyên gia nhận định đảng Dân chủ có thể sẽ giành được lợi thế trong các cuộc bỏ phiếu bầu cử năm 2024 do mâu thuẫn nội bộ của đảng Cộng hòa dẫn đến việc Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy bị phế truất vừa qua. Với 216 phiếu thuận và 210 phiếu chống, các nghị sĩ tại Hạ viện Mỹ đã...