Hạ viện Mỹ phê chuẩn gia hạn chương trình do thám FISA
Với 273 phiếu thuận và 147 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 12/4 đã phê chuẩn việc gia hạn Điều khoản 702 của Đạo luật Do thám tình báo nước ngoài (FISA) – chương trình do thám được đánh giá là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ, dự kiến hết hạn vào ngày 19/4 tới.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Điều khoản 702 cho phép Chính phủ Mỹ thu thập thông tin liên lạc của công dân nước ngoài ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ mà không cần xin lệnh của tòa án. Điều khoản này đã bị một số nhà lập pháp của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng như một số tổ chức phản đối vì đôi khi chính phủ cũng thu thập dữ liệu của công dân Mỹ liên lạc với những người nước ngoài bị theo dõi.
Một điểm sửa đổi được đưa ra nhằm bổ sung quy định xin lệnh của tòa trong một số tình huống, nhưng điểm sửa đổi này đã không được thông qua trong cuộc bỏ phiếu sát sao với tỷ lệ 212-212. Phe Cộng hòa bảo thủ và phe Dân chủ cấp tiến ủng hộ xin lệnh của tòa vì theo họ, điều này là cần thiết để bảo vệ quyền riêng tư của công dân Mỹ.
Tuy nhiên, Nhà Trắng và giới chức tình báo cảnh báo rằng việc xin lệnh của tòa sẽ làm hỏng FISA và khiến nước Mỹ “mù” tin tình báo giúp phát giác nguy cơ khủng bố và những rủi ro khác cho an ninh quốc gia.
Trước đó hai ngày, 19 hạ nghị sĩ Cộng hòa cứng rắn đã bỏ phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu mang tính thủ tục về dự luật này. Tuy nhiên, đến ngày 12/4, nhóm nghị sĩ này đã ngừng phản đối, cho phép dự luật được đưa ra bỏ phiếu sau khi đạt thỏa thuận với Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson của đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Louisiana, cùng với nhóm của ông. Theo thỏa thuận, FISA chỉ được gia hạn 2 năm chứ không phải 5 năm như đề nghị ban đầu.
Phía đảng Cộng hòa cho biết việc chỉ kéo dài FISA thêm 2 năm là để cựu Tổng thống Donald Trump có cơ hội xem lại đạo luật này nếu ông tái đắc cử vào tháng 11 tới. Ngay trước cuộc bỏ phiếu ngày 10/4, ông Trump đã lên mạng xã hội kêu gọi các hạ nghị sĩ Cộng hòa “ngăn chặn FISA” vì theo ông, dự luật này bị lợi dụng để theo dõi chiến dịch tái tranh cử tổng thống của ông.
Video đang HOT
Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật này sẽ được chuyển lên Thượng viện xem xét phê chuẩn.
Xuất khẩu của Armenia sang Nga gia tăng bất chấp căng thẳng ngoại giao
Trong khi mối quan hệ chính trị của Armenia với Nga đã xấu đi trong vài năm qua, thì thương mại song phương lại phát triển mạnh mẽ.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) trong cuộc gặp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (phải) do Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) làm trung gian tại thành phố Sochi, Nga ngày 31/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bất chấp quan hệ chính trị giữa Armenia và Nga xấu đi, thương mại song phương vẫn phát triển mạnh mẽ, khiến các đối tác phương Tây băn khoăn về cách tiếp cận với các biện pháp trừng phạt của họ từ Yerevan, theo mạng tin châu Âu Euractiv.com mới đây.
Sau các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva, xuất khẩu của Armenia sang Nga đã tăng gấp ba lần vào năm 2022 và sau đó tăng gấp đôi từ tháng 1 đến tháng 8/2023, tạo cơ sở cho những cáo buộc về việc quốc gia Nam Caucasus này không tuân thủ chế độ trừng phạt của phương Tây.
Kể từ khi Armenia gia nhập Liên minh kinh tế Á-Âu do Nga đứng đầu vào năm 2014, Nga đã trở thành đối tác thương mại số một của Armenia. Thị phần của Nga trong xuất khẩu nước ngoài của Armenia càng tăng thêm sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Năm 2023, thương mại với Nga chiếm hơn 35% tổng ngoại thương của Armenia, so với tổng thị phần 13% của EU.
Sự phụ thuộc cao về nền kinh tế Armenia vào thương mại với Nga đã khiến nước này thực tế không thể tham gia các lệnh trừng phạt chống Moskva mà không gặp phải nguy cơ suy thoái kinh tế chưa từng có.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng vào thị trường Nga không cản trở nỗ lực của Chính phủ Armenia nhằm dần dần chuyển hướng địa chính trị sang phương Tây.
Như vậy, hoàn toàn ngược lại với những căng thẳng giữa Moskva và Yerevan, trong đó có việc Armenia công khai bất đồng với Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, thương mại song phương Nga - Armenia iếp tục gia tăng.
Tăng tái xuất
Theo cơ quan thống kê nhà nước Armenia, vào năm 2022, khối lượng thương mại giữa Armenia và Nga tăng gần gấp đôi, đạt 5,3 tỷ USD. Xu hướng này tiếp tục diễn ra vào năm 2023 và những tháng đầu năm 2024. Sự gia tăng xuất khẩu của Armenia sang Nga phần lớn là do tái xuất sản phẩm từ các nước thứ ba.
Theo Cơ sở dữ liệu Comtrade của Liên hợp quốc, danh sách các sản phẩm xuất khẩu từ Armenia sang Nga trong hai năm qua bao gồm điện thoại di động, máy tính, tai nghe và các thiết bị kỹ thuật khác.
Trong những tháng gần đây, việc tái xuất khẩu kim cương và vàng cũng ngày càng gia tăng.
Để tránh những vấn đề có thể xảy ra khi tuân thủ chế độ trừng phạt từ phương Tây, Chính phủ Armenia đã công khai dữ liệu về thương mại với Nga và đầu tư vào việc cung cấp thông tin cập nhật gần như theo thời gian thực về xuất nhập khẩu sang Nga.
Seda Hergnyan, chuyên giám sát việc tuân thủ các lệnh trừng phạt của Armenia, nói: "Tái xuất khẩu đang gia tăng, các sản phẩm được tái xuất khẩu hiện không bị trừng phạt, hoặc ít nhất là chưa. Tuy nhiên, nếu sắp tới phương Tây quyết định coi việc tái xuất khẩu sang Nga là hành vi lách lệnh trừng phạt, thì tất cả hàng xuất khẩu của Armenia sẽ gặp rủi ro, nhưng thách thức chính liên quan đến việc tái xuất khẩu gia tăng là rủi ro cho chính sự phát triển kinh tế của Armenia".
Theo chuyên gia Hergnyan, có nhiều lo ngại rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Armenia ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Nga. Quá trình tăng trưởng kinh tế này của Armenia không ổn định và phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài hơn là sự phát triển kinh tế nội tại và tốc độ sản xuất tăng lên. Những yếu tố bên ngoài đó có thể thay đổi nhanh chóng.
Tuy nhiên, hiện tại, theo chuyên gia Hergnyan, quy trình tái xuất là minh bạch và được cơ quan thống kê của Armenia ghi lại một cách công khai. Sự minh bạch này được cho là đang giúp Chính phủ Armenia xóa tan những nghi ngờ về họ.
Trong khi đó, để tăng cường giám sát khả năng lách lệnh trừng phạt của các công ty đã đăng ký ở Armenia, chính quyền nước này đã ban hành giấy phép bắt buộc của chính phủ vào năm 2023 đối với các lô hàng vi mạch, máy biến áp, máy quay video, ăng-ten và các thiết bị điện tử khác sang Nga.
Các quan chức Mỹ và EU đã nhiều lần tuyên bố rằng chính quyền Armenia đang hợp tác với các đối tác phương Tây trong lĩnh vực này. Trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, Trợ lý Ngoại trưởng James O'Brien đã ca ngợi những cải cách do Chính phủ Armenia thực hiện cho phép chính quyền Mỹ theo dõi thương mại với Nga.
Vào tháng 3/2024, Nghị viện châu Âu đã đánh giá tích cực thành tích hợp tác tổng thể của Armenia trong bối cảnh áp các lệnh trừng phạt. Trong nghị quyết về mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa EU và Armenia, Nghị viện châu Âu lưu ý rằng mặc dù xuất khẩu sang Nga tăng lên nhưng Đặc phái viên của EU về trừng phạt, David O'Sullivan, vẫn chưa bày tỏ bất kỳ lo ngại nào về sự hợp tác của chính quyền Armenia với EU trong việc ngăn chặn việc lách các lệnh trừng phạt.
Nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa muốn lấy tên cựu Tổng thống Trump đặt cho sân bay Một nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã đề xuất đổi tên sân bay quốc tế Washington Dulles ở Virginia thành tên cựu Tổng thống Donald Trump. Sân bay quốc tế Washington Dulles. Ảnh: Getty Images Dự luật được đệ trình ngày 29/3 bởi Hạ nghị sĩ Guy Reschenthaler và 6 nghị sĩ đảng Cộng hòa khác bao gồm...